Diop là gì? Chỉ số Diop có ý nghĩa gì? Cách đổi Diop sang độ?

Khi chúng ta mắc bệnh về mắt, thường hay đến khái niệm độ, nhưng thực sự độ không phải là một khái niệm hoàn toàn chính xác khi nhắc đến các bệnh về quang học. Thay vào đó là khái niệm diop, có phải nghe rất lạ không? Vậy diop là gì? Đơn vị đo diop là gì? Độ cận thị diop là gì? Cùng Wikihoidap.org tìm hiểu nhé!

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt, do trục trước sau của nhãn cầu quá dài trong khi công suất của các thấu kính (hệ giác mạc-thuỷ tinh thể) là bình thường, hoặc công suất của thấu kính quá cao trong khi độ dài trục nhãn cầu trước sau là bình thường. Do đó vật ở vô cực ta sẽ nhìn mờ vì ảnh rơi trước võng mạc.

Người bị cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ (bộc lộ qua động tác nheo mắt). Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt là ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên.

Nguyên nhân cận thị chưa được biết rõ, nhưng người ta cho rằng có 2 yếu tố thúc đẩy đó là di truyền và yếu tố môi trường.

Độ cận thị là gì?

Độ cận thị được biết đến là thông số để xác định mức độ cận thị nặng hay nhẹ, từ đó tìm biện pháp khắc phục phù hợp. Độ cận thị chính là Diop – độ cong của loại thấu kính được sử dụng để giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách bình thường. D là ký hiệu viết tắt được sử dụng của Diop.

Thường thì khi đi đo khám mắt để biết xem mình có bị cận thị hay không bạn sẽ nhận được các kết quả cận mấy độ. Trong đó độ được biểu thị bằng ký hiệu -D trên kính cận. Và từ đó người ra hay đưa ra các kết quả cận bao nhiêu độ như 1D, 2D, 3D hay 1.5D, 2.5D,… D ở đây chính là viết tắt của Diop. Để tìm hiểu cụ thể hơn Diop là gì chúng ta cùng đến với phần tiếp theo của bài viết.

Diop là gì? Các chỉ số Diop

Diop là đơn vị đo độ cong của kính mắt được biết đến với các cách độc như Điốp hoặc Đi – Ốp. Đơn vị Diop càng dày thì tình trạng cận thị càng nặng cũng như độ dày của kính càng tăng. Diop là gì? – Nói một cách chính xác thì Diop chính là thước đo độ cong của thấu kính.

Diop được tính bằng tiêu cự của thấu kính F. 1 Diop thì bằng 1/F. Cụ thể nếu 1 Diop thì tiêu cự thấu kính F bằng 1m, còn 2 Diop thì F bằng 2m. Từ cách tính trên các bác sĩ sẽ đo ra độ cận thị trên mắt của bạn. Bằng chính số liệu độ cong của mắt kính, cũng như có bao nhiêu F.

Diop được ký hiệu bằng D. Do là kính cận nên Diop được ghi thành -D theo đúng chuyên môn bởi thấu kính cận là thấu kính cầu lõm. Tương ứng với các số đo cận thị trên mắt bạn Diop sẽ được gọi là -D. Ví dụ như bạn cận 1 độ thì mặt kính sẽ ghi -1D, 2 độ sẽ ghi là -2D,…

1 diop bằng bao nhiêu độ bao nhiêu cm?

1 diop = 1/F

Trong đó F là tiêu cự của thấu kính và bao nhiêu diop thì số F sẽ là bắt nhiêu tức là độ dày độ cong của thấu kính bạn đeo sẽ phụ thuộc và F nhé ta có:

 

  • 1diop thì F=1m hay F=100cm
  • 2diop thì F=0,5m hay F=50cm
  • 3diop thì F=0.33m hay F=33cm
  • 4diop thì F=0.25m hay F=25cm

Cách tự đo độ cận của mắt

Nếu thắc mắc việc đo mắt cận như thế nào, bạn nên biết cách tính độ cận thị bằng việc tự đo độ cận của mắt. Bạn dùng bảng đo độ cận thị bằng cách ngồi trước bảng, sau đó đề nghị một người chỉ, bạn là người che một bên mắt (thay phiên nhau) rồi đọc các hình trên bảng theo chỉ dẫn.

Có nhiều loại bảng đo thị lực như:

– Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt

– Bảng thị lực chữ E của Armaignac

– Bảng thị lực chữ cái của Snellen với các chữ cái: L F D O I E

– Bảng thị lực hình với các loại đồ vật/ con vật dùng cho trẻ em, hoặc người không biết chữ

Tùy vào từng đối tượng mà dùng cách tính độ cận thị với bảng đo khác nhau.

Công thức tính độ cận thị được dựa vào điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Ảnh nằm trong giới hạn 2 điểm đó sẽ được mắt nhìn thấy rõ ràng. Với trẻ cận thị, điểm cực viễn thường là 2m, tương đương với cận -1D, điểm cực viễn là 1m tương đương cận -1.5D. Còn nếu điểm cực viễn là 50cm thì tương ứng độ cận thị của mắt là -2D. Từ cách đo như vậy, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng cách khắc phục cho tình trạng mắt hiện tại của trẻ.