CIC là gì? Những thông tin cần biết về CIC

Theo tôi được biết, hiện nay Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng khác nhau. Ngoài những ngân hàng quen thuộc bấy lâu nay như AgriBank, VietinBank... một số ngân hàng khác nổi lên như SacomBank, TP Bank... Nhưng tất cả những hoạt động của ngân hàng này đều nằm trong sự kiểm soát của CIC. Tôi chưa hiểu rõ lắm về CIC. Bạn nào am hiểu về CIC có thể chia sẻ cho tôi và nhiều người khác nữa, thế nào là CIC và những thông tin cần biết về CIC là gì
Tôi thật lòng cảm ơn!

CIC là gì? Những thông tin cần biết về CIC
 

CIC là gì?

CIC là cụm từ tiếng Anh Credit Information Center. Dịch sang tiếng Việt nó có nghĩa là Trung tâm Thông tin Tín dụng. CIC được cộng đồng biết đến với tư cách là một tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

CIC có chức năng gì?

CIC có các chức năng liên quan đến việc thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân. CIC được tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng. 
Nói cách khác, CIC giống như cầu nối trung gian giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng có căn cứ để xác thực tín dụng của tổ chức hoặc cá nhân. Hiểu theo cách đơn giản hơn, khi bạn muốn thực hiện các đề nghị từ phía ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để vay vốn, đơn vị CIC sẽ kiểm tra lại những thông tin tín dụng của bạn nhằm quyết định phần lớn bạn có được chấp nhận cho vay tín dụng hay không.

CIC là gì


Thông thường, mỗi tháng CIC sẽ yêu cầu các ngân hàng hay tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ cho CIC. Mục đích của việc làm này là để CIC cập nhật danh sách những khách hàng có vay vốn, tín dụng. Thông qua những thông tin được gửi từ ngân hàng hay tổ chức cho vay vốn tín dụng, CIC sẽ bắt đầu quy trình tổng kết, phân loại cũng như sắp xếp vị trí cũng như cho điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.
Những chức năng của CIC có sự tầm ảnh hưởng lớn đến hệ thống tín dụng nước nhà.

CIC hoạt động theo quy trình nào?

CIC là nơi được các ngân hàng cung cấp thông tin về các khoản vay, tên chủ vay, tổ chức cho vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp những thông tin này trở thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vay vốn. Sau khi CIC hoàn thành xong cơ sở dữ liệu này, ngân hàng hoặc tổ chức cho vay vốn chỉ cần truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra xem thông tin của bạn có phù hợp để ngân hàng hoặc tổ chức cho vay hay không.
Nói một cách ngắn gọn hơn, CIC giống như một cuốn sổ đen. Đây là nơi ghi chép các thông tin cá nhân hoặc doanh nghiệp có nợ xấu đối với ngân hàng. Nếu bạn có tên trong CIC thì tỷ lệ bạn được ngân hàng cho vay vốn là rất thấp.

CIC lưu lại những thông tin nào từ phía khách hàng?

Dưới đây là thông tin của khách hàng được CIC lưu trữ trong hệ thống. Những thông tin này thường do ngân hàng gửi lên CIC.
+ Số tiền mà khách hàng đang nợ là bao nhiêu. Mục đích khách hàng vay nợ là gì?
+ Hợp đồng tín dụng vay vốn được khách hàng ký kết với ngân hàng nào?
+ Việc trả nợ được tiến hành theo hình thức nào?
+ Doanh nghiệp và cá nhân nào đang nằm trong danh sách nợ này.
+ Khách hàng vay nợ đã thế chấp những tài sản nào?
Qua những thông tin khách hàng kể trên, CIC sẽ chia khách hàng làm 2 loại. Loại thứ nhất là khách hàng thanh toán khoản vay nợ một cách đều đặn sẽ được ghi những trong hệ thống CIC theo chiều hướng tích cực. Ngược lại, loại thứ hai là khách hàng thường xuyên trả chậm khoản nợ hoặc không có khả năng thanh đoán đầy đủ phần nợ cần trả sẽ bị hệ thống CIC xếp vào trong danh sách doanh nghiệp tiêu cực – điểm xấu. Điều này là một trong những yếu tố gây khó khăn cho bạn khi muốn vay nợ ngân hàng vì khả năng ngân hàng từ chối là rất cao.

Vậy nợ xấu là gì? Nợ xấu liên quan gì đến CIC?

Như đã nói ở trên, nợ xấu là trường hợp khách hàng thường xuyên trả chậm khoản nợ hoặc không có khả năng thanh toán đầy đủ phần nợ cần trả.

CIC là gì


Nợ xấu được chia thành 5 nhóm dưới đây

Nhóm 1

Số nợ còn thiếu đủ tiêu chuẩn hay còn được gọi là dư nợ đủ tiêu chuẩn. Dư nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn. Khách hàng trả quá hạn từ 1 đến 10 ngày vẫn được xếp trong danh sách đủ tiêu chuẩn nhưng vẫn bị phạt lãi là 150%.

Nhóm 2

Là nhóm dư nợ cần chú ý. Là nhóm các khoản nợ quá thời hạn dao động từ 10 đến dưới 90 ngày.

Nhóm 3

Là nhóm dư nợ dưới tiêu chuẩn cho phép. Là nhóm các khoản nợ quá thời hạn dao động từ 90 ngày đến 180 ngày.

Nhóm 4

Là nhóm dư nợ có nghi ngờ. Đây là nhóm các khoản nợ quá thời hạn dao động ừ 181 cho tới 360 ngày.

Nhóm 5

Là nhóm dư nợ có khả năng mất vốn. Đây là nhóm có khoản nợ quá hạn dao động từ 360 ngày trở lên.

Nếu ngân hàng từ chối cho bạn vay vốn do bạn có tên trong danh sách nợ xấu trong hệ thống CIC, bạn có thể vay ở đâu?
Nhiều người lo lắng vì bị ngân hàng từ chối do họ nằm trong danh sách nợ xấu. Bạn đừng quá lo lắng. Ngoài ngân hàng, bạn có thể liên hệ tới các tổ chức quỹ tín dụng nhân dân hay những tổ chức tài chính vi mô khác. Bởi lẽ, các tổ chức này cho tới nay vẫn chưa hoàn thành quá trình kết nối với Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC.
Hiện tại, có 89/1.174 quỹ tín dụng có đăng ký mua báo cáo từ hệ thống CIC. Đa số những quỹ tín dụng đăng ký hệ thống CIC thường là những ngân hàng vĩ mô. Còn lại là những ngân hàng vi mô, chưa thể khai thác triệt để thông tin hệ thống CIC.
Hy vọng bài chia sẻ này đem tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về CIC.