Doping là gì? Quy định về sử dụng doping trong thể thao cần lưu ý

Nếu bạn là một trong những người hâm mộ thể thao thì chắc chắn doping không còn là một khái niệm xa lạ. Chúng ta thường hay nghe nói về các quy định xử phạt doping hay luật phòng chống doping song không phải ai cũng có những hiểu biết chính xác về những vấn đề này. Vậy Doping là gì? Quy định về sử dụng doping trong thể thao cần lưu ý

Doping là gì

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem doping là gì, nó có hại như thế nào và tại sao lại bị cấm sử dụng trong thi đấu như vậy.

Doping là gì?

Doping là tên gọi chung của các nhóm chất kích thích có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu. Khi sử dụng các nhóm chất kích thích này, lượng máu lưu thông về tim sẽ giúp tăng cường thể lực và sự tập trung.

Doping là gì?

Có 3 loại doping thông dụng được sử dụng rộng rãi chính là: doping máu, doping cơ và doping thần kinh. Mỗi loại doping lại có những đặc điểm và tác dụng khác nhau.

  • Doping máu giúp tăng cường sự vận chuyển oxy qua hồng cầu. Một số dạng doping dạng này là ESP (Erythropoietin), NESP (Darbopoetin). NESP có tác dụng mạnh gấp 10 lần ESP. Tác dụng của thuốc kéo dài 10 ngày.

  • Doping cơ giúp tăng cường sức mạnh của cơ. Nguyên lý sức mạnh của loại doping này là tăng cường sự sản sinh hormone. Loại doping này thường được các vận động viên điền kinh, cử tạ hoặc bóng đá sử dụng.

  • Doping thần kinh có tác dụng ngăn chặn điều kiện và sự phản hồi của cơ bắp tới hệ thần kinh. Điều này giúp cơ thể không cảm thấy mệt mỏi khi vận động.

Vì sao doping bị cấm sử dụng trong các môn thể thao?

Các loại doping nói chung đều có tác dụng đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tăng cường khối lượng máu chảy về tim, làm tăng thể lực cùng sự tập trung cho các vận động viên, làm cho cơ thể không bắt buộc phải nghỉ khi mệt, chính vì thế nếu các vận động viên lợi dụng doping trong thi đấu thể thao thì sẽ làm mất đi tính công bằng trong quá trình thi đấu. Không chỉ vậy, lạm dụng doping còn gây ra những ảnh hưởng không tốt, thậm chí là đe dọa đến cả tính mạng của các vận động viên. Chính vì thế, doping là một điều cấm kỵ trong thể thao thế giới nói chung và nước nhà nói riêng.

Vì sao doping bị cấm sử dụng trong các môn thể thao?

Hệ lụy từ việc sử dụng Doping

  • Vận động viên nữ có xu thế nam hóa: Khi sử dụng thuốc tăng đồng hóa mà đại diện là các loại thuốc bắt nguồn từ kích dục tố nam testosterone nhằm làm tăng thể tích và sức mạnh cơ, các VĐV nữ có xu thế nam hóa như giọng nói trầm lại, nổi mụn, mọc râu, mọc lông và rối loạn kinh nguyệt, còn VĐV nam có nguy cơ bị teo tinh hoàn, tinh dịch giảm và có thể dẫn đến liệt dương. Ngoài ra, nó còn gây ra tình trạng giữ muối (Na+) dễ dẫn đến suy tim hoặc suy thận. Loại dược phẩm này còn có thể gây bệnh gan ứ huyết và ung thư gan.

  • Làm yếu cơ, to các đầu chi: Các nội tiết tố tăng trưởng thường được sử dụng với mục đích làm tăng sức bền cho vận động viên. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng nó sẽ làm yếu cơ, to các đầu chi hoặc gây bệnh tiểu đường.

  • Gây hội chứng run rẩy: Theo nghiên cứu cho thấy, các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương như amphetamin không những không giúp các vận động viên tăng sức, không làm tăng lực và sức bền cho cơ mà ngược lại, khi vận động viên dùng nhiều, chúng gây ra hội chứng run rẩy, thiếu tự tin, mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh.

  • Gây tán huyết, sốt, mẩn ngứa: Phương pháp doping “máu” làm tăng lượng hồng cầu, từ đó tăng khả năng cung cấp oxi cho các tế bào, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ và bền bỉ hơn. Tuy nhiên, những vận động viên áp dụng phương pháp này có thể bị tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, suyễn nặng, nhiễm khuẩn gan, hoặc nhiễm HIV. Thêm vào đó, nếu truyền vào cơ thể một lượng hồng cầu quá lớn, có thể dẫn đến nghẽn mạch máu, gây ảnh hưởng cục bộ, hoặc thậm chí tử vong.

Mức phạt dành cho cầu thủ sử dụng doping ra sao?

Mặc dù sử dụng doping gây ra những nguy hiểm khó lường song hiện tượng này vẫn rất phổ biến trên thế giới, và nguyên nhân phần nhiều xuất phát từ việc họ phải chịu đựng sức ép thành tích khá lớn. Một cuộc điều tra ở Pháp cho thấy, 80% số vận động viên được hỏi cho biết họ sẵn sàng sử dụng doping nếu việc này chắc chắn dẫn họ đến ngôi vị quán quân trong các giải đấu Châu Âu. Vậy mức phạt dành cho cầu thủ sử dụng doping sẽ như thế nào?

Mức phạt dành cho cầu thủ sử dụng doping ra sao?

Theo Thông tư số 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về phòng, chống Doping trong hoạt động thể thao, Hội đồng có quyền đánh giá mức độ vi phạm doping. Dựa trên từng mức độ khác nhau, các mức kỷ luật cũng có thời hạn khác nhau.

  • Trước năm 2015, án phạt dành cho vận động viên sử dụng Doping là 12 tháng. Theo đó, bất kỳ vận động viên nào có kết quả dương tính với Doping đều phải bị cấm thi đấu trong vòng 12 tháng.

  • Trong thời gian chịu kỷ luật, vận động viên được theo dõi định kỳ 6 tháng một lần. Mọi sự thay đổi về hoạt động luyện tập, thi đấu và công tác chuyên môn của vận động viên đều được báo cáo lên Hội đồng.

  • Luật phòng chống Doping năm 2015 quy định: Vận động viên sử dụng doping có chủ đích sẽ chịu án phạt tối đa lên đến 4 năm. Trong khi đó, vận động viên vô ý sử dụng chất kích thích bị phạt 2 năm.

  • Thời gian phạt sẽ giảm xuống nếu vận động viên cung cấp các bằng chứng y học. Nếu mục đích sử dụng doping không phải là gian lận trong thi đấu, án phạt sẽ được xem xét lại.

  • Thành khẩn thừa nhận hành vi gian lận và giúp đỡ cho quá trình điều tra có thể được giảm án. Trong những trường hợp đặc biệt, WADA có thể hủy bỏ toàn bộ án phạt. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng đảm bảo bí mật danh tính cho các vận động viên muốn hợp tác.

Một số điều luật khi xử lý vi phạm Doping

Trong quá trình xử lý vi phạm doping, tất cả mọi thông tin liên quan đến vận động viên đều được hội đồng xem xét và toàn quyền quyết định. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm doping, các bác sĩ và chuyên gia có thẩm quyền được phép thành lập Hội đồng nhằm đánh giá mức độ vi phạm. Hội đồng phụ trách việc xem xét và giám sát tình trạng của vận động viên vi phạm.

  • Đối với các hành vi vi phạm doping trong giải đấu quốc gia, khu vực hoặc quốc tế, Trưởng ban tổ chức có quyền thành lập Hội đồng.

  • Cơ cấu của Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping gồm 5 đến 7 thành viên. Các thành viên được phân cấp từ Chủ tịch đến ủy tiên. Thành viên chủ chốt của hội đồng là chuyên gia y tế và pháp lý. Họ đại diện cho Ủy ban Olympic, Hiệp hội Paralympic và các liên đoàn thể thao có liên quan.

  • Nguyên tắc đánh giá vận động viên vi phạm doping là dân chủ và công bằng. Kết quả cuối cùng dựa trên sự biểu quyết của số đông. Kết quả phải phù hợp với quy định chuyên môn của Bộ luật phòng, chống doping thế giới.

  • Hội đồng chỉ có quyền lực khi xem xét vận động viên vi phạm doping. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ, Hội đồng tự giải thể.

Một số điều luật khi xử lý vi phạm doping

Cuộc chiến chống lại Doping của FIFA

Với những nguy hiểm mà doping gây ra, đặc biệt là những ảnh hưởng liên quan đến tính công bằng của nó trong thi đấu thì chắc chắn FIFA không thể nhắm mắt làm ngơ với hình thức gian lận này. Cuộc chiến chống lại doping đã diễn ra nhiều năm song đỉnh điểm nhất phải kể đến thời điểm World Cup 2014 diễn ra.

Sau khi báo cáo của luật sư Richard McLaren được thông báo rộng rãi thì một loạt các vận động viên của Nga bị nghi ngờ sử dụng Doping, trong đó có 33 cầu thủ và 1 cầu thủ thi đấu tại World Cup 2014. Tuy nhiên, sau khi trao đổi và phỏng vấn với giám đốc phòng xét nghiệm Moscow về bê bối bảo trợ Doping của quốc gia này và kiểm tra Doping mẫu của các vận động viên trong danh sách họ không tìm được kết quả. Chính vì thế, FIFA hoàn toàn không có căn cứ để khẳng định rằng bất cứ ai trong những cái tên này dính Doping thể thao, song tổ chức bóng đá quyền lực này vẫn tuyên bố rằng sẽ xử lý mạnh tay nếu phát hiện bất cứ trường hợp nào có kết quả dương tính với doping. Đây là việc cần phải làm để đảm bảo sự trong sạch trong các giải đấu thể thao.

Tại ASIAN CUP năm nay, đã có cầu thủ trong đội tuyển Việt Nam của chúng ta cũng đã bị AFC kiểm tra doping. Nếu chỉ mới theo dõi hay yêu thích bóng đá gần đây thì nhiều người sẽ cho rằng hành động này như một sự “nghi ngờ” đối với các cầu thủ đội nhà song thực ra đây chính là một trong những nguyên tắc bắt buộc phải làm sau mỗi trận đấu hay trong bất cứ một giải đấu bóng đá nào. Sau 2 trận đấu đầu tiên của vòng bảng Asian Cup 2019, ĐT Việt Nam đã có 4 cầu thủ bị kiểm tra doping do Ủy ban phòng chống doping lựa chọn ngẫu nhiên. Theo quy định bắt buộc của LĐBĐ châu Á (AFC), mỗi đội tuyển sẽ có 2 cầu thủ được chọn ngẫu nhiên để kiểm tra doping sau mỗi trận đấu cấp châu lục. ĐT Việt Nam cũng không ngoại lệ, theo tiết lộ từ thành viên BHL, AFC đã chỉ tên Hồng Duy và Đức Chinh đi kiểm tra doping ngay sau trận thua Iran 0-2. Tiền đạo Tiến Linh và thủ môn Bùi Tiến Dũng cũng đã bị AFC gọi đi kiểm tra doping dù trước đó đều không thi đấu.

Việc kiểm tra doping sẽ đảm bảo được rằng không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào với sức khỏe của các cầu thủ và đảm bảo được tính công bằng và kết quả của giải đấu.

Có thể nói, doping là một trong những điều cấm kỵ mà bất cứ một vận động viên nào cũng nên tránh để không tự đưa mình vào con đường nguy hiểm. Chiến thắng là điều mà ai cũng mong muốn xong chiến thắng chỉ thực sự vinh quang khi bạn đạt được nó bằng sức lực thật sự của chính bản thân mình. Một phút lầm lỡ rất có thể sẽ để lại hậu quả cho cả cuộc đời, vì vậy đừng vì khao khát nhất thời mà lựa chọn bước đi sai lầm. Và hãy để nền thể thao của thế giới, của nước nhà giữ mãi được những nét đẹp và tính công bằng vốn có của nó.