-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Critical Thinking là gì? Gía trị của Critical Thinking trong thời kỳ hiện nay.
Critical Thinking là cụm từ đang được nhắc tới rất nhiều hiện nay. Mình không hiểu rõ cụm từ đó này mang ý nghĩa gì mà lại có sức lan tỏa đến như thế. Bạn nào đã tìm hiểu hay có kiến thức về cụm từ này có thể giải thích dùm mình Critical Thinking là gì và giá trị của nó trong thời kỳ hiện nay là như thế nào với! Đa tạ ạ!
Danh mục nội dung
Critical Thinking có nghĩa là gì?
Critical Thinking là cụm từ tiếng Anh đang được sử dụng khá nhiều trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dịch sang tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là tư duy phản biện hay còn được gọi là tư duy phân tích.
Critical Thinking giống như một quá trình tư duy biện chứng bao gồm việc phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn đa chiều liên quan đến vấn đề được đề ra. Mục đích của việc làm này là làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Mỗi lập luận phản biện đòi hỏi cần rõ ràng, logic, mạch lạc, đầy đủ các bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Critical Thinking đóng vai trò là một trong những kỹ năng quan trọng trong mọi lĩnh vực cuộc sống.
Tư duy phản biện cũng giống như việc phá đám hay bàn lùi?
Điều này là sai nhé. Tư duy phản biện khác hoàn toàn với việc bàn lùi hay phá đám. Bạn phải nắm rõ rằng người phá đám hay bàn lùi thường nhằm mục đích thỏa mãn cái tôi cá nhân chứ không phải vì tập thể. Họ hay đưa ra những câu nói như “Tôi cho rằng cái chúng ta đạt được không xứng đáng với tiềm năng chúng ta đang có”, “Tôi cho rằng nếu làm theo cách này thì chúng ra sẽ không tiến được xa” hay “Tôi cho rằng ý kiến của anh khá hay, tuy nhiên nhìn một cách tổng thể thì nó không ổn”.
Còn tư duy phản biện mục đích chính là sự phát triển của cả một cộng đồng.
Một ý kiến phản biện có đặc trưng gì?
Thông thường ý kiến phản biện đến từ thiểu số. Nguyên nhân là nếu nó được đa số đưa ra thì nó đã trở thành ý kiến chính thống rồi. Người đưa ra tư duy phản biện thường đưa ra các ý kiến khác biệt với suy nghĩ thông thường của nhóm.
Gía trị của Critical Thinking trong thời kỳ hiện nay là gì?
Critical Thinking chiếm giá trị rất lớn trong một tổ chức, tập đoàn, công ty hay doanh nghiệp, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến sự tiến bộ của loài người.
Thông thường, những ý kiến mới lạ khi mới được công bố sẽ không tránh khỏi bị đám đông vùi dập. Ý kiến mới lạ đó có bước tiếp được hay không, tất cả đều phụ thuộc vào quá trình bạn chứng minh có đem lại hiệu quả hay không. Khi bạn Critical Thinking ý kiến đó thành công, thì tự dưng nó sẽ dần dần được xã hội chấp nhận.
Tư duy phản biện không chỉ giúp công ty hay tổ chức của bạn tránh khỏi các rủi ro không đáng có mà còn giúp thúc đẩy sự cải tiến và sáng tạo của bạn và những người trong công ty, doanh nghiệp của bạn.
Kỹ năng để bạn có thể Critical Thinking hiệu quả là gì?
+ Giấy bút là thứ không thể thiếu trên người bạn. Khi đọc những chương dài có trong tài liệu, sách giáo khoa, bạn nên ghi chép những ý chính để tiện nắm bắt thông tin. Một mẹo nhỏ nhỏ dành cho bạn là hãy chọn và ghi chép các ý theo một phương pháp khoa học và logic.
Ví dụ bạn nên viết các quan điểm và kết luận vào cột bên trái, còn cột bên phải bạn dùng để ghi các bằng chứng, giải thích và những ý hỗ trợ. Sau đó, bạn nhìn tổng thể những gì bạn vừa ghi chép được xem còn thiếu thứ gì thì bạn sẽ dùng một màu mực khác để bổ sung ý kiến vào.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thảo luận cùng bạn bè hay những người cùng sở thích, hứng thú, có kinh nghiệm về lĩnh vực bạn quan tâm. Khi đó, bạn sẽ thu thập được nhiều cách nhìn khác nhau.
+ Liên hệ những thứ bạn thu thập được với những tài liệu khác cùng một lĩnh vực. Bạn có thể thực hiện so sánh quan điểm giữa các nguồn tài liệu với khau. Kỹ năng này giúp bạn nghĩ ra các câu hỏi sâu và rộng bao quanh chủ đề của bài học hoặc những câu hỏi phức tạp yêu cầu cần có thời gian và quá trình suy nghĩ nhất định như độc giả mà bài đọc hướng tới là ai, bài học có ưu và nhược điểm gì, bài học mang đến ý nghĩa gì....
Người có tư duy phản biện thì có những đặc điểm gì?
Khả năng quan sát.
Quan sát trong trường hợp này không chỉ đơn giản là nhìn. Mở rộng ra hơn nữa, quan sát còn có nghĩa là phải hiểu. Mỗi người đều có trình độ khác nhau trong vấn đề này
Luôn luôn đặt ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.
Luôn luôn nghi ngờ.
Khi bạn mới bắt gặp một sự vật hay hiện tượng lần đầu và nhận được thông tin về sự vật và hiện tượng đó từ phía người mà bạn không tin tưởng. Lúc này, bạn sẽ nảy sinh nghi ngờ và lao đầu vào soi xét, tìm hiểu để tìm ra thông tin chính xác nhất.
Chứa tư duy logic.
Điều này có nghĩa là bạn cần có khả năng kết nối mắt xích các thông tin dường như không liên quan đến nhau. Tư duy phản biện và tư duy logic sẽ tương tác và bổ trợ lẫn nhau.
Kỹ năng đưa ra quyết định.
Kỹ năng này trải qua các quá trình là (1) Gọi tên vấn đề phản biện, (2) Tìm kiếm những đối tượng có liên quan đến vấn đề đó, (3) Tìm kiếm nguyên nhân nảy sinh ra vấn đề đó, (4) Tìm ra giải pháp, (5) Tổ chức thực hiện quá trình phản biện.
Trước đám đông, bạn đưa ra câu hỏi “Chúng ta nên làm thế nào?” thì trong đầu bạn lúc đó đã có đầy đủ thông tin để trả lời cho câu hỏi rồi.
Nếu bạn thường xuyên theo dõi thông tin báo chí, thì cách đây không lâu có xuất hiện câu chuyện Phó Giáo sư Bùi Hiền công bố bảng chữ cái cải tiến tiến Việt. Đây cũng có thể là một ý kiến mới lạ với xã hội. Ông cũng nhiều lần sử dụng tư duy phản biện để nhấn mạnh điểm nổi bật của ý tưởng này. Thế nhưng, những phản biện đó không hề logic và quá xa so với thực tế. Cuối cùng, ý kiến này đã dần bị dập tắt.
Bạn có phải là một người có tư duy phản biện. Hãy xem bạn có những đặc điểm giống bên trên không nhé. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ tích lũy được nhiều thông tin liên quan đến Critical Thinking.