Gia đình là gì? Các hình thái và chức năng của gia đình

Trong bài viết này bạn hãy cùng Wikihoidap.org tìm hiểu chi tiết về những vấn đề liên quan đến gia đình như hình thái phổ biến hiện nay, môi trường gia đình, mối quan hệ và tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người.

Trong xã hội, gia đình hay nhà là một phần không thể thiếu, thậm chí còn quyết định sự phát triển của đất nước. Tuy khái niệm gia đình khá đơn giản nhưng lại ẩn chứa ý nghĩa sâu xa, không phải ai cũng nắm rõ hết chức năng hay nguồn gốc của nó.

1. Gia đình là gì?

Trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2010, tại Điều 3. Giải thích từ ngữ có nêu: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.”

Như vậy, theo pháp luật thì gia đình có thể bao gồm những người cùng hoặc không cùng huyết thống. Tuy nhiên, giữa các thành viên có sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Đây là khái niệm đúng với tất cả gia đình ở Việt Nam hiện nay.

Theo quan niệm của hai nhà triết học lỗi lạc là C.Mác và Ph.Ăngghen, “gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tham gia vào mọi quá trình sản xuất và luôn chịu tác động trở lại của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội…, là một nhóm xã hội thu nhỏ có sự đan xen giữa các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hoá và tâm lý.”

Đặt xã hội dưới góc nhìn triết học, gia đình được xem như là một chỉnh thể của xã hội thu nhỏ và có sự phân bậc trên dưới. Trong gia đình sẽ có thể chế và gia quy, mục đích là hướng đến một đời sống tinh thần bền vững.

Trong bài nghiên cứu Gia đình và vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống thời kỳ công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế của Khuất Văn Quý, “gia đình là môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi người, là một thiết chế xã hội và nó chịu sự tác động của hệ thống chính sách và những biến đổi xã hội”.

Trên đây chỉ là một trong những khái niệm về gia đình, dưới mỗi góc độ khác nhau thì gia đình sẽ được hiểu và định nghĩa theo một cách riêng. Tựu chung lại, bạn có thể hiểu gia đình là nơi những người chung hoặc không chung huyết thống cùng sinh sống, họ phụ thuộc lẫn nhau và trở thành điểm tựa tinh thần mỗi khi khó khăn.

2. Gia đình được hình thành từ đâu?

Gia đình được hình thành từ rất sớm, quá trình phát triển kéo dài từ thời đại này qua thời đại khác. Vì thế, từ lâu gia đình đã có sức ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội, đời sống thường nhật.

Gia đình loài người luôn bị ràng buộc bởi những quy định, chuẩn mực gia đình hay sự kiểm tra, tác động của xã hội. Tiêu biểu có thể kể đến các văn bản luật, quy tắc ứng xử hay đơn giản là sự rò xét giữa các cá nhân.

Từ thời nguyên thuỷ đến hiện tại, gia đình vẫn luôn tồn tại và không phụ thuộc vào một cách kiếm sống nào. Các thành viên đều có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng, góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhau.

3. Các hình thái gia đình phổ biến hiện nay

Bạn có thể xác định hình thái gia đình dựa vào quy mô hoặc từ góc độ xã hội học, tuỳ vào từng tiêu chí mà bạn sẽ tìm hiểu ra được xã hội hiện nay có bao nhiêu loại, từ đó nắm được nguồn gốc cũng như quy tắc tồn tại của nó.

3.1. Quy mô gia đình

Dựa trên quy mô, ta có thể phân chia ra thành ba loại dưới đây:

- Gia đình hai thế hệ, loại gia đình này còn được gọi là gia đình hạt nhân, bao gồm bố mẹ và con cái.

- Gia đình ba thế hệ hay còn gọi là gia đình truyền thống, kiểu gia đình này sẽ có ông bà, bố mẹ và con. Ngoài hai cách gọi trên, loại gia đình này còn được nhắc đến với cái tên Hán-Việt là tam đại đồng đường.

- Gia đình có bốn thế hệ trở lên, còn gọi Tứ đại đồng đường sẽ gồm ông bà, bố mẹ, con cái, cháu chắt,...

3.2. Xét từ khía cạnh xã hội học và quy mô các thế hệ

Dựa trên hai yếu tố là xã hội học và quy mô các thế hệ trong gia đình, ta có thể phân chia thành hai loại như sau:

- Gia đình lớn, tức là gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng. Trong gia đình này sẽ có một nhóm người ruột thịt ở các thế hệ khác nhau cùng sinh sống dưới một mái nhà.

Loại hình truyền thống của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, được biết đến với đặc tính tổ chức chặt chẽ. Gia đình này sẽ liên kết ít nhất với một vài gia đình nhỏ hoặc những cá nhân đơn lẻ. Trật tự của các thành viên sẽ được người lãnh đạo, thường là đàn ông cao tuổi nhất sắp xếp.

- Gia đình nhỏ hay gia đình hai thế hệ, gia đình hạt nhân là một nhóm người có mối quan hệ giữa vợ chồng và các con. Với những gia đình đơn thân, mối quan hệ chỉ là giữa bố với các con hoặc mẹ với các con.

Bởi vậy, gia đình nhỏ tiếp tục được phân chia thành hai kiểu là gia đình nhỏ đầy đủ gồm có bố mẹ và con cái, còn gia đình nhỏ không đầy đủ chỉ tồn tại một trong hai mối quan hệ bố hoặc mẹ với con cái.

Tiếng nói của gia đình nhỏ không lớn và có sức nặng như gia đình to nhưng lại đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình, bởi nó là kiểu gia đình tương lai và ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt với những nước có tỷ lệ sinh thấp.

4. Chức năng của gia đình

Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự tồn vong và phát triển của ngoài người, bởi sứ mệnh của nó là thực hiện những chức năng đặc biệt do xã hội và tạo hoá ban cho. Theo các nhà nghiên cứu xã hội học, khẳng định chức năng cơ bản của gia đình trên cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô.

Dưới đây, Wikihoidap.org sẽ cùng bạn tìm hiểu về một số chức năng thiết yếu của gia đình như chức năng kinh tế, chức năng sinh sản và chức năng giáo dục. Gia đình còn có nhiệm vụ là quan tâm và chăm sóc người ốm đau, người cao tuổi.

4.1. Chức năng kinh tế

Chức năng đầu tiên của gia đình là kinh tế, tuy là cơ bản nhưng lại đóng vai trò quan trọng nhất. Hoạt động kinh tế sẽ tạo ra của cải và vật chất cho gia đình, từ đó đảm bảo được sự sống, ấm no hay giàu có cho mỗi thành viên.

Trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “dân giàu thì nước mới mạnh". Vì thế, chức năng kinh tế của gia đình sẽ bao quát nhu cầu ăn ở, tiện nghi giữa các cá nhân, nhằm thoả mãn được nhu cầu cuộc sống.

Để kinh tế ngày được nâng cao, những thành viên trong độ tuổi lao động cần tìm cho mình một công việc và có thu nhập ổn định. Tiền lương cần đảm bảo chi trả đủ cho những sinh hoạt phí hằng ngày, đồng thời để dư một khoản để phòng ngừa ốm đau, bệnh tật.

4.2. Chức năng tái sinh sản - duy trì giống nòi

Với chức năng sinh sản hay duy trì giống nòi, gia đình sẽ góp phần cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực lao động, thay thế cho lớp cũ đến tuổi nghỉ hưu hoặc mất khả năng sáng tạo, linh động trong công việc.

Gia đình thực hiện chức năng này vừa đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội, vừa thỏa mãn về mặt tâm sinh lý, tình cảm. Mỗi quốc gia sẽ có phương hướng, quy định thực hiện chức năng tái sinh sản, duy trì giống nòi khác nhau.

4.3. Chức năng giáo dục

Đây là chức năng quan trọng đối với bất kỳ thành viên nào trong gia đình, giáo dục quyết định nhân cách con người sẽ hiếu thảo, trở thành công dân có ích hay tội phạm xã hội, chuyên quấn rối trật tự công cộng.

Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, điều 69 đã quy định rõ nghĩa vụ và quyền của cha mẹ. Vậy nên, để tư duy của con cái không sai lệch, tính cách hay nhân phẩm không đi lệch với chuẩn mực của xã hội thì đấng sinh thành cần làm tròn những điều đó.

Cụ thể Điều 69 như sau:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Ngược lại, con cái cũng cần đảm bảo thực hiện đúng, đủ quyền và nghĩa vụ với cha mẹ để thế hệ sau noi gương. Điều này được nêu rõ trong Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con:

“1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.”

Ngoài tuân thủ, thực hiện đúng quy định của pháp luật thì gia đình cũng cần có phương pháp giáo dục và răn đe đúng cách. Trên hết, các bậc cha mẹ cần linh hoạt vay mượn, áp dụng với hoàn cảnh, tình trạng gia đình hay mối quan hệ với con cái.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng thực hiện tốt chức năng giáo dục, đào tạo hoặc xây dựng tính cách cá nhân thành người tốt, có ích. Bởi lẽ, chức năng này bị ảnh hưởng bởi sự biến chuyển của xã hội, văn hoá hay kinh tế.

Dẫu vậy, việc đổ tại điều kiện khách quan khiến chức năng giáo dục của gia đình trở nên yếu kém, không trọn vẹn là chưa chính xác. Sự thiếu hụt kinh nghiệm, vốn sống hay ý thức dạy còn trẻ cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của giáo dục gia đình.

4.4. Chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần

Ngoài kinh tế, sinh sản và giáo dục, gia đình còn có chức năng thoả mãn nhu cầu, tình cảm và chăm sóc sức khoẻ của con người. Ý nghĩa của nó rất quan trọng, quyết định phần lớn sự sẻ chia hoặc gắn bó giữa các thành viên trong một nhà, nhất với các cặp đôi.

Khi càng về già, con người sẽ nhận ra được sức mạnh lớn lao cũng như sự khát khao về một mái ấm gia đình. Chính những điều bình ổn, không quá đặc sắc sẽ giúp tâm lý của con người được cân bằng, sức khỏe cải thiện và tiến triển tốt.

5. Gia đình có ý nghĩa gì?

Dựa theo lịch sử hình thành, quá trình phát triển cũng như chức năng của loài người nói chung và gia đình nói riêng. Những ý nghĩa lớn nhất mà gia đình mang lại có thể kể đến là:

- Giữa các thành viên sẽ có nghĩa vụ về quyền lợi, xử lý các vấn đề phát sinh theo như quy định mà pháp luật đã nêu.

- Sau những khoảng thời gian mệt mỏi, biến cố ngoài xã hội thì gia đình là điểm tựa vững chãi nhất, giúp ta hồi phục và tiếp thêm năng lượng phấn đấu.

- Gia đình vừa là nơi xây dựng, vừa là cơ sở duy trì những quan niệm về đạo đức, thuần phong mỹ tục của từng quốc gia, khu vực hay vùng miền. Từ đó giúp mỗi người tăng khả năng gắn bó và tin tưởng nhau hơn.

- Bài học đầu đời mà gia đình dạy sẽ đi theo suốt cuộc đời, từ khi còn thơ đến lúc trưởng thành. Tuy không lớn lao nhưng những điều rút ra lại vô cùng có ích, trở thành hành trang cho con đường phía trước.

6. Môi trường gia đình là gì?

Là môi trường xã hội hoá đầu tiên của mỗi người, gia đình còn là chủ thể của giáo dục, quyết định sự phát triển lành mạnh và an toàn. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có những chính sách, chủ trương cấp thiết tạo điều kiện môi trường gia đình phát triển.

Tại Việt Nam, gia đình rất chú trọng việc tạo dựng nề nếp và gia quy. Có thể hiểu, đây là những phép ứng xử của một người dựa trên nguyên tắc, lễ tiết đã được hình thành và truyền qua nhiều đời.

Gia phong là cụm từ nổi tiếng trong gia đình Việt, nó được hình thành từ mối quan hệ giữa những con người và xuất phát từ lòng nhân ái, sự yêu thương. Không những thế, gia phong còn chịu ảnh hưởng của thuần phong mỹ tục dân tộc, đậm chất nhân văn cao cả.

7. Gia đình hạnh phúc sẽ như thế nào?

Gia đình hạnh phúc sẽ không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi chức năng, vai trò hay hình thái. Một căn nhà được cho là êm ấm, vui vẻ khá đơn giản mà bạn có thể theo dõi những gạch đầu dòng dưới đây.

- Hạnh phúc đến từ việc các thành viên có vui vẻ, hòa thuận không. Trong các hoạt động hàng ngày như nấu cơm, rửa bát hay quét nhà, họ có chủ động giúp đỡ lẫn nhau hay đùn đẩy việc.

- Còn dựa trên quan điểm cá nhân, gia đình hạnh phúc là khi khả năng kinh tế có thể đảm bảo chi trả cho các nhu cầu cá nhân hay hoạt động chung giữa các thành viên. Trong trường hợp gia đình chú trọng tiền bạc, không vun vén tình cảm thì đó không được coi là một mái ấm hạnh phúc.

8. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội

Gia đình và xã hội luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực nên để hiểu rõ và chuyên sâu hơn thì hãy tham khảo ngay nội dung trong ba đề mục dưới đây.

8.1. Gia đình tác động đến sự phát triển của xã hội

Như trong khái niệm nêu rõ, gia đình là tế bào của xã hội nên có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của đời sống. Tuy nhiên, độ tác động của gia đình lên xã hội còn phụ thuộc vào từng chế độ.

Với những xã hội có chế độ tư hữu phát triển thì sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình là rất lớn, bên cạnh đó là quyền về tư liệu sản xuất. Chính những điều này kìm hãm sự tác động của gia đình lên xã hội, thậm chí là không có.

Dù giàu hay nghèo, bất kỳ cá nhân nào cũng đều được sinh ra trong gia đình. Vậy nên, nơi đây vừa là môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người, vừa trở thành cầu nối để họ tiếp xúc với xã hội.

Sau khi đã tự mình kết nối với xã hội, mỗi cá nhân không chỉ thuộc về gia đình nữa mà còn là thành viên của cộng đồng người rộng lớn với nhiều chức năng, vị trí khác nhau. Từ đây, hành vi của họ sẽ tác động đến một hoặc nhiều mặt trong đời sống toàn cầu.

8.2. Trình độ phát triển của xã hội quy định hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu gia đình

Quan điểm duy vật lịch sử đã chỉ rõ, gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ phát triển kinh tế. Nhân loại trải qua hàng nghìn năm, các phương thức mới dần thay thế cho cái cũ, dẫn đến sự biến đổi về quy mô và kết cấu gia đình.

Điều này thấy rõ nhất qua các hình thái gia đình, từ gia đình truyền thống ba thế hệ dần chuyển thành gia đình hai thế hệ. Ngoài ra, trình độ phát triển xã hội còn giúp vấn nạn bất bình đẳng hôn nhân biến mất, vợ chồng bình đẳng và quyền hạn như nhau.

Đạo đức, đặc điểm hay lối sống của gia đình cũng bị chi phối bởi những mối quan hệ ngoài xã hội. Quan niệm này không có giới hạn, tùy thuộc vào nơi sống hoặc chế độ thì tiêu chuẩn quy định sẽ có sự khác nhau.

8.3. Gia đình có tính độc lập tương đối

Dù gia đình và xã hội có quan hệ biện chứng nhưng xét ở một số yếu tố như tôn giáo, truyền thống pháp luật thì “tổ ấm" vẫn có sự độc lập tương đối. Vì thế, không khó hiểu khi xã hội thay đổi và liên tục phát triển, vẫn có một số gia đình giữ nề nếp truyền thống xưa.

9. Mối quan hệ cơ bản trong một gia đình

Một gia đình sẽ có nhiều mối quan hệ khác nhau, ví dụ như vợ chồng, bố mẹ với con cái, anh chị em hoặc người trong cùng dòng họ. Tuỳ thuộc vào quan niệm của mỗi vùng miền hoặc gia tộc, yêu cầu ứng xử giữa các thành viên sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, tất cả đều lấy đạo đức làm trọng yếu, bắt buộc mỗi người phải hình thành từ bé. Bởi lẽ, đây là tiền đề cho sự tồn tại của gia đình, ảnh hưởng trực tiếp thể khả năng tiếp nhận giáo dục và hình thành nhân cách của thế hệ sau.

Với mối quan hệ vợ chồng, Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:

“1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và lý do chính đáng khác.”

Trong Chương III. Quan hệ giữa vợ và chồng, các vấn đề liên quan đến tôn trọng danh dự, nhân phẩm hay tự do tín ngưỡng, học tập và làm việc cũng được quy định cụ thể. Bạn có thể tìm đọc tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23.

Với mối quan hệ cha mẹ và con cái, nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản đã được nêu rõ tại Điều 69 và Điều 70, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Nội dung cụ thể bạn có thể tìm đọc tại mục 4.3. Chức năng giáo dục của bài này.

Hiện tại, chưa có quy định cụ thể anh em cùng bố mẹ, người trong một họ phải cư xử ra sao nhưng dựa trên thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam thì anh chị em phải biết nhường nhịn và tôn trọng nhau.

Không những thế, anh chị em còn cần nhắc nhở nhau về việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống của dòng họ. Tránh xa những điều trái với luân thường đạo lý, đi ngược quy định pháp luật do Nhà nước, Chính phủ ban hành.

10. Gia đình truyền thống ở Việt Nam

Tại Việt Nam, gia đình truyền thống hay đại gia đình sẽ gồm những người có chung quan hệ huyết thống hoặc gắn bó với nhau dựa trên pháp luật. Gia đình này sẽ có từ ba thế hệ trở lên, bao gồm ông bà, bố mẹ, con cái hoặc cháu chắt.

Kiểu gia đình này khá phổ biến và thường tập trung ở vùng nông thôn, bởi lẽ cơ sở hình thành cũng như cơ sở tồn tại của nó xuất phát từ vùng kinh tế tiểu nông. Giữa họ có mối quan hệ tình cảm cao, được truyền từ đời này sang đời khác.

Đó cũng là ưu điểm lớn nhất của gia đình truyền thống, hầu hết mọi tập tục, nghi lễ, giao phong hoặc gia đạo đều được lưu truyền. Qua đó, các thành viên dễ dàng giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tuy nhiên, kiểu gia đình này còn tồn tại những nhược điểm và rất khó để thay đổi. Điển hình như các tư tưởng lỗi thời, cổ hủ dẫn đến kìm hãm sự phát triển về tính cách vẫn khả năng sáng tạo của mỗi con người.

Chính sự khác biệt trong tư tưởng, quan niệm sống khiến mâu thuẫn dần nảy sinh, gia đình mất đi tiếng nói đồng nhất. Điển hình là sự đối đầu giữa ông bà và con cháu, mẹ chồng và nàng dâu.

Hiện nay, dù ở nông thôn hay thành thị thì gia đình truyền thống đang dần bị thay thế bởi gia đình hạt nhân chỉ có bố mẹ và con cái. Đây là xu hướng phát triển trong vài năm trở lại đây, tất yếu cũng sẽ có mặt tốt, mặt xấu cần phát huy và cải thiện.

LỜI KẾT

Trên đ��y là những thông tin mà Kinhcan.vn, chuyên trang giáo dục tìm hiểu và tổng hợp về gia đình là gì, chức năng và mối quan hệ giữa các cá nhân. Mong rằng bài viết sẽ giúp mở rộng góc nhìn về nhà của bạn, đồng thời hiểu rõ về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.