Deja vu là gì? Bạn đã bao giờ bị Deja vu chưa?

Mình mắc phải một triệu chứng đó là khi tới một địa điểm xa lạ mà mình lại có cảm giác quen thuộc vô cùng dù chưa từng nhìn thấy hay đặt chân tới. Bạn mình bảo mình bị Deja vu. 
Deja vu là gì vậy ạ? Mình không hiểu rõ về nó lắm. Bạn đã bao giờ bị Deja vu chưa? Huhu bạn nào biết rõ về nó thì giải thích giúp mình Deja vu là gì và những thứ liên quan đến nó với ạ.
Mình cảm ơn trước.

Deja vu là gì? Bạn đã bao giờ bị Deja vu chưa?


 

Deja vu là gì?

Deja vu là một từ tiếng Pháp. Nó còn có tên gọi tiếng Anh là Promnesia. Dịch sang tiếng Việt nó có nghĩa là ảo giác, cảm thấy quen thuộc với môi trường, khung cảnh mới mà bạn chưa một lần đặt chân tới hay biết tới qua bất kỳ phương tiện nào. Nói một cách ngắn gọn, Deja vu là ký ức ảo giác thường xuyên thấy trong giấc mơ, cả trong hiện thực chắc chắn rằng hình ảnh này đã từng xuất hiện ở quá khứ.

Đây là một thuật ngữ được một nhà nghiên cứu tâm linh học người Pháp có tên Émile Boirac thông qua cuốn sách “Tương lai của Ngành Khoa học tâm linh”. Trong cuốn tiểu thuyết này được viết khi ông là sinh viên đại học năm cuối. 

deja vu là gì

Deja vu xuất hiện do nguyên nhân nào?

Tính tới thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra bài viết đầy đủ nhất liên quan đến khoa học thần kinh của Deja vu do Deja vu là thứ rất khó để tái tạo trong các phòng thí nghiệm hay môi trường nghiên cứu. Một giả thuyết được đưa ra đó là một người có thể cảm thấy cảm giác này khi họ đã từng nhìn thấy hoặc đã từng làm điều gì đó tương tự giống như kinh nghiệm họ từng trải qua nhưng hiện tại họ không thể nào nhớ lại được.

Một nhà nghiên cứu của Đại học St.Andrews đã phát hiện ra rằng sự xuất hiện của Deja vu liên quan rất nhiều đến việc theo dõi xung đột và giải quyết một phần ở não bộ chứ không phải ở bộ nhớ. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học còn cho rằng cảm giác này có thể là một cách để bộ não phát hiện xung đột bộ nhớ.

Việc đưa ra nguyên nhân xuất hiện Deja diễn ra khá phức tạp do có nhiều giả thuyết và lý do khác nhau. Học gỉa Thụy Sỹ có tên Arthur Funkhouser – người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về Deja vu đã khẳng định rằng để nghiên cứu hiện tượng này một cách chuyên sâu và hiệu quả hơn thì các sắc thái giữa các kinh nghiệm cần phải được lưu ý. 

Chắc chắn ai cũng có ít nhất một lần trong đời trải qua Deja vu. Theo nghiên cứu, khoảng 70% dân số đã trả qua một số hình thức Deja vu.
Nhóm tuổi 15 – 25 nằm trong danh sách nhóm tuổi trải qua hiện tượng này nhiều nhất.

Những giả thiết liên quan đến Deja vu là gì?

+ Deja vu xuất hiện do các giác quan đánh lừa con người.
+ Deja vu xuất hiện do lỗi biên mục đơn giản.
+ Deja vu xuất hiện do khả năng nhớ của con người không tốt.
+ Deja vu là một biểu hiện của bệnh động kinh.
+ Deja vu trở thành hiện tượng mãn tính do não bị tổn thương.

Deja vu có những loại phổ biến nào?

Theo nhà tâm lý học có tên Arthur Funkhouser, hiện tại Deja vu được chia làm 3 loại gồm có Deja Visite, Deja Vecu và Deja Senti.

Deja Visite.

Cảm giác xuất hiện trong loại Deja Visite là cảm giác nghịch lý. Khi gặp phải Deja Visite, chúng ta sẽ biết một nơi mà chúng ta chưa bao giờ đến thăm trước đây. Hiện tượng này được nghiên cứu bởi Carl Jung và được mô tả thông qua bài báo Về sự đồng bộ vào năm 1952.

Deja Vecu.

Dịch sang tiếng Việt, nó có nghĩa là Tôi đã trải qua điều này. Deja Vecu là một loại ảo giác phổ biến nhất trong 3 loại Deja vu. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người bình thường và sức khỏe ổn định. Bạn cảm nhận hiện tượng này thông qua nhận thức, giác quan và những trải nghiệm về một điều gì đó bạn từng trải qua, nó chân thực một cách khiến chính bạn còn không thể tin được và sự thật thì những điều đó không có thật. 

Tuy nhiên, Deja Vecu cũng có tính chính xác nhưng không phải chính xác so với thực tế mà nó chính xác về cảm giác. 
Deja Vecu và Deja Visite khác nhau ở vị trí đầu tiên và vai trò thống trị được chơi bởi cảm xúc.

Deja Senti.

Đây là một hình thức riêng của cảm xúc của con người. Deja Senti dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tôi đã thấy điều này. Hiện tượng này không giống 2 hiện tượng trên. Deja Senti được hình thành chủ yếu với các chiều không gian địa lý và không gian khác. Nó không chứa đựng những ảo giác huyền bí. Ngược lại, những gì bạn nhìn thấy trong Deja Senti hoàn toàn tự nhiên. Loại Deja Senti này thường xuất hiện ở những bệnh nhân động kinh.

deja vu là gì

Deja vu và bệnh động kinh liên quan với nhau như thế nào?

Trên thực tế, Deja vu và bệnh động kinh (cụ thể là những cơn co giật xảy ra ở người động kinh thùy thái dương trung gian – một loại bệnh động kinh gây ảnh hưởng đến hồi hải mã trong não) có mối liên hệ mạnh mẽ và nhất quán với nhau.

Hồi hải mã giữ vai trò quan trọng trong việc xử lý ký ức dài hạn và ngắn hạn. Những bệnh nhân mắc động kinh thùy thái dương trung gian sẽ liên tục gặp Deja vu khi bắt đầu lên cơn co giật. Hiện tượng này khiến một vài chuyên gia tin rằng đó là kết quả của một sự sai lệch thần kinh. Cụ thể, khi nơ - tron trong não bộ truyền đi tín hiệu một cách ngẫu nhiên, điều này đem tới cho con người cảm giác một thứ gì đó quen thuộc ảo.

Từ những điều này mà một câu hỏi được đặt ra Deja vu là cảm giác quen thuộc hay là một căn bệnh huyền bí.

Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách khách quan nhất, Deja vu vốn chỉ là một cơ chế mang tính sinh học của con người hoặc dấu hiệu của bệnh động kinh chứ không hề có liên quan gì tới những thứ được gọi là trải nghiệm tiền kiếp, tiên tri hay du hành thời gian. Chính vì thế, thông qua bài viết này, bạn hãy kiểm tra xem bạn có thường xuyên bị Deja vu hay không và loại Deja vu bạn thường xuyên gặp phải là loại nào. 

Hy vọng bài viết này đem tới cho bạn nhiều thông tin về Deja vu và những thứ liên quan đến nó.