-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Executive là gì? Bật mí những “yêu cầu” cơ bản của người làm Executive
Trong hoạt động kinh doanh tôi nghe rất nhiều về cụm từ “Executive” nhưng không rõ Executive là gì? Những ngành nghề liên quan đến Executive? Những “yêu cầu” cơ bản của người làm Executive? Rất mong nhận được phản hồi từ phía anh chị!
Danh mục nội dung
Executive là gì?
Trong hoạt động kinh doanh Executive được hiểu là người điều hành. Họ là người chịu trách nhiệm về một lĩnh vực hay phương diện trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông thường, cụm từ Executive còn được dùng để chỉ các chức danh như giám đốc công ty, trưởng phòng, giám đốc chi nhánh.
Những ngành nghề liên quan đến Executive?
Chúng ta đã biết Executive là cụm từ rất thông dụng trong các hoạt động kinh doanh. Vậy có những ngành nghề nào liên quan đến cụm từ này?
Sale Executive
Sale Executive là thuật ngữ để chỉ vị trí của nhân viên bán hàng hay chuyên viên kinh doanh. Một Sale Executive thường đảm nhiệm chức năng điều hành kinh doanh theo khu vực, theo vùng. Đôi lúc họ cũng có thể điều hành toàn vùng theo sự chỉ đạo của công ty.
Marketing Executive
Marketing Executive là quản lý hoặc trưởng phòng Marketing. Công việc chính của họ là quản lý, kiểm soát các mối quan hệ giữa sản phẩm và khách hàng. Cải thiện sản phẩm và thúc đẩy doanh số bán hàng là mối quan tâm của họ. Nhờ họ doanh nghiệp sẽ lấy trọn niềm tin của khách hàng.
Account Executive
Là những người có trách nhiệm phục vụ cũng như nhận yêu cầu từ Client hoặc Agency. Những người đảm nhận vị trí này đều chịu trách nhiệm phần lớn các công đoạn của công việc quảng cáo.
Account Executive cũng nhận trách nhiệm mang về nhiều khách hàng cho công ty để tăng doanh thu. Họ được xem là cầu nối giữa khách hàng và công ty. Account Executive có nhiệm vụ quản lý những phát sinh hàng ngày và đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng.
Social Media Executive
Social Media Executive hay còn gọi là chuyên viên mạng xã hội. Họ có nhiệm vụ lôi kéo, tương tác với cộng đồng mạng ảo. Điều này giúp lấy được niềm tin của khách hàng cũng như giúp tăng traffic cho website của mình.
Đây là bộ phận sẽ triển khai mọi chiến lược đánh giá mọi tác động của truyền thông đến hoạt động của doanh nghiệp. Công việc chính của Social Media Executive là tối ưu hết các nội dung trên truyền thông để doanh nghiệp nổi bật hơn đối thủ.
Họ thực hiện việc nghiên cứu từ khóa và cập nhật những thay đổi của thuật toán. Đồng thời, giúp google tiếp thị công cụ tìm kiếm. Sứ mệnh của họ là trò chuyện, hỗ trợ khách hàng tiềm năng từ đó có thể chốt đơn sản phẩm một cách khéo léo nhất.
Vai trò của Social Media Executive là phân tích các đối thủ cạnh tranh, hỗ trợ các nội dung liên quan
HR Executive
HR Executive là chuyên viên nhân sự. Công việc của họ liên quan đến tuyển dụng, triển khai chính sách để duy trì nguồn nhân lực cho công ty. Mặt khác, họ đưa ra những kế hoạch để bồi dưỡng năng lực nhân sự phòng, ban để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
HR Executive được coi là người nắm cán cân thu nhập của các nhân viên trong công ty. Ngoài ra, họ còn là người đảm nhận các chính sách phúc lợi của nhân viên.
Senior Executive
Senior Executive là cụm từ dùng để chỉ người giữ chức vụ giám đốc điều hành cao cấp. Những người ở vị trí này thường rất giỏi, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt họ biết cách điều hành và quản lý doanh nghiệp đi theo chiều hướng tốt nhất.
Cơ hội và thách thức cho ngành Executive?
Trong những năm trở lại đây với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế. Các doanh nghiệp không ngừng mở rộng và tăng nhanh về số lượng. Theo dự đoán, trong vài năm tới các doanh nghiệp cần bổ sung thêm rất nhiều nhân sự ở vị trí Executive.
Điều này cho thấy tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho ngành Executive vô cùng rộng mở. Bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi vừa ra trường.
Tuy nhiên, trong cuộc sống không có công việc nào là dễ dàng. Đặc biệt, ở vị trí Executive thì cần phải đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn. Ngoài những kỹ năng, kiến thức chuyên môn bạn cần phải trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ. Bởi các doanh nghiệp ngày nay đều có xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thông thạo ngoại ngữ là bàn đạp để bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý bởi công việc Executive rất nhiều áp lực. Ngoài ra, sự năng động, nhạy bén, sáng tạo cũng là những điểm ấn tượng để bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
Những yêu cầu cơ bản để trở thành Executive là gì?
Chúng ta thấy những ngành liên quan đến cụm từ “Executive” rất nhiều. Mỗi ngành sẽ đòi hỏi những yêu cầu riêng về kỹ năng, kinh nghiệm. Tuy nhiên, làm Executive đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Nền tảng về khoa học kinh doanh: Để trở thành những Executive chuyên nghiệp trong tương lai bạn phải nắm vững những nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ lĩnh hội các kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh mà còn phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi để bắt kịp các xu hướng quản trị. Điều này sẽ giúp các Executive thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.
- Kinh nghiệm, kỹ năng: Ngoài những kỹ năng chuyên sâu theo từng ngành nghề riêng. Các Executive cần phải là người dày dặn vốn sống, thông hiểu về khả năng đối nhân xử thế. Muốn trở thành những nhà điều hành, quản lý tốt bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau.
- Chịu được áp lực, sức khỏe tốt: Executive là những người thường phải làm việc ở môi trường rất áp lực. Thế nên, họ phải là người có sức khỏe tốt, tinh thần thép. Đây là 2 yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua khó khăn , thách thức và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Executive phải là những người chịu được áp lực
- Tố chất bẩm sinh: Để trở thành những nhà điều hành xuất sắc ngoài việc được đào tạo, học tập bài bản về kiến thức chuyên ngành. Tố chất bẩm sinh cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. Các tố chất cần có là chỉ số cảm xúc, chỉ số thông minh, tư duy khoa học, khả năng quan sát, phân tích, sáng tạo…Ngoài ra, bạn cần là người nhanh nhạy, có tính quyết đoán, có thần thái của một nhà lãnh đạo.
Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về câu hỏi Executive là gì? Cũng như có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về nghề Executive .