COO là gì? Chức danh CEO, CCO, CFO, CMO, CPO, CHRO là gì?

Chào anh chị. Hiện tại em có ông anh đang có ý định nộp hồ sơ ứng tuyển vào vị trí COO. Em có đi kể với một vài đứa bạn mà chúng nó cứ ồ lên quá khen anh mày sao giỏi thế. Mình cũng chỉ cười thôi. Vì thực sự, mình không hiểu sâu lắm. Lúc đi tìm kiếm thông tin thì em lại loạn COO với một số từ viết tắt khác.
Anh chị em nào ở đây có biết rõ COO là gì không? Làm thế nào để phân biệt các từ viết tắt dễ nhầm với COO như CCO, COI, CEO,…
Đa tạ các huynh nhiều nhiều !

Coo là gì? Các từ viết tắt nào dễ nhầm với Coo ?
 

COO là gì?

COO là cách viết tắt của cụm từ Chief Operating Officer hay Chief Operations Officer. Nghĩa tiếng Việt của COO là Gíam đốc điều hành. Trong một tổ chức, COO là một vị trí cấp cao. Khá khó để miêu tả một cách rõ ràng và cụ thể nhất về vị trí này. Nhiệm vụ COO cần phải hoàn thành là báo cáo thường xuyên những hoạt động hàng ngày của một công ty nào đó với giám đốc điều hành cao cấp nhất (Tổng giám đốc điều hành CEO). Nếu trong một công ty, bạn làm CEO – Tổng giám đốc điều hành, thì chức vụ Gíam đốc điều hành sẽ thuộc về COO. Ngoài ra, một số nước phương Tây, COO còn được gọi là President.

Thế nào là một COO chuyên nghiệp?

Thứ nhất, muốn trở thành một COO được coi là chất lượng, bạn cần đảm bảo được bạn là người biết điều khiển và phối hợp ăn ý với CEO. CEO và COO liên quan mật thiết với nhau. Đây là yêu cầu căn bản để đưa công ty bạn phát triển một cách “mượt mà”. Có thể giữa một CEO và COO không phải là một “tri kỷ”, quan trọng hai người cần có chung một chí hướng, cùng thúc đẩy và hỗ trợ nhau đưa một công ty đi lên ăn ý, hiệu quả.
 
Thứ hai, kiến thức của một COO. Trong bất kì thời kì xã hội nào, cách để tồn tại của một cá nhân là phải am hiểu sâu về ít nhất một lĩnh vực nào đó, và am hiểu căn bản, sơ qua những vấn đề còn lại. Và COO cũng thế. Một COO cần đảm bảo có kiến thức bao quát về lĩnh vực đang quản lý. Nói cách khác COO là một đối tượng “từng trải” vô cùng nhiều trong lĩnh vực COO, chưa kể đến việc trôi chảy trong các kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, điều khiển các hoạt động của cấp dưới, tạo nên một môi trường tràn đầy năng lượng, thúc đẩy nguồn lực phát triển,…
 
Có hai cuốn sách khá hay một COO nên đọc đó là  “Đắc nhân tâm” và “Đừng bao giờ đi ăn một mình” để tích lũy nhiều hơn tính chuyên nghiệp trong công việc COO. Kèm theo đó, một COO có năng lực làm việc “trâu bò”. Họ phải đủ tỉnh táo và dứt khoát trong công việc. Đảm bảo công việc dứt điểm tương đối ở mức 95% thì chữ nghỉ ngơi mới hiện lên trong suy nghĩ của họ.
coo là gì

CEO (Chief Executive Officer) là gì?

Đây là chức danh cao nhất trong một công ty hay tập đoàn. Như đã nói ở phần trên, nếu COO là một giám đốc điều hành thì CEO là tổng giám đốc điều hành cao cấp nhất.

CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành, giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. Ở những tập đoàn có tổ chức chặt chẽ, các bạn sẽ thấy chủ tịch hội đồng quản trị thường đảm nhận luôn chức vụ CEO này.

CEO (Chief Executive Officer) là gì?

Quyền hạn và nhiệm vụ của một CEO:

Hoạch định

- Chiến lược thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty;

- Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại Hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Chiến lược kinh doanh của công ty, phát triển hệ thống kinh doanh, phân phối. Chiến lược, kế hoạch, ngân sách của các khối/phòng để thực thi kể hoạch kinh doanh của công ty;

- Chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm, Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính 5 năm;

- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty.

Phát triển sản phẩm mới

- Quyết định các tuyến sản phẩm mới và đa đạng hoá các sản phẩm hiện hữu

Xây dựng thương hiệu

- Qyết định các chiến lược, chiến dịch, chương trình phát triển thương hiệu của công ty;

- Quyết định các chương trình thu hút khách hàng.

Tài chính

- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu tài chính trước Hội đồng quản trị;

- Duyệt các quy định về tài chính và quy định về thẩm quyền ký duyệt về tài chính;

- Duyệt các khoản chi phí trong phạm vi ngân sách đã được duyệt;

- Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết nghị của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;

- Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty (sau đây gọi là bản dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của công ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm (bao gồm cả bảng cân đối kế toán,báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được trình cho Hội đồng quản trị để thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công ty.

Đầu tư

- Thẩm định các dự án đầu tư;

- Duyệt kế hoạch thực hiện dự án đầu tư;

- Duyệt kế hoạch vay, mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

Chính sách

- Duyệt các chính sách kinh doanh, phân phối, tiếp thị, nhân sự, mua hàng, tín dụng.

Tổ chức

- Kiến nghị về số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết để thực hiện các thông lệ quản lý tốt nhất cũng như các cơ cấu do Hội đồng quản trị đề xuất và tư vấn cho Hội đồng quản trị để quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý;

- Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ;

- Phê duyệt cấu trúc tổ chức của công ty, khối, phạm vi trách nhiệm;

- Duyệt cấu trúc lương, thang bảng lương, các yếu tố trả lương;

- Duyệt quy chế tiền lương, tiền thưởng;

- Duyệt kết quả đánh giá cán bộ và quyết định mức khen thưởng cán bộ.

Quyết định, Quy chế

- Duyệt các quy định, quy chế điều hành của toàn công ty;

- Duyệt quy định khấu hao tài sản cố định.

Hoạt động điều hành

- Thoả thuận và duyệt các mục tiêu cho các giám đốc chức năng;

- Đánh giá hoạt động của các Khối và điều chỉnh những kế hoạch cần thiết;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Hội đồng quản trị;

- Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua;

- Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Tổng giám đốc và pháp luật.

CCO (Chief Customer Officer) là gì?

Gíam đốc Kinh doanh. COO là đối tượng điều khiển và quản lý toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Để có thể đưa những sản phẩm của công ty tương tác tốt với thị trường.

CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer. CCO là Giám đốc kinh doanh, là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO).

CCO (Chief Customer Officer) là gì?

Nếu CEO đóng vai trò là người điều phối hoạt động của các phòng ban trong tổ chức, bao gồm từ khâu quản lý, quản trị chiến lược chung, quản lý sản xuất,… thì CCO lại là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà phát triển của công ty.

CPO (Chief Product Officer) là gì?

CPO là tên viết tắt của Chief Product Officer. CPO là Giám đốc sản xuất, là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch.

CPO (Chief Product Officer) là gì?

CPO có nhiệm vụ dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.

CFO (Chief Financial Officer) là gì?

Gíam đốc Tài chính. Tổng quan thì CFO phải đảm bảo những nhiệm vụ sau đảm bảo tài sản của công ty thông qua các kỹ năng quản lý những rủi ro có thể hoặc đã xảy ra, chắc chắn sự chính xác tuyệt đối trong các loại sổ sách ; cam kết tính hiệu quả trong công việc ho��t động tài chính ; phát huy nhuần nhuyễn tư duy tài chính trong công ty và đánh giá chấp nhận những thách thức, rủi ro công ty phải đối mặt.
 
Vai trò của các CFO cũng khá rõ ràng để nhận thấy giá trị của họ đem lại cho doanh nghiệp như thế nào. Còn việc cần thiết có một CFO trong công ty hay không thì điều này tùy thuộc nhiều vào mô hình và độ lớn của mỗi doanh nghiệp. Bản thân trong các doanh nghiệp Việt nam một là CEO hai là kế toán trưởng đang nắm chính các vai trò này của CFO trong của doanh nghiệp.

CFO là tên viết tắt của Chief Financial Officer. CFO là Giám đốc tài chính, là một vị trí giám đốc phụ trách quản lý tài chính doanh nghiệp. CFO phụ trách các lĩnh vực như: nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.

CFO (Chief Financial Officer) là gì?

CFO có 4 vai trò chính của một CFO bao gồm: steward, operator, strategist and catalyst.

Steward: Bảo vệ và giữ gìn tài sản của công ty bằng phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả và đảm bảo tính chính xác các loại sổ sách.
Operator: Đảm bảo hoạt động tài chính cơ bản hiệu quả.
Strategist: Có chiến lược phát triển đồng nhất hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của công ty theo từng giai đoạn.
Catalyst: Duy trì đảm bảo thấm nhuần tư tưởng về tư duy tài chính trong trong công ty khi thực hiện công việc cũng như trong việc đánh gia, chấp nhận rủi ro trong công ty.

Một kế toán trưởng thì công việc cụ thể hơn CFO bao gồm là giám sát các khía cạnh, chức năng kế toán trong công ty. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và chỉ đạo các tài khoản trong “sổ cái” báo cáo tài chính và các hệ thống kiểm soát chi phí. Thực hiện một loạt các nhiệm vụ cụ thể, quản lý và hướng dẫn công việc cho nhân viên.

Tóm lại thì trong khi kế toán trưởng chỉ làm các việc liên quan tới kế toán, thì CFO về mặt lý thuyết mà nói phải chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động tài chính của công ty đảm bảo hoạt động hiệu quả và có tính chiến lược bao gồm “kế toán, dự toán, tín dụng, bảo hiểm, thuế và toàn bộ ngân khố” trong công ty.

CHRO (Chief Human Resources Officer) là gì?

CHRO được giao cho nhiệm vụ quản lý thúc đẩy hiệu quả sức lao động của nhân viên. Họ có mặt trong những công việc như tuyển dụng, chỉ dẫn nhân viên tiếp cận nhanh chóng với công việc.

CHRO (Chief Human Resources Officer) là gì?

CHRO là tên viết tắt của Chief Human Resources Officer. CHRO là Giám đốc nhân sự, là người được cho là “quản lý” và “sử dụng” con người

CHRO là người có nhiệm vụ lập ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, cụ thể hơn là tuyển dụng, huấn luyện những người mà họ có thể phát huy tối đa năng lực, tính sáng tạo của bản thân, tạo sự phối hợp để nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp.

CMO (Chief Marketing Officer) là gì?

CMO có nhiệm vụ phát hiện nhu cầu của khách hàng và đáp ứng những nhu cầu đó một cách hiệu quả. CMO cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp. Để đưa sản phẩm của công ty “ăn điểm” trong thị trường tiêu dùng.

CMO là tên viết tắt của Chief Marketing Officer. CMO là Giám đốc marketing – là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.

CMO (Chief Marketing Officer) là gì?

Thông thường, vị trí này sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho tổng giám đốc (CEO). Vai trò và trách nhiệm của CMO liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng… Do đặc thù của chức vụ, CMO phải đối mặt với nhiều lĩnh vực chuyên môn phức tạp, đòi hỏi phải có năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý. Thách thức này bao gồm việc xử lý những công việc hàng ngày, phân tích các nghiên cứu thị trường kỹ năng, tổ chức và đôn đốc nhân viên thực hiện hiệu quả công tác marketing tại công ty.

CMO đóng vài trò cầu nối giữa bộ phận marketing với các bộ phận chức năng khác như sản xuất, công nghệ thông tin, tài chính… nhằm hoàn thành mục tiêu chung của công ty. Hơn thế nữa, CMO còn là một nhà tư vấn cho CEO trong việc định hướng và xây dựng chiến lược công ty.

Gần đây, Giáo sư Gail McGovern và John A. Quelch, thuộc trường Kinh doanh Harvard, đã đưa ra tám phương pháp để gia tăng sự thành công cho CMO. Đó là:

  • Làm rõ sứ mạng và trách nhiệm của CMO. Luôn chắc chắn rằng vai trò của CMO là cần thiết và được lãnh đạo công ty hiểu rõ, đặc biệt là CEO, hội đồng quản trị và các cấp quản lý hàng dọc. Vì nếu không có nhu cầu rõ ràng, thật sự và được nhận biết, vai trò của CMO sẽ bị phản đối trong tổ chức.
  • Điểu chỉnh vai trò của CMO phù hợp với văn hóa và cấu trúc marketing. Tránh việc một CMO chịu trách nhiệm quá nhiều thương hiệu riêng lẻ trong công ty, dù người được bổ nhiệm có các mối quan hệ tốt.
  • Lựa chọn CMO tương hợ với CEO. CEO muốn có CMO nhưng thương không muốn nhường quyền kiểm soát bộ phận marketing cho họ. Hãy tìm một CEO luôn nhận thấy trách nhiệm của mình là một đội trưởng của bộ phận marketing và thương hiệu, đồng thời cũng nhận thấy sự cần thiết một chuyên gia trong việc định hướng và hướng dẫn công tác marketing trong công ty.
  • Người phô trương sẽ không thành công. Một CMO cần làm việc chăm chỉ để đảm bảo cho CEO thành công trong vai trò đội trưởng của thương hiệu.
  • Lựa chọn CMO có tính cách phù hợp. Đảm bảo rằng CMO có đúng các kỹ năng và tích cách cho vai trò, sứ mạng và trách nhiệm cần phải hoàn thành.
  • Làm cho các giám đốc hàng dọc trở thành những anh hùng marketing. Bằng cách kéo giãn ngân sách marketing, CMO có thể cải thiện năng suất marketing của bộ phận và giúp cho các lãnh đạo đơn vị kinh doanh gia tăng doanh thu.
  • Thâm nhập tổ chức hàng dọc. Cho phép CMO hỗ trợ việc sắp xếp nhân sự marketing. Cho phép CMO tham gia đánh giá công việc của các nhà tiếp thị hàng dọc hàng năm.
  • Yêu cầu các kỹ năng sử dụng các não trái lẫn não phải. CMO muốn thành công cần thông thạo cả marketing chuyên môn và sáng tạo, có hiểu biết sắc bén về chính trị, có các kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo và quản lý kiệt xuất.
Như thế, những chức danh trên cũng có liên quan mật thiết với COO trong hoạt động của một công ty. Họ bổ trợ và tương tác với mục đích cùng nhau đưa công ty đi lên.
 
Hy vọng những chia sẻ này về COO và những từ dễ bị nhầm lẫn với COO sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.