DNS là gì? Những kiến thức cơ bản liên quan đến DNS

Mình đang tìm hiểu về DNS. Anh chị em nào kiến thức chuyên sâu về DNS, có thể chia sẻ cho mình và nhiều người đang quan tâm về DNS rằng DNS là gì và những kiến thức cơ bản liên quan đến DNS như quá trình hoạt động của nó như thế nào, nguyên tắc hoạt động của nó ra sao hay nó có những chức năng gì....
Mình cảm ơn trước nhé.

DNS là gì? Những kiến thức cơ bản liên quan đến DNS
 

DNS là gì?

DNS là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Domain Name System. Nó có nghĩa tiếng Việt là hệ thống phân tán phần mềm. Hệ thống này được phát minh vào năm 1984 dành cho Internet với tư cách là một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa tên miền và địa chỉ IP – địa chỉ kết nối giữa máy chủ và máy khách để chuyển tải dữ liệu.
Hệ thống tên miền DNS đặt tên theo thứ tự cho máy tính, dịch vụ hay bất cứ nguồn lực nào thao gia sử dụng Internet. Thông qua DNS, nhiều thông tin đa dạng được liên kết với tên miền được gán cho những người tham gia sử dụng.

Quá trình DNS hoạt động diễn ra như thế nào?

Trước khi đi vào tìm hiểu quá trình DNS hoạt động, bạn phải chắc chắn nắm rõ rằng tất cả các máy tính trên Internet đều có thể là máy chủ web, máy tính ở nhà hay tất cả các thiết bị mạng có địa chỉ IP duy nhất được phân bổ cho nó. Vì thế, bạn luôn nhớ rằng DNS giữ vai trò quan trọng trong quá trình bạn cố gắng truy cập trang web hay thực hiện thao tác gửi E-mail.
Ví dụ khi bạn gõ tìm kiếm vào thanh địa chỉ của trình duyệt là  www.google.com thì máy tính của bạn sẽ sử dụng máy chủ DNS với mục đích lấy địa chỉ IP của máy chủ Google là “74.125.236.37”. Nhờ quá trình này, máy tính của bạn có thể thiết lập kết nối với máy chủ sau khi bạn nhìn thấy trang Google tải trang lên trình duyệt. Quá trình này có được gọi là quá trình phân giải DNS.

DNS là gì

Hiện nay, có hàng triệu trang Web trên Internet, nó sẽ không thể để tất cả mọi người nhớ địa chỉ IP của tất cả các trang web truy cập nó. Vì thế, thi thoảng các trang web có tên miền độc đáo dễ nhớ sẽ được người dùng xác định một cách dễ dàng. Tuy nhiên, các địa chỉ IP vẫn được xem như cơ sở trong quá trình giao tiếp nội bộ của thiết bị mạng. DNS chọn đây là nơi giải quyết cho người sử dụng tên miền thân thiện với máy tương ứng với địa chỉ IP thân thiện của nó.
Nhìn chung, DNS hoạt động như một giao thức nhằm thiết lập liên kết giữa hai người với nhau. 

DNS có những chức năng gì?

Mỗi trang web đều có một tên miền hay đường dẫn URL (Uniform Resource Locator) và một địa chỉ IP. Trong đó, địa chỉ IP gồm có 4 nhóm số cách nhau thông qua dấu chấm (IPv4). 
Khi bạn thực hiện thao tác mở một trình duyệt web và gõ tên một trang web nào đó thì trình duyệt tự động đưa bạn đến thẳng trang web bạn đang tìm kiếm. Đặc biệt, quá trình này không đòi hỏi bạn nhập địa chỉ IP của trang web.
Trong khi các DNS hỗ trợ việc qua lại với nhau nhằm dịch địa chỉ IP thành tên và ngược lại thì một DNS Server (máy chủ tên miền) giữ nhiệm vụ dịch tên miền thành địa chỉ IP với mục đích giúp trình duyệt hiểu và truy cập thành công vào trang web.
Vì thế, khi truy cập tìm kiếm một trang web nào đó, bạn chỉ cần nhớ tên trang web mà không cần phải nhớ địa chỉ IP.

DNS có nguyên tắc làm việc như thế nào?

DNS có khả năng truy vấn các DNS Server khác nhằm có được một các tên đã được phân giải.

DNS của mỗi tên miền đều giữ hai nhiệm vụ bao gồm việc chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy nằm trong phạm vi tên miền và các địa chỉ Internet – cả bên ngoài và bên trong miền nó quản lý và DNS giữ nhiệm vụ trả lời, hồi đáp lại các DNS Server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên nằm bên trong miền nó quản lý.

DNS là gì

DNS Server có khả năng đặc biệt là nhớ lại những tên vừa phân giải.

Điều này hỗ trợ cho những yêu cầu phân giải những lần tiếp theo. Tùy thuộc vào quy mô từng DNS mà số lượng những tên phân giải được lưu lại theo những dạng khác nhau.

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ đều có một DNS Server riêng để vận hành và duy trì.

Trường hợp xuất hiện một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một trang web thì DNS Server của chính tổ chức quản lý website đó sẽ giữ nhiệm vụ phân giải tên website chứ không phải DNS Server nào khác. 

INTERNIC – Internet Network Information Center.

Nó chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền cũng như các DNS Server tương ứng. Bạn có thể hiểu đơn giản INTERNIC là một tổ chức được NSF – National Science Foundation và ATT, Network Solution đứng ra thành lập. Nó chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet và quản lý tất cả các DNS Server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ IP.

Tại sao DNS rất dễ bị tấn công?

Để thực hiện quá trình phân giải DNS, trình duyệt bạn truy cập phải liên hệ với một máy chủ tên nhằm lấy lại địa chỉ IP tương ứng. Có hai loại máy chủ tên là máy chủ tên có thẩm quyền – nơi thông tin của một vùng được lưu trữ đầy đủ và máy chủ tên đệ quy – nơi trả lời các truy vấn DNS cho người sử dụng Internet đồng thời lưu trữ kết quả phản hồi của DNS trong một khoảng thời gian nào đó. Khi một phản hồi được máy chủ tên đệ quy nhận thì nó sẽ lưu trữ tạm phản hồi đó để cho các truy vấn tiếp theo được diễn ra. Lưu trữ tạm thời giúp số lượng yêu cầu thông tin cần thiết giảm đi nhưng nó lại tạo điều kiện cho người các tội phạm mạng tấn công.
Một số tội phạm có thể tấn công có thể thực hiện các công việc như cướp tài khoản Email, mạo danh các trang web, ăn cắp mật khẩu và thông tin, trích dẫn dữ liệu thẻ tín dụng và những thông tin mật khác....

Trên đây là những kiến thức về DNS mà mình có thể chia sẻ và giải đáp cho bạn. Hy vọng nó sẽ giúp bạn nắm bắt DNS một cách cơ bản nhất.