G.w là gì? Các khái niệm liên quan tới g.w

G.w là gì? Gross weight là gì? Khối lượng tịnh là gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là người làm trong lĩnh vực vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa tìm kiếm. Theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoidap.org để tìm câu trả lời nhé!

Gross Weight là gì?

Gross Weight là thuật ngữ được viết tắt là g.w. Gross Weight là một thuật ngữ trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa rộng hơn là ngành logistic nói chung. Chắc hẳn bạn sẽ gặp thuật ngữ này thường xuyên. Gross Weight là trọng lượng bao gồm cả hàng hóa lẫn trọng lượng của bao bì.

Gross Weight: (GW) là trọng lượng thực tế của hàng hóa kể cả bao bì đóng gói.
Volume Weight: (VW) là trọng lượng quy đổi từ kích thước của kiện hàng.
Chargeable Weight: (CW) là trọng lượng dùng để tính cước.

Ví dụ: một kiện hàng có trọng lượng g.w là 100kg và bao bì đóng gói là 10kg, vậy ta có thể dễ dàng tính được n.w của kiện hàng là 90kg.

Chúng ta thường gặp thuật ngữ này đối với những chuyến hàng đi bằng máy bay.
Như bạn biết, hàng hóa có vô vàng kích thước, trọng lượng. Có những mặc hàng rất to, rất cồng kềnh Chiếm nhiều chỗ trên máy nhưng trọng lượng lại nhẹ tênh. Nếu áp dụng trọng lượng thực tế để tính cước vận chuyển thì e rằng các hãng hàng không sẽ đóng cửa sớm. Do đó hiệp hội hàng không đã đưa ra công thức quy đổi từ kích thước hàng hóa thành trọng lượng tương đương để tính cước.

Cách tính Gross Weight là gì?

Bên cạnh g.w thì trọng lượng của kiện hàng cũng được tính dựa trên kích thước của nó. Trọng lượng này được viết tắt là v.w. Theo quy ước của hiệp hội hàng không IATA thì trọng lượng v.w sẽ quy đổi thông qua công thức:

V.W= (Dài x Rộng x Cao) / 6000

Trên thực tế v.w và g.w thường có sự chênh lệch. Người ta sẽ tính cước phí hàng hóa cho trọng lượng lớn hơn. Nếu v.w lớn hơn g.w thì sẽ tính trọng lượng kiện hàng theo cân nặng v.w và ngược lại.

Bạn có thể tính trọng lượng g.w bằng công thức: g.w= net weight + khối lượng bao bì. Đây cũng chính là cách tính gross weight mà bạn có thể chưa biết.

Ví dụ: Ta có kiện hàng nặng 20 kg, kích thước là 30 x 50 x 40 cm
VW = (30x50x40)/6000= 10 KG < 20 KG (GW).
Lúc này trọng lượng tính cước là 20 KG.
Cũng với GW là 20 KG, nhưng kích thước lại lớn hơn 40x80x60 cm
=> VW = (40x80x60)/6000= 32 KG > 20 KG (GW).
Lúc này trọng lượng tính cước là 32 KG.
Đối với hãng vận chuyển DHL thì họ không chia cho 6000 mà lại chia cho 5000.
(Dài x Rộng x Cao)/5000

Cách để tối ưu Gross Weight khi đóng gói và vận chuyển hàng

Muốn tối ưu được GW thì chúng ta cần dựa vào 1 trong 2 yếu tố chính là NW hoặc là khối lượng bao bì đóng gói. Riêng hàng hóa thì chúng ta rất khó để thay đổi và gần như là nó đã được định sẵn, do đó chỉ còn khối lượng và kích thước của bao bì để chúng ta có thể lựa chọn.

Để đảm bảo hàng hóa được an toàn không bị trầy xước hoặc hạn chế va đập thì người đóng hàng thường sẽ bọc bên ngoài một lớp xốp khí hoặc màng xốp từ chất liệu Foam. Và ở ngoài kiện hàng sẽ được đóng thêm một lớp thùng carton, tùy theo loại hàng mà sử dụng có thể là thùng carton 3 lớp, 5 lớp hoặc 7 lớp.