Corticoid là gì? Sự nguy hiểm của mỹ phẩm chứa Corticoid

Corticoid là chất gì, có tác dụng gì, hại da như thế nào? Viêm da do mỹ phẩm chứa corticoid là gì? Đây là những câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều hiện nay trên các trang mạng xã hội cũng như các trang tìm kiếm internet. Vậy thực chất corticoid là gì? Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu nhé!

Corticoid là chất gì?

Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau. Corticoid dùng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận (hai tuyến nhỏ nằm phía trên thận).

Trên thị trường, thuốc chứa corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau:

  • Dạng viên (corticoid dùng đường uống)
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, cơ
  • Dạng hít qua miệng
  • Dạng xịt mũi
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung
  • Dạng kem, gel, thuốc mỡ.... dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai....)

Khi phát hiện ra điều này, giới y dược đã nghiên cứu và điều chế ra nhóm thuốc corticoid-hay còn gọi tắt là nhóm thuốc steroid.  Nhóm thuốc này có rất nhiều tên gọi và chủng loại khác nhau. Một số tên gọi thuộc nhóm này chính là: Dexamethasone, Hydrocortisone, Cortisol, Corticosteroid…

Corticoid trong mỹ phẩm là gì? Hiện nay chất này cũng được đưa khá nhiều vào các loại mỹ phẩm vì có tác dụng làm trắng mịn da nhanh chóng sau khi bôi. Hơn nữa chất này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng trị mụn tạm thời, giữ nước cho da căng bóng. Giá bán của Corticoid rất rẻ, bạn có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng thuốc.

Chất corticoid là gì, có hại không? Tuy nhiên tác dụng làm đẹp da tức thì của corticoid chỉ trong vòng thời gian ngắn, sau đó thì da lại bị phản ứng phụ mạnh. Nếu người dùng lạm dụng dùng thuốc hay mỹ phẩm có chứa corticoid quá lâu dài có thể dẫn tới da yếu, không đều màu, trắng xanh. Nhìn thì giống da hồng nhưng là các mao mạch đang giãn nở quá mức bên trong gây hại.

Da tổn thương nên không lâu sau đó lại dễ bắt nắng, thâm nám lan rộng ra vùng khác. Cơ thể khó chịu, da bỏng rát sau khi dùng liên tục. Nếu ngưng sử dụng thuốc thì da sẽ bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ kèm theo mụn nước liti trên bề mặt.

Tại sao bị nghiện corticoid bôi da?

Người dùng thường bị nghiện corticoid bôi da do nhiều nguyên nhân. Bôi da theo toa bác sĩ để trị mụn, trị dị ứng, sau đó bệnh nhân thấy da trắng mượt nên tự ý dung toa cũ không đến tái khám, điều này thường khiến cho người bệnh bị nghiện nặng vi dụng thuốc corticoid chứ không phải pha trộn.

Người dùng tự ý pha kem (kem trộn) để làm trắng, trị nám, trị mụn sử dụng thành phần chính là corticoid. Việc này rất phổ biến khắp các tỉnh thành, người người rỉ tai mách bảo nhau công thức pha trộn, khá rẻ tiền, dễ mua mà kết quả lại là da trắng đẹp mượt mà da rất nhanh trong vòng vài ngày.

Sản phẩm của các cơ sở làm đẹp làm không đúng, cho corticoid vào sản phẩm chăm sóc da để làm nhanh đẹp và thu lợi nhuận bất chấp tác hại tàn phá làn da của người dùng. Việc này hiện nay đang rất phổ biến và trở thành nạn dịch corticoid trong làn làm đẹp.

Corticoid được y học  sử dụng trong kem bôi với liều lượng rất thấp, từ 0.05%-0.2%. Thế nhưng có rất nhiều người hiện nay đã lợi dụng các tác dụng nhanh chóng của Corticoid để trục lợi, kinh doanh cho bản thân bằng việc cung cấp hàng loạt kem dưỡng da đến người tiêu dùng. Các loại kem này thường được gọi bằng cái tên “kem trộn” và thường được bán với giá rất cao.

Nếu hiện nay bạn nào đã và đang sử dụng các loại kem “thần kỳ” này, hãy đến ngay bệnh viện da liễu để các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách “cai nghiện” cho da. Dừng lại không bao giờ là quá muộn. Bảo vệ bản thân mình và cùng chia sẻ với người thân xung quanh để làn da Việt Nam chúng ta không bị tàn phá nữa nhé các bạn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng nhẹ của viêm da corticoid:

- Thời gian bôi càng dài thời gian điều trị chữa lành càng dài

- Độc tính của corticoid càng cao mức độ viêm càng nặng

- Nồng độ corticoid trong sản phẩm càng cao, viêm càng nặng, thời gian điều trị càng dài.

- Tần xuất bôi da càng nhiều, càng đều càng bị viêm da nặng và chữa khó lành.