-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Cơ cấu kinh tế là gì? Tái cơ cấu kinh tế là gì
Cơ cấu kinh tế hiện nay đã trở thành một phạm trù quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cơ cấu kinh tế là gì, phân loại cơ cấu kinh tế, vấn đề tái cơ cấu kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Danh mục nội dung
Để trải nghiệm góc nhìn tổng quát về nội dung này, bạn đọc hãy cùng Wikihoidap.org khám phá bài viết dưới đây nhé!
1. Cơ cấu kinh tế là gì?
Nếu muốn tìm hiểu về kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nói riêng, việc đầu tiên bạn đọc cần làm đó là nắm chắc khái niệm cơ cấu.
1.1. Khái niệm cơ cấu
Là một phạm trù triết học, cơ cấu được sử dụng để chỉ tỷ lệ, cấu trúc bên trong hay mối quan hệ giữa nhiều bộ phận ở vật thể, hiện tượng hoặc đối tượng nào đó. Mang tính hệ thống, cơ cấu bộc lộ qua tập hợp các mối liên kết, tạo thành hệ thống nhất định.
1.2. Định nghĩa cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các lĩnh vực, bộ phận hay ngành kinh tế hợp thành bởi các mối quan hệ tương đối ổn định theo cấu trúc, tỷ lệ nhất định.
Mục đích của việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế là đánh giá vai trò, vị trí của các thành phần, ngành kinh tế cũng như vùng lãnh thổ trong quá trình xây dựng cũng như phát triển đất nước.
2. Phân loại cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế hợp thành bởi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và lãnh thổ kinh tế cùng cơ cấu thành phần kinh tế.
2.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Là bộ phận cơ bản trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành gồm ba nhóm chính là nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
2.2. Cơ cấu vùng và lãnh thổ kinh tế
Sở hữu mối liên hệ chặt chẽ với cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và lãnh thổ kinh tế gồm khu vực, vùng, quốc gia với toàn cầu.
2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế
Hình thành dựa trên chế độ sở hữu, cơ cấu thành phần kinh tế gồm các thành phần kinh tế với mối quan hệ tác động, ảnh hưởng lẫn nhau như kinh tế trong nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước.
2.4. Mối tương quan của ba loại hình cơ cấu kinh tế
Gắn với hành trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ba loại hình cơ cấu kể trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu cơ cấu ngành là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của quốc gia thì lợi thế, tiềm năng lại phụ thuộc vào cơ cấu thành phần kinh tế.
3. Tái cơ cấu kinh tế là gì?
Cùng sự phát triển của xã hội, nền kinh tế cũng cần được cải tổ và tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả, tạo ra nhiều lợi ích hơn
3.1. Định nghĩa về tái cơ cấu kinh tế
Là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ở một chủ thể nhất định, tái cơ cấu kinh tế đại diện cho quá trình cải tổ, sắp xếp lại cấu trúc nhằm mở rộng quy mô và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tái cơ cấu thường được thực hiện bởi các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức khi họ muốn thay đổi khía cạnh tài chính cũng như hệ thống hoạt động chung trong công ty, qua đó làm giảm áp lực tài chính, hạn chế tổn hại tài sản và cải thiện kinh doanh.
Một số hình thức tái cơ cấu ở các công ty gồm cắt giảm tiền lương, thu hẹp quy mô, sáp nhập công ty, chuyển giao quyền sở hữu hay thay đổi mục tiêu tổng thể. Tái cơ cấu kinh tế sẽ giúp công ty, doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.
3.2. Nội dung trong tái cơ cấu kinh tế
Tái cơ cấu kinh tế là quá trình chủ động thực hiện các công tác chuyển dịch, thay đổi cơ cấu kinh tế của đất nước thông qua các chính sách về hành chính, tiền tệ hay tài chính. Ngoài ra, việc sử dụng và phân bổ các nguồn lực cũng rất quan trọng khi thực hiện tái cơ cấu kinh tế.
Thêm vào đó, tái cơ cấu kinh tế còn đề cập đến ứng dụng thành tựu khoa học, sản phẩm công nghệ vào quá trình sản xuất, điều này làm gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao giá trị tổng thể của ngành kinh tế.
3.3. Vai trò của tái cơ cấu kinh tế
Thực hiện trên tất cả cấp độ của nền kinh tế, tái cơ cấu kinh tế góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả của nền kinh tế, thay đổi mô hình theo hướng tích cực là thị trường hóa, phát triển mô hình kinh tế xanh.
Không dừng lại ở đó, tái cơ cấu kinh tế còn giúp nền kinh tế quốc gia hội nhập vào nền kinh tế chung trên toàn cầu khi tham gia trực tiếp các ngành, mạng lưới sản xuất trong khu vực lẫn quốc tế. Chính vì vậy, vai trò quan trọng của việc tái cơ cấu kinh tế là không thể bàn cãi
4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Về cơ cấu kinh tế ngành, nền kinh tế chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp, dịch vụ.
Nhờ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, các tiến bộ công nghệ và khoa học đã được ứng dụng lên nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, qua đó nâng tầm giá trị ngành nông nghiệp.
Không chỉ tối ưu các ngành để tận dụng nguồn lao động dồi dào, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn giúp ngành công nghiệp phát triển một số lĩnh vực cụ thể như công nghiệp sản xuất, công nghiệp chế biến cùng công nghiệp dệt may, công nghiệp khai thác.
Nhóm ngành thương mại, dịch vụ như vận tải, du lịch, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng cùng tài chính cũng theo đó nâng cao chất lượng, phát triển mạnh mẽ.
Về cơ cấu vùng lãnh thổ, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp phát huy vai trò quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện cho việc phát triển những vùng kinh tế mới, nâng cao thế mạnh của từng vùng, cải thiện cơ sở vật chất cho những vùng kém phát triển.
Ngoài ra, quá trình này còn thiết lập mạng lưới phối hợp xen kẽ giữa các hình thức, thành phần kinh tế khác nhau nhằm đa dạng hóa nền kinh tế quốc gia, tạo nền tảng phát triển xa hơn nữa.
LỜI KẾT
Như vậy, bạn đọc đã nắm được khái niệm cơ cấu kinh tế cùng các nội dung xoay quanh thuật ngữ này. Nếu còn thắc mắc điều gì, đừng ngại ngần chia sẻ ngay để nhận được lời giải đáp chân thành từ Wiki hỏi đáp bạn nhé!