-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Equity là gì? Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến Equity
Cụm từ Equity có lẽ không còn xa lạ gì trong giới kinh doanh. Vậy bạn đã thực sự hiểu Equity là gì? Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có gì khác nhau? Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì? Nguồn vốn chủ sở hữu suy giảm thể hiện điều gì? Cách tính vốn chủ sở hữu như thế nào?
Danh mục nội dung
Equity là gì?
Mỗi một doanh nghiệp khi mới đi vào hoạt động đều cần có một số vốn nhất định. Trong một doanh nghiệp Equity được coi là vốn của chủ sở hữu. Đây là phần tài sản thuần của doanh nghiệp, thuộc sở hữu cổ đông.
Ngoài ra, Equity được hiểu theo rất nhiều cách như là:
Equity có thể là cổ phần hoặc chứng khoán đại diện cho tỷ lệ sở hữu của các cổ đông.
Trên bảng kế toán, Equity chính là lượng tiền được cổ đông đóng góp cùng với các khoản tiền đã thu được.
Trong bất động sản, Equity được hiểu là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại của tài sản trên thị trường với phần nợ chủ sở hữu tài sản ấy phải trả vì đã đem tài sản ấy đi thế chấp.
Chung quy lại, Equity có rất nhiều nghĩa phụ thuộc vào từng ngữ cảnh. Nhìn chung Equity có thể hiểu là phần sở hữu của chủ tài sản với bất kỳ loại tài sản nào trong khi đã thanh toán hết số nợ liên quan đến tài sản ấy.
Chẳng hạn như một chiếc xe không bị mang đi cầm cố hay trả nợ thì sẽ được coi là Equity của chủ sở hữu nếu có thể bán nó lấy tiền.
Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có gì khác nhau?
Vốn điều lệ:
Là số vốn do từng thành viên, cổ đông đóng góp vào. Số vốn này có thời hạn nhất định và được quy định trong điều lệ công ty. Vốn điều lệ là cơ sở để xác định tỷ lệ cổ phần góp vốn của các cổ đông. Qua đó, phân chia quyền lợi, nghĩa vụ giữa các cổ đông. Và nguồn vốn này chỉ được thay đổi khi có sự đồng ý của các cổ đông.
Vốn sở hữu:
Là tất cả các số vốn thuộc về cổ đông. Nó được cấu thành từ vốn cổ phần hoặc vốn điều lệ. Như vậy, xét về quy mô vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ.
Vốn chủ sở hữu có những loại hình nào?
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Do đó, vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là do nhà nước cấp hoặc đầu tư.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Vốn là do các thành viên tham gia đóng góp.
- Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là do các cổ đông đóng góp.
- Công ty tư nhân: Vốn là do chủ doanh nghiệp đóng góp.
- Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp hợp tác với các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp nước ngoài. Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn được đóng góp bởi các tổ chức, cá nhân.
Thế nên, chủ sở hữu chính là các thành viên tham gia góp vốn liên doanh. Thông thường có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu nguồn vốn này. Nó có thể sử dụng trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp cũng được bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau. Các nhà đầu tư cũng có thể đóng góp thêm nguồn vốn này để mở rộng quy mô doanh nghiệp. Chủ sở hữu có thể là cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn. Mặt khác, họ cũng có thể là các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu.
Nguồn vốn chủ sở hữu của từng doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Bạn sẽ thấy vốn chủ sở hữu được thể hiện trên bảng kế toán ở rất nhiều dạng, đó là:
Vốn đầu tư hay vốn góp của chủ sở hữu
Loại vốn này bao gồm:
- Vốn góp chủ sở hữu: Là vốn góp thực tế của các cổ đông. Theo quy định số vốn góp sẽ được tính theo mệnh giá cổ phiếu.
- Thặng dư cổ phần: Là số tiền doanh nghiệp thu được dựa vào sự chênh lệch giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Bao gồm:
- Các quỹ: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển…dùng cho các mục đích dự phòng hoặc các hoạt động đầu tư. Nguồn được trích ra từ nguồn lợi nhuận trong năm.
- Lợi nhuận chưa phân phối: Đây là những khoản lợi nhuận còn lại.
Chênh lệch đánh giá tài sản
Bao gồm:
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Là con số phản ánh số chênh lệch do đánh giá lại tài sản TSCĐ, BĐS đầu tư, hàng tồn kho…
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái: Đây là con số chênh lệch thường phát sinh do buôn bán, trao đổ, đánh giá lại các mục tiền tệ hoặc chuyển đổi BCTC từ ngoại tệ sang Việt Nam đồng.
Nguồn khác
Bao gồm:
- Cổ phiếu quỹ: Là giá trị số cổ phiếu do doanh nghiệp mua lại bao gồm giá cổ phiếu ở thời điểm mua lại và các chi phí liên quan.
- Nguồn vốn đầu tư XDCB, kinh phí sự nghiệp…
Nguồn vốn chủ sở hữu suy giảm thể hiện điều gì?
Vốn chủ sở hữu suy giảm khiến cho số vốn đầu tư của doanh nghiệp ít đi gây ảnh hưởng đến quy mô sản xuất. Lúc này muốn duy trì hoạt động kinh doanh bắt buộc các doanh nghiệp phải đi vay nợ. Nếu việc này diễn ra nhiều lần sẽ dẫn đến việc mất cân đối tài chính.
Vốn chủ sở hữu suy giảm nhiều lần sẽ dẫn đến việc mất cân đối tài chính
Cách tính vốn chủ sở hữu
Trong kinh doanh, vốn chủ sở hữu được hiểu là sự khác biệt giữa giá trị của tài sản và giá trị của các khoản nợ của một doanh nghiệp. Công thức tính vốn chủ sở hữu như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Chẳng hạn bạn mua một tài sản có giá trị 30.000 đô la, nhưng có khoản vay nợ là 10.000 đô la. Như vậy, tài sản đó đại diện cho 20.000 đô la vốn sở hữu mà chủ nhà tự có.
Vốn chủ sở hữu có thể bị âm nếu số nợ vượt quá giá trị của tài sản. Đối với một công ty khi đang thanh lý, vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi các khoản nợ đã thanh toán hết.
Như vậy, vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể vận hành bình thường. Chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ hình thức, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mình để có thể lựa chọn đúng nguồn vốn chủ sở hữu để gia tăng hiệu quả trong kinh doanh.
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ Equity là gì để vận dụng tốt vào trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh.