-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Chứng khoán phái sinh là gì? Những điều cần lưu ý về chứng khoán phái sinh
Chồng em đang dự định đầu tư vào thị trường chứng khoán, được biết một lĩnh vực đó chính là chứng khoán phái sinh. Em nghe nói đầu tư vào chứng khoán phái sinh thì lãi lắm nhưng em không biết thực hư ra sao vì chưa biết rõ chứng khoán phái sinh hoạt động như thế nào. Anh chị nào có thể giải thích cho em biết chứng khoán phái sinh là gì được không? Em xin cảm ơn.
Danh mục nội dung
Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh được coi là một công cụ tài chính tạo nên lợi nhuận béo bở nhất hiện nay. Giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc và một trong số tài sản cơ sở quy định quyền lợi và cả nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Quyền lợi và nghĩa vụ đó được thể hiện trong việc thanh toán hoặc các hoạt động chuyển giao tài sản cơ sở khi hai bên đã định ra được một mức giá thỏa thuận từ trước, và rồi mức giá ấy được thể hiện trong tương lai tại một thời điểm nhất định.
Chứng khoán phái sinh có những tài sản cơ sở ở dưới dạng rất nhiều hình thức khác nhau như hàng hóa của nông nghiệp và công nghiệp bao gồm nông sản, thủy hải sản, gỗ,kim loại, chế phẩm hóa học, đồ tiêu dùng. Hoặc tài cũng có thể là những công cụ tài chính khác như cổ phiếu, cổ phần, trái phiếu và các giá trị lãi suất khác.
Các loại chứng khoán phái sinh chủ yếu và các loại chứng khoán phái sinh được cho phép triển khai trên thị trường của Việt Nam
Chứng khoán phái sinh nói chung bao gồm 4 loại cơ bản chính tương đương với 4 loại hợp đồng có tính chất khác nhau là:
Hợp đồng kỳ hạn:
Hợp đồng này được xây dựng trên thỏa thuận giữa hai bên tham gia ký hợp đồng để mua và bán một tài sản nhất định. Tài sản này không nhất thiết phải bán ngay ở hiện tại mà thường sẽ được bán vào tương lai với một mức giá đã được định sẵn ngay tại thời điểm khi mà hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên thời điểm bán hoặc cho mua sản phẩm trong tương lai cũng cần phải có mốc hạ định rõ ràng và cụ thể.
Hợp đồng tương lai:
Hợp đồng này cũng mang những tính chất gần giống như hợp đồng kỳ hạn nhưng điểm khác biệt là chúng được niêm yết rõ ràng, được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán và được chuẩn hóa một cách khách quan và chính xác.
Hợp đồng quyền chọn:
Đúng như tên gọi của nó hợp đồng này bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán giữa người nắm giữa hợp đồng và người bán hợp đồng. Về căn bản nhất thì người lắm hợp đồng và người bán hợp đồng là hai người hoàn toàn khác nhau.
Người nắm giữ hợp đồng thì có quyền mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở với một mức giá đã định sẵn vào tương lai (điều này tương tự với hợp đồng kỳ hạn). Tuy nhiên người nắm hợp đồng không có nghĩa vụ thực hiện giao dịch mà nghĩa vụ này lại thuộc về phía người bán hợp đồng. Họ phải thực hiện nghĩa vụ đó khi người nắm giữ hợp đồng đã và đang thực hiện quyền của mình.
Hợp đồng hoán đổi:
Loại hợp đồng này là một dạng thỏa thuận giữa hai bên liên quan đến nhau về mối quan hệ giữa các công cụ tài chính cũng như việc hoán đổi hài hòa và hợp lý các dòng tiền phát sinh từ nó trong khoảng thời gian của tương lai. Hợp đồng này rõ ràng ở chỗ việc nó quy định rõ các phương pháp tính toán cụ thể logic và thời điểm hoán đổi các dòng tiền đã được thỏa thuận từ trước.
Loại hợp đồng đang được lưu hành trên thị trường chứng khoán Việt Nam đó chính là hợp đồng tương lai. Hợp đồng này cũng chính là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được đưa vào thị trường Việt Nam đầy hứa hẹn tiềm năng. Chúng được niêm yết cũng như giao dịch qua hai dạng Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và loại hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 5 năm.
Lý do loại hợp đồng cũng như sản phẩm của loại hợp đồng này được lựa chọn để giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường cũng như ưu điểm của hợp đồng.
Ưu điểm thứ nhất của loại hợp đồng này đó chính là những nguyên tắc giao dịch tương tự như giao dịch cổ phiếu truyền thống mà nhiều người vẫn đang quen trong quá trình giao dịch trên thị trường cơ sở. Chính vì thế mà hợp đồng tương lai dễ hòa nhập và được người dùng đón nhận nhiều hơn. Ưu điểm thứ hai đó chính là việc sở hữu các tài sản cơ sở là các công cụ đơn giản có độ rủi ro thấp nhưng tính đại diện lại vô cùng cao.
Xếp trên thị trường Việt Nam hiện nay tiêu biểu là một đất nước thuộc các nhóm nước đang phát triển có tỷ lệ tiền lạm phát cao và rủi ro trong việc đầu tư chưa kịp kiểm soát triệt để thì việc công cụ tài chính có độ rủi ro thấp như một chú gà đẻ trứng vàng tạo nên một làn sóng mới khiến người đầu tư dễ bị thu hút và tham gia hợp đồng.
So sánh hợp đồng tương lai với giao dịch cổ phiếu: những điểm tương đồng và bất đồng
Hợp đồng tương lai cũng như giao dịch cổ phiếu có sự tương đồng về quá trình giao dịch. Đó là khi các nhà đầu tư có thể thực hiện các hoạt động của mình qua các dạng giao dịch như khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Đã là nhà đầu tư thì ai cũng mong giao dịch của mình diễn ra thành công, thuận mua vừa bán. Điều này còn thể hiện ở tính phán đoán và nhìn nhận chuẩn xác của chủ đầu tư. Tương tự như cổ phiếu truyền thống, Hợp đồng tương lai cũng có những bảng giá với những giá trị riêng biệt khác nhau.
Nhà đầu tư dựa vào tính toán và phán đoán, cộng thêm một chút kỳ vọng, đưa ra những nhận định riêng của bản thân vào xu hướng của một chỉ số nhất định. Sau khi tính toán cũng như phán đoán xong xuôi, nhà đầu tư có thể đặt lệnh và khớp lệnh, chính thức đánh dấu bản thân tham gia vào Hợp đồng tương lai. Khi nhà đầu tư phán đoán rằng chỉ số sẽ tăng, họ sẽ mua hợp đồng tương lai phù hợp. Nhưng khi phán đoán của họ dành cho chỉ số làm giảm, họ sẽ bán hợp đồng tương lai chỉ số ấy.
Một số điểm khác biệt giữa hai loại hình cổ phiếu và hợp đồng tương lai trước hết là tính đáo hạn của hợp đồng tương lai. Điều này nhắc nhở chủ đầu tư trong quá trình giao dịch cần đặc biệt chú trọng và lưu ý việc lựa chọn tháng đáo hạn phù hợp, tùy thuộc vào mỗi loại hợp đồng.
Khác biệt thứ hai đó chính là chủ đầu tư khi tham gia Hợp đồng tương lai không nhất thiết phải có đủ tiền hay tài sản cơ sở để tham gia giao dịch như đầu tư cổ phiếu truyền thống. Việc mua và bán diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn đối với chủ đầu tư, tạo điều kiện để nhiều chủ đầu tư tiếp xúc với công cụ tài chính mới này hơn.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp thắc mắc của bạn.