Fanpage là gì? Những cách hiệu quả giúp tăng like fanpage

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, fanpage facebook đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người, nhất là đối với những ai muốn tìm hiểu sâu vào lĩnh vực quảng cáo trên kênh mạng xã hội này. Tuy nhiên, đối với những mới thì có thể vẫn còn mơ hồ, chưa hiểu rõ fanpage là gì, có những loại fanpage nào, like fanpage là gì.

fanpage là gì

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn Fanpage là gì? Những cách hiệu quả giúp tăng like fanpage qua bài viết này nhé.

Fanpage là gì?

Fanpage là trang được lập từ tài khoản facebook của cá nhân, công ty hoặc doanh nghiệp với mục đích là tạo ra một nhóm cộng đồng có chung sở thích với nhau hoặc cùng độ tuổi, cùng một vị trí địa lý,... gắn kết lại với nhau, giúp những người này dễ dàng tương tác với nhau hơn. Vì vậy, khi một Fanpage có một lượng người thích lớn thì việc bán hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cộng đồng, thương hiệu, người nổi tiếng, công ty hay cửa hàng đó sẽ được tốt hơn, doanh thu tăng cao hơn.

Fanpage là gì?

Chính sách của Facebook quy định mỗi người chỉ được sử dụng duy nhất 1 tài khoản với mục đích cá nhân, không đại diện cho doanh nghiệp, cộng đồng, hội nhóm. Tuy nhiên, 1 tài khoản facebook có thể lập nhiều fanpage với các mục đích khác nhau.

Lợi ích của fanpage trong kinh doanh

  • Nhờ có fanpage, các công ty, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay các chương trình ưu đãi, giảm giá, tặng quà … sắp diễn ra đến các khách hàng.

  • Việc tương tác, trao đổi giữa người bán và người mua diễn ra thuận tiện hơn.

  • Hình ảnh, thương hiệu của các tổ chức, cộng đồng, thương hiệu, người nổi tiếng, công ty hay cửa hàng được quảng bá tới mọi người hiệu quả hơn.

  • Tính năng vượt trội của quảng cáo Facebook Ads sẽ hỗ trợ bạn quảng cáo thông tin, tiếp cận đến đông đảo người dùng ngay cả với những người không like fanpage.

  • Để đưa ra hình ảnh và thông điệp của trang phù hợp với đối tượng mục tiêu chắc chắn bạn phải tìm hiểu kỹ đến họ. Vì vậy, nhờ tính năng “Insights” trong fanpage, bạn có thể đo lường và phân tích các thông tin liên quan đến fan như lượng tiếp cận, tương tác, giới tính, độ tuổi, khu vực địa lý, hành vi, … một cách nhanh chóng.

2. Lợi ích của fanpage trong kinh doanh:

Các loại fanpage facebook

Hiện nay Facebook hỗ trợ 6 loại fanpage với mỗi loại đều có các phân mục phụ và có những khả năng, tính chất riêng. Lựa chọn, xác định đúng loại fanpage sẽ giúp bạn dễ dàng được tìm thấy hơn, dễ tiếp cận với nhiều người hơn.

Doanh nghiệp hoặc địa điểm ở địa phương

Doanh nghiệp hoặc địa điểm ở địa phương

Loại fanpage này thường được sử dụng có nhiều tùy chọn thông tin nhất, phù hợp cho fanpage công ty, văn phòng, cửa hàng, các shop các địa điểm cụ thể. Khi chọn loại trang nay, bạn sẽ nhìn thấy một mẫu thu nhỏ hiển thị để nhập các thông tin:

  • Tên trang: Tên fanpage của doanh nghiệp, công ty hay tên địa phương.

  • Danh mục trang: Chọn lĩnh vực, loại hình mà doanh nghiệp, công ty bạn đang hoạt động.

  • Địa chỉ đường: nhập địa chỉ công ty, cửa hàng hoặc địa phương của bạn.
    Thành phố: Tên thành phố của công ty/doanh nghiệp hoặc địa phương của bạn. Ban đầu Facebook sẽ tự động điền vào ô này dựa theo profile của bạn, tuy nhiên nếu muốn bạn vẫn có thể sửa lại.

  • Mã zip: Mã bưu điện sẽ dựa vào thành phố bạn đã nhập ở trên (có thể tra cứu trên internet)

  • Điện thoại: Điền số điện thoại liên hệ của bạn.

Các thông tin càng được điền cụ thể, chi tiết thì khách hàng sẽ càng tìm kiếm bạn dễ hơn và từ đó, bạn sẽ quảng bá được tốt hơn, bán được nhiều hàng hơn.

Công ty, Tổ chức hoặc Học viện

Công ty, Tổ chức hoặc Học viện

Loại fanpage này dành cho các công ty lớn, tổ chức chính phủ/nhà nước, trường học hoặc công ty, tổ chức có nhiều địa điểm với giờ làm việc khác nhau nên không có nhu cầu thiết lập địa điểm cụ thể.

Khác với loại fanpage trên, khi lựa chọn dạng fanpage Công ty, Tổ chức hoặc Học viện, bạn chỉ cần điền thông tin là tên công ty và loại hình tương ứng với công ty của bạn. Trong đó có các loại hình như: Cao đẳng & Đại học, Công đoàn, Công ty bán lẻ, Công ty bảo hiểm, Công ty công nghệ sinh học, … Trong trường hợp không có danh mục tương ứng với công ty/tổ chức của bạn, bạn có thể chọn loại tương đương gần giống nhất.

Ví dụ: một trung tâm ngoại ngữ - tin học không lựa chọn được loại hình chính xác thì có thể chọn danh mục chung bao phủ “Trường học” hoặc “Giáo dục”.

Thương hiệu hoặc sản phẩm

Thương hiệu hoặc sản phẩm

Các công ty/ doanh nghiệp có thương hiệu lớn như Cocacola, Samsung, BMW, ... hoặc các trang bán hàng online qua website mà không có đ điểm cụ thể như Amazon, Alibaba, Lazada, … hay các fanpage cho sản phẩm cụ thể được án tại nhiều nhà phân phối bán lẻ, đại lý, … thường sử dụng dạng fanpage này.

Fanpage này cũng chỉ cần điền tên thương hiệu hoặc sản phẩm và sau đó lựa chọn loại hình tương ứng của thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn: Dụng cụ/Thiết bị, Dược phẩm, Điện thoại/Máy tính bảng, Đồ dùng gia đình, Đồ điện tử, Đồ em bé/Đồ trẻ em, … Và nếu như không tìm thấy loại hình phù hợp, bạn có thể áp dụng lựa chọn danh mục gần nhất, chung nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý một số điểm lưu ý trong chính sách của facebook khi lựa chọn loại hình trong danh mục. Ví dụ như: Các trang thuộc mục “Dược phẩm” sẽ bị hạn chế về việc quảng cáo vì facebook muốn ngăn chặn việc mua bán thuốc tràn lan bất hợp pháp. Hoặc các trang thuộc “Rượu/Rượu mạnh” sẽ phải đặt độ tuổi thích hợp cho trang.

Nghệ sỹ, ban nhạc hoặc nhân vật của công chúng

Những cá nhân hoặc tổ chức nào chỉ có nhu cầu tập trung vào việc quảng bá cho bản thân mà không thực hiện kinh doanh mua bán thì có thể lựa chọn loại fanpage này. Điển hình nhất là ca sỹ, nghệ sỹ, ban nhạc, blogger, vlogger,… khi lựa chọn dạng fanpage này sẽ dễ tiếp cận và tương tác với fan của mình hơn.

Dạng fanpage này cũng tương tự như 2 loại trên là bạn chỉ cần nhập tên và chọn danh mục tương ứng với vai trò của mình. Với trường hợp không thấy trong danh sách vai trò phù hợp với mình thì bạn có thể lựa chọn mục “Nhân vật công chúng”.

Giải trí

Giải trí

Nhiều người thường bối rối trước dạng fanpage này và dạng trước vì cả 2 có một điểm hơi trùng lặp nhau. Thực tế, nếu bạn là những cá nhân làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc là những người nổi tiếng thì sẽ phù hợp với dạng fanpage trước. Còn nếu fanpage dành cho cho các sản phẩm giải trí cụ thể như chương trình truyền hình, phim ảnh, sách, bài hát, album … thì hãy lựa chọn mục “Giải trí”.

Cũng tương tự như các dạng fanpage trước, bạn cũng chỉ cần cung cấp tên và chọn sản phẩm giải trí tương ứng trong danh mục.

Hoạt động cộng đồng

Hoạt động cộng đồng

Dạng fanpage này sẽ phù hợp cho các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện, hiệp hội, câu lạc bộ – đội nhóm,…

Đây là dạng fanpage đơn giản nhất, chỉ cần điền tên của cộng đồng mà không cần lựa chọn lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, đó chính là nhược điểm lớn của dạng trang cộng đồng này vì không rõ ràng cho loại hình hoạt động sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc quảng cáo của bạn. Vì vậy, hãy phân tích thật kỹ nhu cầu của mình và tìm ra loại fanpage với hoạt động cụ thể trong 4 dạng trên là tốt nhất. Nếu như bạn không có nhu cầu quảng cáo thì nên tạo nhóm trên facebook và hoạt động theo kiểu cộng đồng thì sẽ dễ dàng quản trị nhóm hơn.

Cách tạo một trang fanpage trên Facebook

Bước 1: Kích vào phần tạo trang để tạo ra 1 fanpage mới

Cách tạo fanpage thực tế không hề phức tạp. Ở góc bên phải của giao diện Facebook sẽ xuất hiện hình biểu tượng mũi tên trỏ xuống. Bạn hãy kích vào biểu tượng đó vào chọn phần Tạo trang có ở bên dưới.

Bước 2: Chọn lựa kiểu fanpage của mình

Sau khi kích vào Tạo trang, sẽ xuất hiện một giao diện với 6 kiểu fanpage như phần trên đã đề cập. Bạn hãy kích vào dạng fanpage phù hợp nhất.

Bước 3: Chọn danh mục sản phẩm và đặt tên fanpage

Khi trên màn hình xuất hiện phần chọn danh mục và đặt tên, hãy kích vào loại phù hợp nhất (để thấy nhiều danh mục hơn thì bạn kích vào mũi tên đi xuống). Sau đó, hãy điền tên cho fanpage của mình. Tuy nhiên, cần chú ý tên fanpage không được chứa các ký tự đặc biệt và tên sẽ chỉ được lại khi chưa quá 200 lượt người theo dõi. Và bạn cũng chỉ nên đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ cho fanpage của mình.

Bước 4: Cập nhật ảnh đại diện và ảnh bìa

Sau khi hoàn thành đầy đủ các bước trên và kích vào ô bắt đầu, facebook sẽ gợi ý cập nhật ảnh đại diện và ảnh bìa cho fanpage. Ở bước này, nếu bạn chưa có ảnh thì có thể kích chọn bỏ qua.

Bước 5: Thiết lập thông tin trang

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn hãy thiết lập thông tin trang trước khi bắt đầu sử dụng. Một số thông tin cần thiết mà bạn cần cập nhật đó là:

+ Thêm mô tả về trang

+ Các trang liên kết ( instagram, youtube, website..)

+ Địa điểm

+ Điện thoại

Đối với những trang fanpage để bán hàng thì càng có đầy đủ thông tin càng tốt nhé. Điều này sẽ khiến cho khách hàng thấy rằng trang của bạn đủ tin cậy để mua sản phẩm/dịch vụ.

Bước 6: Tiến hành sử dụng Fanpage

Khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn đã có cho mình 1 trang fanpage rồi! Việc của bạn đó là cập nhật các nội dung và hình ảnh lên trang để tương tác, quảng bá với mọi người. Với những trang mới lập, bạn có thể mời trực tiếp bạn bè của mình vào thích trang.

Like fanpage là gì?

Like fanpage là việc người dùng thực hiện thao tác bấm nút “Like” trên trang fanpage. Nút like được hiển thị ở vị trí góc phải bên dưới của ảnh bìa fanpage. Ngay sau khi bấm nút like, những người này sẽ nhìn thấy các thông tin, bài viết được fanpage đăng tải trên trang cá nhân của mình. Để được thông báo mỗi khi fanpage có bài đăng mới, bạn có thể chọn mục “Nhận thông báo”.

Like fanpage là gì?

Những cách giúp tăng like fanpage

Chính nhờ mức độ lan tỏa rộng rãi cùng khả năng tác động mạnh mẽ của mình, fanpage ngày càng phổ biến và trở thành sự lựa chọn đầu tiên của các cá nhân hoặc doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì thế, việc tăng like fanpage chất lượng là điều rất cần thiết để thu được hiệu quả cao.

  • Đăng những bài viết có nội dung chất lượng, có tính lan tỏa cao, tạo sự tương tác mạnh.

  • Nhờ bạn bè, người thân like và chia sẻ fanpage cho người khác.

  • Tham gia các nhóm trên facebook để trao đổi like nhằm tăng like cho fanpage.

  • Tổ chức các mini game, giveaway, chương trình giảm giá, livestream,… để tạo tính tương tác lớn, tăng like cho fanpage trong thời gian ngắn.

  • Thực hiện chạy quảng cáo facebook.

  • Chia sẻ bài viết, fanpage,… vào các hội nhóm trên facebook hoặc các trang mạng xã hội khác có cùng lĩnh vực liên quan.