Da nhạy cảm là da gì? Cách nhận biết và Chăm sóc da nhạy cảm

Da nhạy cảm là gì? Da nhạy cảm khác da kích ứng ra sao? Những nguyên nhân khiến cho da trở nên nhạy cảm hơn? Đây vốn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, cần phân biệt những điều đó để có cách chăm sóc và bảo vệ làn da. Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu về sự khác biệt đó trong bài viết dưới đây nhé!

Da nhạy cảm là da gì?

Da nhạy cảm là loại da được xếp vào dạng khó chăm sóc nhất. Da nhạy cảm - khi lớp màng lipit (hay còn gọi là lớp màng bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường) bị suy yếu và làm việc kém hiệu quả. Do sự tác động từ các yếu tố từ môi trường bên ngoài sẽ dễ dàng khiến da bị kích ứng hơn hẳn so với các loại da khác. Da nhạy cảm cực kỳ nhạy cảm với cồn và hương liệu nên để tìm được một loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp là vô cùng khó.

Đây chính là loại da được mệnh danh “cô nàng đỏng đảnh” và khó chăm sóc nhất. Theo các chuyên gia đầu ngành, da nhạy cảm là khi lớp màng lipit (lớp màng bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường) bị suy yếu và làm việc kém hiệu quả.

Cách nhận biết da nhạy cảm

Có nhiều tình trạng da gây ra các triệu chứng tương tự và thường gây nhầm lẫn. Qua 10 dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm dưới đây, hãy xem liệu rằng bạn có gặp phải tình trạng này, từ đó lựa chọn cho mình cách chăm sóc da nhạy cảm phù hợp.

- Da nhạy cảm dễ dàng bị ửng đỏ.

- Da nhạy cảm dễ bị phát ban và xuất hiện các nốt sưng.

- Da nhạy cảm thường xuyên bị ngứa.

- Một số sản phẩm dưỡng da làm bạn cảm thấy châm chích và bỏng rát.

- Da bị khô, một số vùng xuất hiện bong tróc.

- Da nhạy cảm với tia UV, dễ bắt nắng hơn.

- Các mạch máu lộ rõ trên da nhạy cảm.

- Da nhạy cảm dễ bị kích ứng với nước hoa và các chất tạo mùi.

- Da nhạy cảm dễ bị kích ứng khi gặp hiện tượng thay đổi thời tiết.

- Da nhạy cảm dễ bị nổi mụn.

Nguyên nhân gây nên làn da nhạy cảm

Nguyên nhân chính là do hệ thống phòng thủ của da không còn hoạt động một cách chính xác nữa. Làn da khỏe mạnh sẽ có một hàng rào bảo vệ gọi là màng Hydrolipidic, hoạt động như một lá chắn giúp ngăn chặn vi khuẩn và các chất kích thích tiếp cận đến lớp da sâu bên trong. Lớp màng này cũng giúp giữ độ ẩm và rất quan trọng trong việc duy trì sự săn chắc, đàn hồi của da.
Đối với làn da nhạy cảm, hàng rào bảo vệ này đã bị yếu đi, khiến làn da dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với vi khuẩn cũng như những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Khi bị tiếp xúc quá lâu với vi khuẩn, các chất kích thích và những thay đổi từ môi trường sẽ khiến làn da nghĩ rằng đây là điều nguy hiểm. Kết quả là làn da của bạn sẽ gửi ra tín hiệu cảnh báo, gây nên những vết mẩn đỏ và cảm giác châm chích.

Chăm sóc da như thế nào khi bị dị ứng - kích ứng?

Khi gặp phải hai vấn đề trên thì làn da sẽ trở nên nóng rát. Lúc này bạn cần thực hiện ngay 3 bước sau:

- Rửa sạch ngay lớp mỹ phẩm đang dùng bằng nước lạnh, có thể xông mặt thì càng tốt.

- Dùng khăn xô quấn một vài viên đá lạnh và lăn đều trên da một cách nhẹ nhàng.

- Rửa mặt lại bằng sữa tươi không đường thay cho sữa rửa mặt.

Bạn sẽ nhận biết rất rõ da bị dị ứng với thành phần nào có trong mỹ phẩm, trong thuốc hoặc thực phẩm nào sẽ gây kích ứng cho cơ thể và da. Hãy bật chế độ “xa lánh” các loại thực phẩm đó. Bạn cũng nên test các sản phẩm trước khi sử dụng, để đảm bảo an toàn cho da.

Chăm sóc da nhạy cảm hay chăm sóc da bị dị ứng đều cần phải cẩn thận. Ngoài các bước và quy trình chăm sóc kể trên, môi trường sinh hoạt trong lành và sạch khuẩn cũng giúp làn da yếu ớt của bạn trở nên đầy năng lượng, tươi trẻ và có sức sống hơn.