Giấm ăn là gì? Công thức hóa học, Thành phần và Cách điều chế

Giấm là một nguyên liệu chế biến thường thấy trong các món ăn. Vậy thật sự giấm là chất gì? Được chế biến ra sao? Công dụng như thế nào mà được các bà nội trợ tin dùng. Trên thị trường hiện nay đang phổ biến 3 loại giấm đó là giấm gạo, giấm hoa quả và giấm tinh luyện. Vậy giữa các loại giấm này có sự khác biệt như thế nào, hãy cùng Wikihoidap.org tìm hiểu nhé.

Giấm ăn là gì? Công thức hóa học, Thành phần và Cách điều chế

Giấm là chất lỏng có vị chua có thành phần chính là dung dịch axit axetic, có công thức hóa học giấm ăn là CH3COOH. Hay nói cách khác giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2-5%. Giấm được hình thành nhờ sự lên men của rượu etylic C2H5OH. Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng nhiều trong các nền ẩm thực châu Á, châu Âu.

Sự chuyển hoá ethanol (CH3CH2OH) và ôxy (O2) thành axit axetic (CH3COOH) xảy ra theo phản ứng hóa học sau

CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + H2O

Phân loại giấm ăn

Ba loại giấm phổ biến được nhiều người sử dụng đó là giấm gạo, giấm hoa quả và giấm tinh luyện.

Giấm gạo:  làm từ rượu gạo hoặc rượu nếp, ở dạng rượu gạo, ở dạng rượu gạo thì nó sẽ được làm từ nhiều loại gạo khác nhau như gạo nếp than, gạo lứt và gạo tẻ. Có vị chua khá dịu, không gắt và là loại giấm có nồng độ axit axetic cao nhất so với các loại giấm còn lại.

Giấm hoa quả: là hoa quả, nước dừa tươi và đường để lên men. Một số loại hoa quả thường được dùng để làm giấm là chuối, táo, lê, nho, thơm, thanh long. Có mùi thơm dịu nhẹ cùng độ chua vừa phải, khi ăn có thể cảm nhận như vị chua của trái cây.

Giấm tinh luyện: hay còn được gọi là giấm trắng, là loại giấm đã có từ rất lâu và được sử dụng phổ biến trong nấu ăn. Giấm tinh luyện được làm từ bã bia hoặc đường mật, độ chua của giấm hình thành từ sự lên men của rượu etylic. Có độ chua cao nhất trong 3 loại và mùi vị hơi gắt.

Công dụng của giấm ăn

Ứng dụng trong thực phẩm:

  • Làm gia vị pha nước chấm, làm các món nộm rau sống, nấu canh chua.
  • Dùng để ngâm các loại gia vị, bảo vệ các chất dinh dưỡng cho rau khi đun nấu, bảo quản thực phẩm, tiêu diệt vi khuẩn và độc tố có trong thực phẩm, ngăn chặn sự sinh sản của vi khuẩn
  • Giảm độ béo của các loại thực phẩm như thịt, cá, giữ cho các vi chất tan trong nước không bị phân hủy khi đun, nấu.
  • Giấm giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi và các vi chất.

Ứng dụng trong sức khỏe và đời sống: chữa ngứa da, hoặc da tay bị nóng (khi cắt ớt, gừng), bị ngứa (khi cắt khoai môn), khi ăn quá cay ngậm giấm rồi súc miệng sẽ hết. Đáy nồi bị khét, pha giấm và nước rồi đun sôi.

Tẩy vết hoen gỉ: ngâm vật kim loại cần tẩy vào dung dịch giấm nguyên chất, chúng sẽ sáng bóng trở lại.

Ngoài ra, giấm còn có tác dụng kháng khuẩn, làm đẹp da nhờ chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.