Ddos là gì? Những thông tin bạn nên biết về tấn công ddos

Công việc chủ yếu của mình là kinh doanh các mặt hàng làm đẹp trên website. Việc kinh doanh diễn ra rất ổn và bình thường, nhưng mấy ngày gần đây máy tính của mình chạy rất chậm và thậm chí những khách hàng của mình cũng không thể vào trang để đặt mua hàng được. Sau khi liên hệ với nhà mạng đến sửa thì được biết máy tính của mình đã bị tấn công ddos. Mình là người không biết gì về công nghệ thông tin nên chẳng hiểu được? Vậy có bạn nào giải thích cho mình tấn công ddos là gì, cũng như  nếu bị tấn công ddos thì có bị gì ảnh hưởng nghiêm trọng  không? Em xin cảm ơn nhiều lắm ạ. 

Ddos là gì? Những thông tin bạn nên biết về tấn công ddos

Ddos là gì
 

 

Ddos là gì?

Ddos là một hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán, trong tiếng anh còn được gọi là Distributed Denial of  Service. Hiện nay ddos đang được rất nhiều hacker sử dụng để tấn công máy tính, mạng lưới của một hệ thống...

Với cách sử dụng giao thức tấn công ddos các tin tặc sẽ làm cho máy tính, trang website của bạn sẽ bị tắc nghẽn và hư hỏng bởi vô số các yêu cầu gửi về. Qua đó làm cho máy tính của bạn không có khả năng để truy cập, mất kết nối với dịch vụ  hay thậm chí không thể sử dụng bất kỳ dịch vụ nào.

Thông qua việc tấn công này các hacker có thể làm cho máy tính của bạn trở nên nặng nề không chạy nổi. Đồng thời chúng sẽ có cơ hội đánh cắp các thông tin cá nhân cũng như chiếm lĩnh một lượng tài nguyên lớn từ bộ nhớ, ổ cứng, băng thông... máy tính của bạn.

Nếu như tấn công từ chối dịch vụ dos dễ bị ngăn chặn và dễ dàng bị phá hủy bởi các bức tường lửa, thì ddos lại khó xử lý hơn với dos rất nhiều. Bởi giao thức tấn công dịch vụ phân tán ddos không chỉ nhận được lượng lớn các yêu cầu gửi đến từ cùng một địa chỉ như: IP, USER...mà nó đến từ nhiều địa chỉ khác nhau nhằm đánh lạc hướng. Chính vì vậy tác dụng của bức tường lửa trong hoàn cảnh này sẽ khó mà phân biệt được đâu là thật – giả.

Tại sao các tin tặc lại có khả năng phát lệnh tấn công ddos cùng một lúc được?

Để có thể tạo ra tấn công từ chối dịch vụ phân tán ddos một cách thành công và phát lệnh tấn công ddos cùng một lúc. Các tin tặc đã rất thông minh khi lợi dụng các kẽ hở từ hệ thống bảo mật máy tính hay sự thiếu đề phòng của bạn. 

Sau đó sử dụng máy tính của bạn để tấn công đến nhiều máy tính khác. Không cần phải sử dụng máy tính của mình các tin tặc sẽ chiếm lĩnh máy tính của bạn và gửi đi hàng ngàn, hàng triệu các dữ liệu hay tin rác đến cho những máy tính khác.

Ngoài ra để thực hiện một cuộc tấn công ồ ạt để làm mất đi quyền truy cập vào các dịch vụ máy tính của bạn, những hacker còn sử dụng hệ thống bonet. Với cách này nhiều chủ nhân máy tính không hề hay biết mình đã bị mất đi quyền điều khiển(zombie). 

Các zombie này gọi là bonet và được kiểm soát và quản lý bởi các mạng Internet Relay Chat. Bonet cũng được các tin tặc để thực hiện tấn công từ chối dịch vụ phân tán đến các trang website có số lượng người truy cập lớn, hay thậm chí là bán luôn cả bản quyền sử dụng cho những người có mục đích xấu.

dos là gì

Những hậu quả nghiêm trọng từ tấn công ddos

Máy tính của bạn sẽ hoạt động một cách chậm chạp không như bình thường và không thể mở các dữ liệu trên máy. Ngoài ra bạn cũng không thể nào truy cập vào internet hay bất kì một website nào, dù bình thường bạn vẫn có thể xem hay bình luận dễ dàng.

Bạn phát hiện ra một số lượng lớn tin nhắn rác đến từ nhiều địa chỉ khác nhau được gửi về tài khoản hay hộp thư của mình. Đây chính là cách các tin tặc sử dụng để làm có máy chủ phải quá tải, rồi từ đó làm cho máy hay trang website của bạn chạy chậm hơn thậm chí là bị sập.

Với việc kiểm soát nhiều máy tính cùng một lần tấn công vào một website đích. Tấn công từ chối dịch vụ ddos được các tin tặc sử dụng với mục đích chính là gây tràn mạng, để có lượng băng thông khổng lồ dùng đánh sập toàn bộ website đích. Chính vì vậy sau khi tràn băng thông người dùng sẽ không thể mở kết nối hay người khác có thể truy cập vào được.

Không những vậy các cuộc tấn công ddos có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bạn, khi các hacker sử dụng chiêu thức đánh cắp nhân dạng thông qua việc sử dụng các botnet để lấy trộm những thông tin dữ liệu của bạn. Sau đó chúng sử dụng các thông tin này để truy cập tài khoản hoặc chuẩn bị cho các cuộc tấn công khác.

Cách giúp bạn hạn chế tránh khỏi những cuộc tấn công ddos

Đối với các cuộc tấn công dịch vụ phân tán ddos hầu như mọi người chưa có thể tìm ra cách ngăn chặn triệt để được. Tuy nhiên để có thể hạn chế những hậu quả nghiêm trọng của các cuộc tấn công của tin tặc thì cách tốt nhất là người sử dụng hãy thiết lập một bức tường lửa chắc chắn. Việc này sẽ giúp tránh khỏi những cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán ddos.

Bạn không nên cài đặt những phần mềm không rõ nguồn gốc vào máy tính, điện thoại...Bởi đôi khi các phần mềm crack miễn phí có thể đã được tin tặc cài virus sẵn để tấn công. Cách tốt nhất bạn hãy nên cài đặt các phần mềm trình duyệt, phần mềm chống virus có độ an toàn cao.

Bạn hãy cài đặt dịch vụ VPN, bởi với dịch vụ này mọi thông tin hay dữ liệu máy tính của bạn sẽ được mã hóa trước khi bạn gửi đi. Không những để tránh cho các tin tặc dễ dàng tìm ra địa chỉ IP, địa chỉ email hay tài khoản... của bạn. Với dịch vụ VPN địa chỉ IP này của máy bạn sẽ được ẩn hoàn toàn, do đó các tin tặc sẽ không dễ dàng trong việc tấn công ddos bạn.

Đồng thời bạn hãy sử dụng các bộ lọc email với cách này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát hay quản lý lưu lượng.

dos là gì

Hạn chế tránh khỏi những cuộc tấn công ddos một cách an toàn

Hy vọng với những thông trên bạn đã hiểu ddos là gì rồi nhé! Tấn công ddos không chỉ nhắm vào các trang website, máy tính... cá nhân riêng lẻ mà còn cả mạng của các tổ chức có quy mô lớn để đánh cắp thông tin làm sập hệ thống. 

Chính vì vậy việc người dùng cần tăng cường sự cảnh giác để không trở thành điểm nhắm của tin tặc, hãy cài đặt các chương trình bảo vệ an toàn cho máy. Đặc biệt hãy bảo vệ thật kĩ địa chỉ IP cũng như máy tính... của mình.