-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
CTR là gì? Các dạng CTR và cách tính phần trăm CTR
Trong SEO, CTR là một chỉ số đo lường khá quan trọng mà những người làm SEO đều biết đến. Đây là một trong những cách rất hiệu quả đề đo lường sự thành công của một chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên đối với những người mới học về SEO hay những người làm trong lĩnh vực khác thì có lẽ vẫn còn cảm thấy mơ hồ với khái niệm này. Vậy CTR là gì? Các dạng CTR và cách tính phần trăm CTR
Danh mục nội dung
Trong SEO, CTR là một chỉ số đo lường khá quan trọng mà những người làm SEO đều biết đến. Đây là một trong những cách rất hiệu quả đề đo lường sự thành công của một chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên đối với những người mới học về SEO hay những người làm trong lĩnh vực khác thì có lẽ vẫn còn cảm thấy mơ hồ với khái niệm này. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về CTR là gì, adwords là gì, cách tính phần trăm ctr như thế nào.
CTR là gì?
CTR được viết tắt từ cụm Click through rate, nói cách khác là tỷ lệ nhấp chuột, là tỷ lệ người xem nhấp vào đường link quảng cáo sau khi nhìn thấy quảng cáo đó. Bạn có thể theo dõi tỷ lệ ctr của từng quảng cáo, từng từ khóa trong tài khoản quảng cáo của mình vì chúng sẽ được liệt kê đầy đủ trong đó.
Bạn sẽ thấy được quảng cáo của mình có hữu ích với người dùng hay không, có liên quan đến mối quan tâm của họ không dựa vào chỉ số CTR. CTR càng cao thì chứng tỏ độ uy tín, sức hút của website càng lớn, người dùng càng ủng hộ nội dung của trang web. Ngoài ra, CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa, tác động đến chi phí và vị trí chiến dịch quảng cáo của bạn. Lưu ý rằng CTR tốt có liên quan đến những gì bạn đang quảng cáo và trên mạng nào.
CTR là một cách để đo lường sự thành công của một chiến dịch SEO và tác động đến yếu tố SEO website trên SERPs. Nhờ có chỉ số này, bạn sẽ biết được xu hướng người dùng tìm kiếm và ở lại website là gì, từ khóa nào thành công cho mình và cần phải cải thiện những quảng cáo, từ khóa nào. Để tăng khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo của mình thì bạn hãy đảm bảo rằng từ khóa và quảng cáo cần liên quan chặt chẽ với nhau và gắn chặt đến doanh nghiệp của bạn.
Adwords là gì? Google Adwords là gì?
Adwords được viết đầy đủ là “Advertisement keywords”, có nghĩa là quảng cáo từ khóa. Dựa vào đó, Google đưa ra một dịch vụ thương mại là quảng cáo Google Adwords nhằm cung cấp thứ hạng tìm kiếm, vị trí hiển thị ưu tiên cho các đối tượng có nhu cầu quảng cáo sản phẩm và thương hiệu của mình.
Về dịch vụ tìm kiếm, không ai có thể chiếm vị trí số 1 thế giới của ông chủ Google với hàng tỉ lượt người tìm kiếm hàng ngày. Tại Việt Nam, đến hơn 90% người dùng Internet sử dụng Google và khoảng 71% có thói quen tra cứu thông tin sản phẩm/dịch vụ mà họ có nhu cầu trên Google trước khi quyết định mua.
Thông thường người tìm kiếm sẽ click xem thông tin hiển thị ở vị trí đầu. Vậy nên các website xếp ở thứ hạng tìm kiếm cao là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hướng tới nhằm tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Để đáp ứng nhu cầu này cho các doanh nghiệp, quảng cáo Google chính là phương án hoàn hảo được lựa chọn hàng đầu.
Người sử dụng dịch vụ Google Adwords cần trả tiền để mẫu quảng cáo được hiển thị hoặc được click vào. Quảng cáo sẽ xuất hiện ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trên các trang web thuộc mạng hiển thị của Google, thông qua việc lựa chọn từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn.
Các dạng CTR và cách tính phần trăm CTR
CTR của quảng cáo
Đối với quảng cáo tiêu chuẩn, tỷ lệ nhấp (CTR) của quảng cáo của bạn là số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lần hiển thị quảng cáo riêng lẻ.
CTR của quảng cáo = Số lần nhấp quảng cáo / Số lần hiển thị quảng cáo
Ví dụ: nếu một banner quảng cáo hiển thị 100 lần, sau đó có một người nhấp chuột vào thì kết quả CTR sẽ là 1%.
Đối với các đơn vị liên kết, số lần nhấp vào quảng cáo được chia cho số lần hiển thị đối với trang quảng cáo xuất hiện khi đơn vị liên kết được nhấp vào.
CTR của trang
Tỷ lệ nhấp của trang (CTR) là số lần nhấp vào quảng cáo chia cho số lượt xem trang.
CTR của trang = Số lần nhấp / Số lượt xem trang
Ví dụ: nếu như có 300 lượt xem trang cùng với 30 lần nhấp thì CTR của trang sẽ là 10%.
CTR truy vấn
Tỷ lệ nhấp (CTR) truy vấn là số lần nhấp chuột vào quảng cáo chia cho số lần truy vấn được báo cáo.
CTR truy vấn = Số lần nhấp chuột / Số lần truy vấn
Ví dụ: Trang của bạn có 1000 truy vấn, trong số đó có 30 lượt nhấp chuột thì số CTR truy vấn của bạn sẽ là 3%.
CTR yêu cầu quảng cáo
Tỷ lệ nhấp (CTR) yêu cầu quảng cáo là số lần nhấp quảng cáo chia cho số yêu cầu quảng cáo.
CTR yêu cầu quảng cáo = Số lần nhấp / Yêu cầu quảng cáo
Ví dụ: nếu bạn nhận được 30 lần nhấp trong số 1000 yêu cầu quảng cáo, CTR yêu cầu quảng cáo của bạn sẽ là 3%.
Cách tăng chỉ số CTR
CTR là chỉ số vô cùng quan trọng với một số website, vì vậy người làm SEO cần có những phương pháp phù hợp để tăng CTR lên. Để làm được điều đó thì bạn cần rank thứ hạng từ khóa website lên top. Việc tối ưu onpage với thẻ title và mô tả hấp dẫn sẽ làm tăng lượt click đến trang web của bạn. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tăng CTR một cách tự nhiên nhất.
Tránh đặt tiêu đề tập trung vào từ khóa
Đối với những người làm SEO trước kia, họ thường đặt các từ khóa chính ở đầu tiêu đề sau đó thêm 1 từ khóa phụ và ở cuối cùng là tên của thương hiệu. Tuy nhiên, cách này khá cũ và đã trở nên nhàm chán, không mang lại chỉ số CTR cao cho trang web. Cách tối ưu tiêu đề hiện đại là phá bỏ những cái cũ, những tiêu đề nặng keyword. Trong thời gian tới, Google sẽ nâng hạng kết quả hiển thị có CTR cao.
Kích thích cảm xúc
Cảm xúc là yếu tố chính khiến một người quyết định click hay không. Vì vậy, bẫy cảm xúc là một trong những cách để bạn có thể tăng CTR một cách nhanh chóng. Những bài Infographic sẽ giúp bạn có những ý tưởng về loại cảm xúc mà bạn cố gắng khơi gợi.
Một ví dụ cụ thể là thay vì một tiêu đề chỉ tập trung vào SEO như: “Ung thư vú giai đoạn cuối: 10 điều bạn cần biết”, bạn có thể thay đổi bằng cách thêm cảm xúc vào trong đó: “Chẩn đoán ung thư vú muộn, tỉ lệ sống chỉ còn 22% – Kiểm tra ngay hôm nay”.
Viết trên quan điểm cá nhân
Viết điều gì đó lớn lao với một giọng văn tạo được cảm hứng cho người đọc quả thật không phải là điều đơn giản. Để phá bỏ được rào cản đó, bạn hãy tự biến mình, hóa thân thành một người khác, một vị trí khác có mối quan hệ với khách hàng. Hãy thử tưởng tượng bản thân là “đối thủ” của họ hay một người “anh chị đàn trên” hoặc có thể là “trung tâm của bữa tiệc”. Cách này sẽ kích thích sự sáng tạo của bạn và trang web có thể nhận được nhiều nhấp chuột hơn.
Sử dụng con số ở tiêu đề
Những bài báo có số ngày nay được sử dụng khá phổ biến: “10 điều bạn học được ngay cả khi không còn ngồi trên ghế nhà trường”, “8 câu hỏi không thể không nghe vào dịp Tết” … Các tiêu đề có sử dụng con số như vậy sẽ thường thu hút người đọc click vào hơn. Các chuyên gia đã có thống kê nghiên cứu rằng những con số ở tiêu đề sẽ có khả năng làm tăng 36% chỉ số CTR.
Thêm những từ ngữ nhấn mạnh vào phần mô tả của bạn
Chỉ với vài từ hay cụm từ nhấn mạnh đúng sự quan tâm của người xem thêm vào phần mô tả sẽ khiến họ lập tức click vào trang web đó. Đó chính là sự lý giải cho việc nhiều sản phẩm quảng cáo khác nhau đều sử dụng chung tiêu đề như “1 mẹo cực dị” hay “Bí mật ăn kiêng cực shock được tiết lộ” . “Người dùng có xu hướng nghĩ rằng thứ gì đó là quan trọng nếu chúng là bí mật”, Michael Norton – một giáo sư marketing tại Trường Kinh Doanh Harvard đã nói trong 1 buổi phỏng vấn với Slate. “Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta có niềm tin lớn hơn với thông tin đó nếu chúng ta đã được nghe nói rằng nó đã được ‘phân loại.’ ”
Sử dụng URL thân thiện với người dùng
Nghiên cứu của Microsoft có chỉ ra rằng những trang web có URL mô tả chứa những từ có liên quan đến nội dung của chủ đề sẽ nhận được nhiều hơn 25% click so với những web có URL chung chung.
Khi mới tạo lập website, hệ thống quản trị có thể sẽ tự động tạo ra những URL chung chung như: www.example.com/category=sitespeed/id=4242?
Một URl mô tả thân thiện sẽ như này: www.example.com/improve-site-speed
Thử tìm các ý tưởng tiêu đề với Google Ads
Cách tốt nhất để bạn tìm ra những tiêu đề tốt mà không cần chi quá 50$ chính là PPC ads. Bạn sẽ tạo ra 1 mẫu quảng cáo và đưa URL trang bạn muốn cải thiện CTR thấp.
Bạn có thể kiểm tra kết quả tìm kiếm tự nhiên thông qua một kết quả tương tự ở Quảng cáo văn bản mở rộng hiển thị do Google Ads thiết kế. Đây là một công cụ thử nghiệm tuyệt vời để xem người dùng tương tác lại tiêu đề của bạn như thế nào. Trong trường hợp tiêu đề của thử nghiệm này có chỉ số CTR cao thì bạn hãy sử dụng nó. Còn kết quả không được tốt thì hãy viết 1 loạt ít nhất 10 tiêu đề và thử lại.
Test ý tưởng tiêu đề của bạn với những bài post Facebook
Cách này khá giống với cách thử nghiệm trên ở Google Ads. Bạn có thể test những tiêu đề sử dụng các bài post tự nhiên và mất phí trên Facebook. Nếu như tiêu đề và nội dung bài viết càng thu hút trên Facebook thì kết quả tìm kiếm tự nhiên của những tiêu đề này càng cao.