-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Console là gì - cú pháp, giao diện, thiết bị của console
Khi nhắc đến Javascript không ai là không biết đến console.log. Nhưng liệu rằng console chỉ có mỗi phương thức .log hay còn có nhiều phương thức khác. Và tổng quát trong công nghệ thông tin thì console thực chất là gì?
Danh mục nội dung
Tổng quát trong công nghệ thông tin thì console thực chất là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp những thắc mắc đó nhé.
Console là gì?
console /ˈkɑːn.ˌsoʊl/ : là một bảng điều khiển chứa một bộ điều khiển cho các thiết bị điện tử hoặc cơ khí.
Trong lập trình console là object dùng để truy cập giao diện console của browser hoặc cli, được cung cấp bởi browser hoặc Nodejs.
Javascript là gì?
JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới trong suốt 20 năm qua. Nó cũng là một trong số 3 ngôn ngữ chính của lập trình web, giúp cải thiện cách hoạt động của trang web.
JavaScript có thể học nhanh và dễ dàng áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ việc cải thiện tính năng của website đến việc chạy game và tạo phần mềm nền web. Hơn nữa, có hàng ngàn mẫu template JavaScript và ứng dụng ngoài kia, nhờ vào sự cống hiến của cộng đồng, đặc biệt là Github.
1. Nguồn gốc của Javascript:
JavaScript được tạo trong mười ngày bởi Brandan Eich, một nhân viên của Netscape, vào tháng 9 năm 1995.
Được đặt tên đầu tiên là Mocha, tên của nó được đổi thành Mona rồi LiveScript. Phiên bản đầu tiên của ngôn ngữ này bị giới hạn độc quyền bởi Netscape và chỉ có các tính năng hạn chế.
Trong năm 1996, JavaScript được chính thức đặt tên là ECMAScript. ECMAScript 2 phát hành năm 1998 và ECMAScript 3 tiếp tục ra mắt vào năm 1999. Nó liên tục phát triển thành JavaScript ngày nay, giờ đã hoạt động trên khắp mọi trình duyệt và trên khắp các thiết bị từ di động đến máy tính bàn.
Chỉ trong 20 năm, nó từ một ngôn ngữ lập trình riêng trở thành công cụ quan trọng nhất trên bộ công cụ của các chuyên viên lập trình web.
2. Ưu điểm của Javascript:
JavaScript có rất nhiều ưu điểm khiến nó vượt trội hơn so với các đối thủ, đặc biệt trong các trường hợp thực tế. Sau đây chỉ là một số lợi ích của JavaScript:
1. Bạn không cần một compiler vì web browser có thể biên dịch nó bằng HTML;
2. Nó dễ học hơn các ngôn ngữ lập trình khác;
3. Lỗi dễ phát hiện hơn và vì vậy dễ sửa hơn;
4. Nó có thể được gắn trên một số element của trang web hoặc event của trang web như là thông qua click chuột hoặc di chuột tới;
5. JS hoạt động trên nhiều trình duyệt, nền tảng, vâng vâng;
6. Bạn có thể sử dụng JavaScript để kiểm tra input và giảm thiểu việc kiểm tra thủ công khi truy xuất qua database;
7. Nó giúp website tương tác tốt hơn với khách truy cập;
8. Nó nhanh hơn và nhẹ hơn các ngôn ngữ lập trình khác
3. Khuyết điểm của Javascript:
1. Dễ bị khai thác;
2. Có thể được dùng để thực thi mã độc trên máy tính của người dùng;
3. Nhiều khi không được hỗ trợ trên mọi trình duyệt;
4. JS code snippets lớn;
5. Có thể bị triển khai khác nhau tùy từng thiết bị dẫn đến việc không đồng nhất.
4. Cách hoạt động của JavaScript trên trang web là gì?
1. JavaScript thường được nhúng trực tiếp vào một trang web hoặc được tham chiếu qua file .js riêng. Nó là ngôn ngữ phía client, tức là script được tải về máy của khách truy cập và được xử lý tại đó thay vì phía server là xử lý trên server rồi mới đưa kết quả tới khách truy cập.
2. Hãy lưu ý là các trình duyệt web phổ biến cũng hỗ trợ việc người dùng có muốn tắt JavaScript hay không. Đó là lý do bạn nên biết trang web sẽ hoạt động như thế nào trong trường hợp không có JavaScript.
5.Javascript console:
Với các lập trình viên web, việc debug code là rất quan trọng.
Javascript console là một tính năng được xây dựng trong các trình duyệt ngày nay, nó đưa ra các công cụ giúp lập trình kiểm tra rõ ràng trên các giao diện. Nó cho phép lập trình viên:
-
Nhìn thấy những lỗi (errors) hay cảnh báo (warnings) xảy ra trên một trang web.
-
Tương tác với trang web sử dụng Javascript commands.
-
Gỡ lỗi (Debug) ứng dụng web ngay trên trình duyệt của mình
-
Kiểm tra và nghiên cứu các hoạt động của network
Nó trao quyền cho người dùng, lập trình viên thao tác với Javascript ngay trên trình duyệt.
1.Console.log, Console.error và Console.warn
Trên đây là các phương thức được sử dụng nhiều nhất của console. Nó có thể xử lý với nhiều hơn một tham số truyền vào.
2.Console.group
Phương thức này cho phép bạn gom nhóm lại các console.log con.
3.Console.table
Việc hiển thị một dữ liệu mảng JSON lớn thật là quá khó khăn. console.table cho phép bạn trình bày cấu trúc bên trong dưới dạng bảng, nơi chúng ta có thể định danh lại tên các cột, trường
4.Console.count, Console.time và Console.timeEnd
console.count đếm và output số lần count() được gọi trên cùng một dòng và cùng label.
console.time bắt đầu đếm đồng hồ tính giờ khi được gọi và kết thúc khi gặp console.timeEnd().
5. Console.trace and Console.assert
console.trace đơn giản là in ra một chuỗi các dấu vết (trace) từ khi nó được gọi đến.
Hãy tưởng tượng là đang tạo ra một thư viện JS library, và muốn thông báo cho người dùng lỗi xuất hiện ở đâu.
console.assert cũng giống như console.trace nhưng nó sẽ in ra lỗi nếu không vượt qua được điều kiện đưa ra.
Game console
Là hệ máy chơi như PlayStation, Nintendo hay XBox mà được thiết kế dành cho trò chơi và chạy một hệ điều hành riêng. Hệ máy này được kết nối đến máy TV, không phải đến máy tính. Tuy nhiên, hệ máy chơi mới hơn cũng truy cập đến Internet. Hệ máy chơi thường chạy phần mềm sở hữu (gồm có hệ điều hành) và cứ cần được nâng cấp do trò chơi mới có đồ họa phức tạp hơn.
Game console chỉ thích hợp với người chơi: đây không phải là một máy tính thường dụng.
Game console và game PC
Đại đa số các nhà làm game đều chủ trương cân bằng giữa console và PC nhằm tối đa hóa lợi nhuận – yếu tố quyết định sự sống còn của một nhà làm game. Tuy vậy những chiếc console vẫn sẽ được các nhà làm game chú trọng hơn với những lí do sau:
-
Quy trình phát triển game nhanh hơn, ít tốn kém hơn
Các nhà làm game phải đối mặt khi làm game cho PC là việc cấu hình của các chiếc PC quá sức đa dạng, cao thấp khác nhau, trong quá trình xây dựng các thiết lập đồ họa cho game PC, các nhà làm game phải tính đến rất nhiều yếu tố cả về phần cứng lẫn phần mềm cấu thành một chiếc PC chơi game. Để thực hiện điều này, các nhà làm game cần tốn nhiều thời gian hơn, nhiều nhân lực hơn, đẩy chi phí sản xuất game tăng cao
Trong khi đó, mỗi hệ máy console chỉ có cho mình một cấu hình phần cứng cố định, điều này giúp nhà làm game “dễ thở” hơn rất rất nhiều trong việc tối ưu đồ họa cho game. Kể cả khi sản xuất game cho nhiều nền tảng console khác nhau, lượng công việc mà nhà làm game cần làm cũng ít hơn nhiều so với PC.
-
Sự hỗ trợ từ nhà sản xuất console
Các nhà sản xuất console luôn có các chính sách hỗ trợ tận tình các nhà làm game nhằm lôi kéo họ tạo ra các sản phẩm xuất sắc cho nền tảng của mình, giúp những hệ máy console của họ hấp dẫn hơn trong mắt game thủ
-
Khả năng sinh lợi
Thị trường game PC có đặc trưng là lượng người chơi khổng lồ, nếu nhìn qua nhiều người sẽ cho rằng đây là một “mỏ vàng” của các nhà làm game. Tuy nhiên, số lượng đầu game quá lớn trên PC đã khiến áp lực cạnh tranh giữa các tựa game, các nhà làm game trở nên vô cùng khốc liệt. Cộng với nạn chơi lậu đã khiến doanh số game thực tế trên PC kém hơn console. Doanh số cao hơn cộng với việc chi phí làm game thấp hơn đã biến console thành những “con gà đẻ trứng vàng” trong mắt các nhà làm game.
Vậy sau khi tìm hiểu cùng nhau, tin chắc rằng chúng ta đã có thêm những kiến thức bổ ích về console, game console, và ngôn ngữ lập trình Javascript