-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Độ tan là gì? Công thức tính độ tan và Các yếu tố ảnh hưởng
Trong kiến thức phổ thông thì độ tan là một phần kiến thức vô cùng quan trọng và không thể bỏ qua trong chương trình học. Vậy độ tan là gì? Các tiêu chí và công thức tính độ tan ra sao? Mời các bạn cùng với Wikihoidap giải đáp trong bài viết về độ tan dưới đây.
Danh mục nội dung
Độ tan là gì
Độ hòa tan là một đặc điểm hòa tan của chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí vào dung môi để tạo ra một dung dịch đồng nhất. Độ hòa tan của một chất phụ thuộc chủ yếu vào các tính chất vật lý và hóa học của chất tan và dung môi cũng như nhiệt độ, áp suất và pH của dung dịch. Hiểu theo nghĩa rộng hơn độ hòa tan của một chất trong một dung môi nhất định được đo đạc bằng nồng độ bão hòa, bão hòa ở đây có nghĩa là việc thêm nhiều chất tan sẽ không làm tăng nồng độ của dung dịch và bắt đầu xuất hiện kết tủa của một lượng chất tan dư.
Vậy độ tan của một chất trong nước là gì? Độ tan của một chất trong nước chính là độ tan của chất đó trong 100g nước ở điều kiện nhiệt độ nhất định. Tuy nhiên, không phải chất nào cũng tan trong nước. Vì thế, người ta đã dựa vào độ tan trong nước của chất đó để xác định đó là chất tan hay không tan.
Chất tan và chất không tan
- Nếu 100 gam nước hòa tan:
> 10 gam chất tan → chất dễ tan hay chất tan nhiều.
< 1 gam chất tan → chất tan ít.
< 0,01 gam chất tan → chất thực tế không tan.
Có nhiều người thường nhầm lẫn độ tan với tích số tan. Nhưng cả 2 thứ đó đều khác nhau. Tích số tan là tích giữa số các nồng độ của những ion tự do trong dung dịch bão hòa ở một điều kiện nhiệt độ nhất định với các chỉ số của ion trong phân tử.
Tính tan của các hợp chất trong nước
- Bazơ: phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2.
- Axit: hầu hết các axit tan được, trừ H2SiO3.
- Muối: Các muối nitrat đều tan.
+Phần lớn các muối clouaa và sunfat tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.
+ Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3.
Ta có bảng tính tan của một số hợp chất sau:
Công thức tính độ tan
Công thức: S = (Mct/Mdm)x100
Trong đó:
Mct là khối lượng chất tan
Mdm là khối lượng dung môi
S là độ tan
Khi mà độ tan càng lớn thì chất đó càng dễ bị tan, còn nếu như độ tan càng nhỏ thì chất đó rất khó để hoà tan trong 100mg dung dịch nước. Dựa vào công thức tính độ tan, người ta có thể đưa ra được mối liên hệ giữa độ tan của một chất với nồng độ % của một dung dịch bão hoà.
Công thức: C%=(100S/(100+S))
Yếu tố ảnh hưởng tới độ tan
- Độ tan của chất rắn trong nước: khi nhiệt độ tăng thì độ tan tăng và ngược lại.
- Độ tan của chất khí trong nước: độ tan của chất khi trong nước sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và áp suất.
Bài tập ôn tập
Bài 1. Hãy chọn câu trả lời đúng.
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:
A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch
B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
C. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
D.Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
Đáp án : D đúng.
Bài 2. Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:
A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Có thể tăng và có thể giảm
D. Không tăng và cũng không giảm.
Đáp án : A đúng
Bài 3. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:
A. Đều tăng
B. Đều giảm
C. Phần lớn là tăng
D. Phần lớn là giảm
E. Không tăng và cũng không giảm.
Đáp án : C đúng