Đam mỹ là gì? Những điều thú vị về đam mỹ

Mình là một người nghiện đọc truyện ngôn tình. Có một hôm, đứa bạn mình bảo mình nên chuyển guu đọc chuyện đi, chuyển sang đọc đam mỹ đi. Mình không rõ lắm đam mỹ là gì? Mọi người có thể giúp em giải đáp câu hỏi này và chia sẻ cho em những điều thú vị cần biết về đam mỹ với ạ.

Đam mỹ là gì? Những điều thú vị về đam mỹ

Đam mỹ là gì?

Đam mỹ là kết hợp giữa đam và mê. Đam có nghĩa là đam mê còn mỹ có nghĩa là đẹp. Hiểu một cách đơn giản nhất, đam mỹ có nghĩa là đam mê cái đẹp. Thực chất đây là một từ tiếng Trung dịch sang tiếng Việt, Phiên âm trong tiếng Trung của Đam mỹ là Danmei (đọc là tan mẩy). Từ này bắt nguồn từ tiếng Nhật có ý nghĩa là lãng mạn, duy mỹ.

Hiện nay, đam mỹ được biết tới với ý nghĩa là thể loại tiểu thuyết lãng mạn mà chủ để được khai thác từ những mối tình đồng tính luyến ái nam. Thường thì những câu chuyện này xuất xứ từ Trung Quốc. Trong thể loại tiểu thuyết này thường lấy bối cảnh Trung Quốc và hòa trộn giữa nhiều yếu tố văn hóa Trung Quốc. Đam mỹ hiện nay đã được thể hiện qua phim ảnh.

đam mỹ là gì

Đối tượng đam mỹ hướng tới là ai?

Thể loại tiểu thuyết này thường hướng tới độc giả là nữ. Khi mới đầu du nhập vào Đài Loan, đam mỹ là dòng tiểu thuyết có tên “Boy’s Love”. Hiện nay tại nước Nhật, “June” mới chính là tên gọi dành cho thể loại tiểu thuyết đam mỹ này. 

Tiểu thuyết đam mỹ bùng nổ vào cả văn học mạng ở nhiều khu vực thế giới với nhiều thể loại khác nhau như hiện đại, cổ trang, tương lai, võng di, sân trường chuyện xưa, huyền huyễn, phản xuyên qua,... Hầu hết đối tượng đam mỹ hướng tới là các cô gái hoặc những người phụ nữ trẻ, thi thoảng có một ít nam thanh niên. Những đối tượng này có tên gọi là các hủ nữ và hủ nam.

Nhân vật chính trong tiểu thuyết đam mỹ là ai?

Trong mỗi tác phẩm đam mỹ, nhân vật chính là nam. Chỉ vài trường hợp hiếm hoi thì nhân vật mới là nữ. Thông thường Bách hợp là thể loại có nhân vật chính là nữ đồng tính.

Nhân vật trong đam mỹ được phân ra làm 2 loại là Công (Top) và Thụ (Bottom). Theo tiếng Trung Quốc, Công mang nghĩa là cho đi còn Thụ có nghĩa là nhận lấy. Có một số thể loại Công – Thụ như Nhất công nhất thụ (Một công một thụ - chung thủy một vợ một chồng), Nhất thụ đa công ( Một công nhiều thụ - Chế độ đa thê), Nhất thụ đa công (Một thụ nhiều công – Chế độ đa phu), Mỹ công mỹ phụ (Cả công lẫn thụ đều xinh), Mỹ công sửu thụ (Công đẹp thụ xấu), Nhược công/thụ (Tính tình yếu đuối, dễ bị bắt nạt, lấn át), Cường công/thụ (Mạnh mẽ), Ôn nhu công/thụ (Tính tình hiền lành chứ không phải là ngu ngốc), Phúc hắc công/thụ (Thông minh không bao giờ phải chịu thiệt), Trung khuyển công/thụ (Rất nuông chiều người mình yêu), Nữ vương công/thụ (Tính cách táo bạo, có thói quen sai bảo), Đại thúc thụ (Thụ lớn tuổi, thường là hơn 30), Niên hạ công (Công ít tuổi hơn thụ), Phụ tử (Cha con),...

Các nhân vật có trong đam mỹ luôn luôn đẹp trai, táo bạo và vô cùng nồng nhiệt. Cốt truyện của một tác phẩm đam mỹ thường rất hay và có khung cảnh kỳ lạ. Với cốt truyện như thế, đam mỹ thỏa mãn được tâm lý của chị em phụ nữ nửa mơ mộng một nửa nổi loạn. Các chị em đọc những tác phẩm đam mỹ thường có mong muốn được làm những việc táo bạo mà phụ huynh của họ không chấp nhận.

đam mỹ là gì

Xã hội phản ánh thế nào về đam mỹ?

Mặc dù trên thực tế đam mỹ được đánh giá là một thể loại làm nóng cộng đồng giới trẻ nói chung và các độc giả nữ giới nói chung, nhưng dưới góc nhìn của những cơ quan ngôn luận chính thống và các nhà quản lý từ cấp dưới lên cấp cao đều đánh giá đam mỹ là một thể loại tiêu cực.

Báo Nhân dân đã có lần trực tiếp lên tiếng về thể loại đam mỹ là “một trào lưu ảo tưởng đầy tác hại, lãng quên tri thức...Nó đem tới cho người viết nhiều ảo tưởng, nghĩ rằng mình có thể trở thành một nhà văn thực sự...đẩy sự mơ tưởng tới khung cảnh viễn vọng, ẩn chứa những mầm họa lớn đối với sự phát triển tâm lý của bạn đọc trẻ...”

Nhưng thực tế, tiểu thuyết đam mỹ vẫn là một hiện tượng văn họa có tính chất lịch sử và tất yếu trong dòng chảy của xã hội hiện đại. Tiểu thuyết đam mỹ có đầy đủ những cơ sở thực tế và nghệ thuật để tiếp tục phát triển và tồn tại như một trào lưu văn học. Chỉ có điều, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nó nhận nhiều ý kiến tiêu cực mặc dù số lượng truyện đam mỹ vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ với số lượng tìm đọc trên Internet ngày càng tăng. Thế nhưng, lợi ích thể loại đam mỹ đem lại vẫn chưa được chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Hy vọng rằng sau này, các công tác quản lý cũng như các cơ quan chức năng sẽ giúp văn học đam mỹ trở nên lành mạnh hơn trên thị trường.

Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về đam mỹ.