Công nợ hay nợ công là gì? Thuật ngữ công nợ trong tiếng anh

Bạn học về kế toán, tài chính,… Bạn làm việc trong lĩnh vực kinh tế. Vậy chắc chắn rằng bạn đã nghe tới nợ công, công nợ. Nợ công và công nợ giống hay khác nhau? Vậy Công nợ hay nợ công là gì? Thuật ngữ công nợ trong tiếng anh

Công nợ hay nợ công là gì? Thuật ngữ công nợ trong tiếng anh

Nợ công và công nợ giống hay khác nhau? Nếu bạn muốn hiểu thật rõ thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

Nợ công là gì?

Nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó.

Thực tế có nhiều quan điểm hay cách hiểu khác nhau về nợ công. Điều này tùy thuộc vào mỗi nền kinh tế của từng đất nước.

Nợ công là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm là nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương:

  • Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

  • Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

  • Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.

Nợ công có những đặc trưng sau đây:

  • Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của Nhà nước.

  • Nợ công được quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Mục tiêu cao nhất trong việc huy động và sử dụng nợ công là phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích chung.

Bản chất của nợ công:

Để có tiền hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn của các khoản vay, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Nợ công và đánh thuế có mối quan hệ phụ thuộc và tỷ lệ thuận với nhau. Vì vậy, nợ công thực chất là cách đánh thuế dần dần. Nợ công thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau cho thế hệ hiện tại, tức là từ thế hệ phải đóng thuế cao cho thế hệ được giảm thuế.

Bản chất của nợ công:

Công nợ là gì?

Một doanh nghiệp khi có phát sinh các nghiệp vụ mua, bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… hoặc phát sinh thanh toán tiền trong kỳ với một cá nhân/ tổ chức khác, số tiền còn lại nợ sang kỳ sau được gọi tắt là công nợ.

Công nợ được chia thành 2 loại:

  • Công nợ phải thu: bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền, hay các khoản đầu tư tài chính.

  • Công nợ phải trả: bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền.

Công nợ là gì?

Công nợ trong tiếng anh và các thuật ngữ liên quan:

Công nợ: Debt

Kiểm tra công nợ: auditing accounts

Bảng công nợ: statement of accounts

Thu hồi công nợ: recovery of loans, recovery of dues, recovery of arrears (nợ quá hạn)

Công nợ trong bảng kê kế toán: debit and credit

Phá sản do công nợ: go bankrupt under the load of debt

Biên bản xác nhận công nợ là gì?

Biên bản xác nhận công nợ: Statement of liabilities.

Đối với cơ quan thuế thuế, biên bản đối chiếu và xác nhận công nợ là biên bản không thể thiếu bởi vì đó là căn cứ để kiểm tra quá trình thanh toán (nhất là thanh toán qua ngân hàng) có thực hiện đúng quy định hay không.

Đối với doanh nghiệp, biên bản đối chiếu này rất cần thiết để kế toán kiểm tra, kiểm soát các khoản nợ của doanh nghiệp với nhà cung cấp, với khách hàng có thực hiện thanh toán đúng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết không.

Kế toán công nợ là gì?

Kế toán công nợ( Accounts payable) là người phụ trách quản lý toàn bộ công nợ của công ty.

Kế toán công nợ là gì?

1. Tạo một hệ thống theo dõi hoàn chỉnh

Kế toán công nợ phải tạo một file theo dõi công nợ khách hàng và được cập nhật đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát phát sinh liên quan đến công nợ một cách liên tục và thường xuyên.

2. Duy trì tốt các mối quan hệ

Kế toán công nợ luôn chủ động tiếp xúc với khách hàng để tạo ra mối quan hệ thân thiện, tin cậy.

Ngoài ra, người làm kế toán công nợ còn phải có mối quan hệ tốt các phòng ban trong nội bộ doanh nghiệp của mình bởi đó là bộ phận nắm các mối quan hệ, liên quan trực tiếp đến việc bán hàng, liên quan đến việc thu và kiểm soát công nợ.

3. Gửi hóa đơn, các chứng từ đến khách hàng nhanh chóng

Kế toán công nợ phải theo dõi chặt chẽ về hóa đơn xuất bán, đảm bảo khách hàng của bạn nhận được hoá đơn của bạn, tránh sự chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến việc thanh toán.

Phải nhận được sự xác nhận của người nhận, người phê duyệt hóa đơn, đảm bảo hóa đơn phải được đưa đến phòng kế toán của khách hàng.

4. Xem lại khoản phải thu thường xuyên

Kế toán công nợ phải thường xuyên kiểm soát hạn thanh toán của khách hàng, đo lường các khoản phải thu thông qua các chỉ số như vòng quay các khoản phải thu, tính tuổi nợ để phân loại khách nợ, sớm phát hiện các khoản nợ có vấn đề, nhằm có hướng xử lý kịp thời, tránh để nợ quá hạn tồn đọng nhiều.

5. Cung cấp nhiều tài khoản Ngân hàng

Kế toán công nợ có thể đề xuất với doanh nghiệp mở thêm một số tài khoản Ngân hàng và tất nhiên phải đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư để linh hoạt trong vấn đề thanh toán, chuyển trả tiền hàng.

6. Gọi điện thoại nhắc nợ

Công việc kế toán công nợ do phải liên lạc với khách hàng thường xuyên nên bạn phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp cho bạn một line điện thoại cố định riêng để tiện giao dịch giữa bạn và khách hàng và ngược lại, tránh sự gián đoạn trong giao tiếp với khách hàng do nghẽn mạch, kẹt máy.

Việc nhắc nợ, kế toán công nợ nên thực hiện (bằng email. điện thoại) trước khoảng 5-10 ngày trước khi nợ đến hạn thanh toán. Nghệ thuật giao tiếp của bạn sẽ quyết định phần lớn thành công trong việc thu hồi công nợ.

7. Duy trì nhật ký thu nợ

Với mỗi tài khoản quá hạn, kế toán công nợ phải lưu nhật ký khi theo dõi cuộc gọi hoặc email đã được gửi đi, cùng với một hồ sơ về phản ứng của khách hàng để theo dõi các cuộc gọi.

8. Tham gia, góp ý cải tiến quy trình thu nợ

Sẵn sàng tham gia vào việc soạn thảo các điều khoản về thanh toán của hợp đồng như hạn mức công nợ, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán ... khi được yêu cầu.

Phản ánh những vướng mắc trong quá trình thu hồi công nợ về kế toán trưởng hoặc người phụ trách, nhưng bạn phải chủ động đưa ra các giải pháp thu nợ tối ưu nhất.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về công nợ, nợ công, biên bản công nợ và nghiệp vụ của kế toán công nợ.