Đơn vị đo khối lượng là gì? Các đơn vị đo khối lượng thường dùng

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe đến các từ như “cân”, “tạ”, “yến”. Chẳng hạn, khi chúng ta đi mua gạo sẽ nhận được câu hỏi quen thuộc như “Bạn mua bao nhiêu cân?” hay “Bạn lấy bao gạo năm yến hay mười yến?”.

Những từ này đều là các từ chỉ các đơn vị đo khối lượng và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và cả trong các lĩnh vực toán học, vật lý hay hóa học.

Vậy có những đơn vị đo khối lượng nào thường được sử dụng, cách quy đổi chúng như thế nào và những lưu ý khi chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, hôm nay Kinhcan.vn sẽ giới thiệu với bạn đọc.

1. Các khái niệm cơ bản về đơn vị đo khối lượng

Để hiểu về đơn vị đo khối lượng, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về đơn vị, khối lượng và đơn vị đo khối lượng.

1.1. Đơn vị là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, đại lượng có nghĩa là đơn vị dùng để định lượng một sự vật nào đó, nhằm mục đích so sánh với những sự vật khác. 

Từ đơn vị cũng có thể hiểu rộng hơn khi được dùng cho người, ví dụ như một đơn vị trong quân đội hay đơn vị xã, phường, thị trấn. 

Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ nhắc đến những đơn vị dùng để định lượng, sử dụng trong toán học, hóa học, vật lý và cả cuộc sống hàng ngày.

1.2. Khối lượng là gì?

Khối lượng được hiểu đơn giản là lượng chất của một sự vật nào đó có thể cân, đo, đong, đếm. Để biết khối lượng của vật, ta sử dụng cân để đo. 

1.3. Đơn vị đo khối lượng là gì?

Như vậy, ta có thể hiểu đơn vị đo khối lượng là những đơn vị dùng để đo khối lượng của sự vật để mô tả khối lượng của sự vật đó, đồng thời nhằm mục đích so sánh khối lượng của chúng với nhau.

2. Các đơn vị đo khối lượng thường dùng

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy có rất nhiều đơn vị đo khối lượng được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc năm đơn vị đo khối lượng phổ biến ở Việt Nam.

2.1. Đơn vị đo khối lượng gam (hay gram)

Trong các đơn vị đo lường thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, gram, kí hiệu “g”, là đơn vị nhỏ nhất và thường dùng để định lượng những vật như chất lỏng hay kim loại, đá.

2.2. Đơn vị đo khối lượng kilogam (hay kilogram)

Kilogam là đơn vị đo khối lượng được kí hiệu bởi hai chữ cái “kg”. Đây là đơn vị thông dụng nhất trong các đơn vị đo khối lượng và dùng để đo khối lượng của nhiều vật khác nhau, trong đó có cân nặng của người.

2.3. Đơn vị đo khối lượng yến

Yến cũng là một đơn vị đo khối lượng hay được sử dụng. Yến thường dùng để đo khối lượng của lương thực, chẳng hạn như “mười yến gạo”. Khác với gam và kilogam, kí hiệu của yến được viết giống như tên gọi của nó.

2.4. Đơn vị đo khối lượng tạ

Cũng giống như “yến”, đơn vị tạ được kí hiệu như tên gọi, chẳng hạn “mười tạ thóc” hay “một tạ gạo”. Đơn vị này thường dùng để đo lượng nông sản, lương thực thực phẩm.

2.5. Đơn vị đo khối lượng tấn

Trong các đơn vị đo khối lượng phổ biến, tấn là đơn vị lớn nhất và nặng gấp mười lần tạ. Tấn được kí hiệu là “t”, dùng để đo khối lượng nông sản, vật liệu và nhiều vật khác. 

Ở Việt Nam, có một cụm từ phổ biến là “chị Hai năm tấn” được sử dụng để chỉ người nông dân ở tỉnh Thái Bình, vùng đất nổi tiếng với sản lượng gạo cao hàng đầu cả nước trong thời chiến tranh.

2.6. Cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng phổ biến nhất

Với các đơn vị đo khối lượng liệt kê ở trên, ta có cách chuyển đổi như sau:

  • Một tấn bằng mười tạ

  • Một tạ bằng mười yến

  • Một yến bằng mười kilogam

  • Một kilogam bằng một nghìn gam

Ví dụ: Hai tấn khi chuyển đổi thì bằng hai mươi tạ, bằng hai trăm yến, bằng hai nghìn kilogam và bằng hai trăm nghìn gam. Mười tấn được chuyển thành một trăm tạ, một nghìn yến, mười nghìn kilogam và một triệu gam.

Bạn đọc cần chú ý thứ tự từ nhỏ đến lớn của các đơn vị đo khối lượng để tránh nhầm lẫn. Theo quy tắc, một đơn vị đo khối lượng sẽ gấp mười lần đơn vị đứng ngay sau nó.

3. Các đơn vị đo khối lượng khác

Ở phần trên, bạn đọc vừa được giới thiệu các đơn vị đo khối lượng thường dùng tại Việt Nam. Thực tế tại các quốc gia trên thế giới, có những đơn vị đo khác cũng thường được sử dụng.

3.1. Đơn vị đo khối lượng pound

Tại Anh, pound là đơn vị đo phổ biến nhất và được kí hiệu là lb, lbs hoặc lbm. Một pound được quy đổi bằng 0,454 kilogram.

3.2. Đơn vị đo khối lượng ounce

Ounce, được kí hiệu là oz là đơn vị đo khối lượng phổ biến tại Hoa Kỳ. Một ounce bằng 28,35 gam, bằng 0,0625 pound và bằng 0,02835 kilogram.

3.3. Đơn vị đo khối lượng carat

So với hai đơn vị đo khối lượng pound hay ounce, carat không được sử dụng phổ biến bằng vì nó chỉ đo khối lượng rất nhỏ, chủ yếu là vàng, bạc và các loại đá quý. Một carat được quy đổi thành 0,2 gam.

3.4. Đơn vị đo khối lượng mol

Mol, đọc là “mon”, là một đơn vị đo khối lượng dùng trong bộ môn Hóa học. Đơn vị này thường dùng để diễn tả một lượng hóa chất mà trong đó có chứa 6,023×1023 phân tử và được sử dụng cho mọi loại hóa chất.

Điều đó có nghĩa là với cùng lượng mol như nhau thì lượng các hóa chất khác nhau sẽ có cùng số lượng phân tử trong đó. Đơn vị này thường dùng để giúp việc tính toán các phản ứng thuận tiện hơn.

Con số 6,023×1023  được lựa chọn làm quy ước cho số lượng phân tử hoặc nguyên tử của mol bởi giá trị khối lượng của một mol hóa chất sẽ bằng đúng giá trị khối lượng một phân tử hóa chất đó.

3.5. Một số đơn vị đo khối lượng ít dùng

Ngoài chín đơn vị đo khối lượng phổ biến ở trên, còn có các đơn vị đo khối lượng khác ít được sử dụng. Chẳng hạn, đơn vị decagam, viết tắt là “dag” là đơn vị đo đứng ngay trước gam và một decagam thì bằng mười gam.

Ở trước decagam, có đơn vị đo khối lượng khác là hectogam và một hectogam bằng mười decagam.

Ngoài hai đơn vị trên, còn có một số đơn vị khác như miligam hay microgam. Các đơn vị này thường dùng để đo khối lượng của những vật siêu nhỏ, chẳng hạn côn trùng hoặc thậm chí là vi khuẩn.

LỜI KẾT

Trên đây là các đơn vị đo khối lượng thường thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau và cách chuyển đổi giữa các đơn vị này. Hi vọng bài viết của Kinhcan.vn sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn bao quát về các đơn vị đo khối lượng để áp dụng vào học tập và làm việc.