Công nghệ HDR là gì? Công nghệ HDR và HDR10 có thực sự thú vị

Chắc hẳn các bạn đã được nghe nhiều về HDR  từ TV, laptop, điện thoại, màn hình máy tính,… Công nghệ hình ảnh HDR nhận được sự quan tâm rất lớn của các hãng sản xuất thiết bị, hãng sản xuất nội dung, cộng đồng công nghệ và người dùng phổ thông. Vậy HDR là gì? Vì sao nó có sức ảnh hướng lớn như vậy? 

HDR là gì

HDR là gì?

HDR là viết tắt của tử High Dynamic Range, tạm dịch là Dải tương phản rộng (Dải màu rộng)

Có thể hiểu đơn giản đó là khả năng mở rộng hơn nữa các điểm dừng (stop) ở vùng tối và vùng sáng của hình ảnh, vùng tối trở nên tối hơn trong khi vùng sáng thì sáng hơn. Đồng thời, dải màu cũng mở rộng hơn, màu đen sâu hơn, màu trắng sáng hơn, các đối tượng trở nên nổi khối hơn, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là làm hình ảnh trở nên sống động và thực tế. Như khi bạn đang nhìn thấy cảnh vật đời thực được đạo diễn tái hiện lại một cách gần gũi nhất.

HDR là gì?

Điện thoại nào có HDR?

Không phải điện thoại Android nào cũng hỗ trợ chế độ HDR. Do đó, cách tốt nhất để kiểm tra xem điện thoại có tính năng HDR hay không là tìm kiếm tùy chọn HDR trong ứng dụng máy ảnh của điện thoại.

Đối với điện thoại iPhone thì chế độ này sẽ mặc định hiện ra khi bật camera, cho phép bạn chọn tắt – mở - hoặc tự động HDR.

Điện thoại nào có HDR?

Một số sản phẩm thông dụng có chế độ chụp HDR:

+ Điện thoại Apple: Các dòng điện thoại Iphone ngày này đều có chế độ chụp HDR

+ Các dòng điện thoại cao cấp: HTC Desire, Xperia Z2, Xperia Z3, Samsung Galaxy S5, Galaxy K Zoom, Galaxy Note 4, Oppo Find 7a,...

Nên sử dụng HDR khi nào?

HDR được thiết kế để giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn, đặc biệt trong những tình huống nhất định. Dưới đây là những nơi bạn nên thử sử dụng HDR:

  • Phong cảnh :

Những bức ảnh phong cảnh lớn thường có nhiều sự tương phản giữa bầu trời và đất – nước, cho nên điều này thật khó cho các Camera thông thường của bạn để xử lý chỉ trong một bức ảnh. Với HDR, bạn có thể chụp được chi tiết của bầu trời và hình ảnh được sáng đầy đủ.

Nên sử dụng HDR khi nào?

  • Chân dung dưới ánh nắng mặt trời :

Ánh sáng là một trong những thứ quan trọng nhất của một bức ảnh đẹp, nhưng quá nhiều ánh sáng từ mặt trời có thể làm ảnh xấu đi vì quá chói lóa và các hiệu ứng khác nữa. Nhưng khi có HDR thì nó có thể làm tất cả mọi thứ trông đẹp hơn rất nhiều.

  • Các cảnh Low-Light và Backlit:

Nếu ảnh của bạn trông quá đậm màu – điều này thường xảy ra nếu khung cảnh xung quanh có quá nhiều ánh sáng nền – HDR có thể làm sáng nền trước mà không cần hiệu chỉnh phần ánh sáng của bức ảnh.

Không nên sử dụng HDR khi nào?

Đôi khi HDR thực sự làm cho hình ảnh của bạn trông tồi tệ hơn. Dưới đây là một số trường hợp bạn không nên dùng HDR:

  • Đang có vật thể chuyển động trong ảnh:

Nếu có vật thể nào đang di chuyển (người, xe, động vật…), HDR sẽ chỉ làm cho hình ảnh bị mờ nhiều hơn mà thôi. Hãy nhớ rằng, HDR có ba hình ảnh, do đó nếu cảnh chụp của bạn có nhiều vật di chuyển giữa lần chụp đầu tiên và lần thứ hai, hình ảnh cuối cùng của bạn sẽ không được đẹp lắm.

  • Cảnh tương phản cao :

Một số ảnh trông đẹp hơn với sự tương phản rõ ràng giữa phần tối và phần sáng của ảnh, như nếu bạn đang ở một nơi có độ tương phản cao sẽ làm cho ảnh bị nhòe đi.

  • Màu sắc quá sinh động :

Nếu bạn đang ở một nơi có màu sặc rất sống động, HDR sẽ không thể nhận diện đủ, làm cho ảnh bị chói màu hơn.

May mắn là hầu hết các Camera HDR hiện giờ sẽ cho bạn hai hình ảnh riêng biệt: một ảnh sẽ được chụp với chức năng HDR, và một ảnh không được sử dụng chế độ này.

Điều đó có nghĩa là bạn luôn có thể chụp HDR và so sánh với ảnh gốc để chọn ra bức ảnh ưng ý hơn.

Đánh giá tivi đạt chuẩn HDR

Tổ chức UHD Alliance là một tổ chức uy tín bao gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực đã thiết lập một tiêu chuẩn chung nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho hình ảnh hiển thị gọi là chuẩn UHD Premium. Đây cũng là tiêu chuẩn tối thiểu để tivi được xác nhận đạt chuẩn HDR.

Đánh giá tivi đạt chuẩn HDR

Công nghệ tivi HDR có ưu điểm gì?

Tivi HDR sẽ hiển thị dải màu rộng, nó có thể hiển thị hơn 1 tỉ màu riêng biệt. Nếu được xử lý tốt, màu sắc sẽ trở nên ngày càng phong phú và gần với thực tế hơn. Bạn sẽ thấy các nội dung mình đang thưởng thức đầy màu sắc tuyệt đẹp và vô cùng lôi cuốn.

Tivi này sẽ giúp các phần trắng sẽ không bị mờ từ đó các chi tiết sẽ không bị mất. Một chiếc tivi HDR đạt chuẩn thì không thể thiếu một tiêu chuẩn là độ tương phản hoàn hảo. Bạn sẽ cảm nhận các hình ảnh được trọn vẹn và chân thực nhất nhờ vào công nghệ HDR

Dòng tivi này còn mang đến một độ sáng cao hơn, có thể lên đến 1000 nits. Màn hình của tivi HDR sẽ làm sáng hay tối một khu vực riêng biệt bất kì trên màn hình. Công nghệ này sẽ cho phép hình ảnh hiển thị một cách vô cùng sinh động và tự nhiên hơn.

Hình ảnh trên tivi HDR ở các vùng sáng hay tối cũng sẽ rõ nét hơn các tivi thông thường. Điểm này sẽ giúp bạn thưởng thức những chi tiết nổi bật nhất của một khung cảnh nào đó. Nếu không có HDR thì các chi tiết nổi bật cũng chẳng sáng hơn các vật xung quanh bao nhiêu.

HDR10 là gì?

Hiện tại, có 5 loại khác nhau của HDR:

HDR10, HDR10Plus, HLG, Dolby Vision và Advanced HDR của Technicolor.

HDR10 là dạng ban đầu của HDR. Đây là một tiêu chuẩn mở đã được nhiều nhà sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ (Amazon và Netflix) và Hiệp hội đĩa Blu-ray (BDA) chấp nhận.

Chuẩn HDR10 hiện đang sử dụng độ sâu màu 10-bit,còn Dolby Vision sử dụng 12-bit. Cả hai đều cung cấp hàng triệu màu cho mỗi điểm ảnh, và sự khác biệt sẽ rất khó để phát hiện ra tùy thuộc vào cách mà một bộ phim hoặc chương trình truyền hình đã làm chủ được.

Vì một trong những mục tiêu của HDR là cung cấp lượng màu lớn hơn, độ sâu màu cao hơn là mong muốn, ít nhất về mặt lý thuyết, nhưng thậm chí độ sâu màu 10-bit cũng là một bước tiến lớn từ độ sâu màu 8-bit được sử dụng trong dải động tiêu chuẩn (SDR).

Điều tuyệt vời về HDR là nó hoạt động song song với 4K - công nghệ truyền hình lớn khác của ngày hôm nay. Với TV 4K HDR , bạn sẽ nhận được 4 lần độ phân giải của TV Full HD với màu sắc, độ tương phản và chi tiết tốt hơn.

Những hãng như tivi Samsung,tivi LG, tivi Sony và tivi Panasonic đều tung ra TV 4K HDR.

HDR10 là gì?

Kích hoạt HDR trên Windows 10

Dù công nghệ HDR đã có trên hầu hết các TV trong vòng 3 năm qua, nhưng gần đây nó mới xuất hiện trên màn hình máy tính. Giờ đây, chúng ta có thể trải nghiệm công nghệ này trên Windows để nhìn ngắm màu sắc với độ sâu và độ chân thực cao hơn.

Để bật HDR trên Windows, mở Start và đi tới Settings.

Mở ứng dụng Settings trong menu Start

Từ đây, click chọn Display, bạn sẽ thấy một nút chuyển đổi bên dưới lựa chọn Night Light có ghi “HDR vàWCG”.

Nút chuyển đổi tính năng có tên HDR và WCG

Chỉ cần bật nút này lên là màn hình của bạn có thể hiển thị nội dung HDR, nhưng lưu ý là các nội dung không phải HDR trông sẽ nhợt hơn. Đó là bởi Windows tự động điều chỉnh toàn bộ bảng màu trên hệ thống để hiển thị được nội dung HDR, nghĩa là bất kì thứ gì bạn làm (email, duyệt web) mà không được cấu hình cho HDR thì sẽ đều trông xám và tối hơn bình thường.