GSM là gì? Sự khác nhau giữa GSM và CDMA là gì?

Tôi đã lớn tuổi, dùng điện thoại đôi khi thấy màn hình hiển thị GSM mà không hiểu đó là gì? Tôi nghe nói mạng viễn thông Viettel sẽ nâng cấp phát triển hệ thống GSM mà tôi cũng không hiểu GSM là gì? GSM hoạt động như thế nào? Các anh chị, các cháu nào hiểu về GSM hãy mách cho tôi biết với nhé. 

GSM là gì? Sự khác nhau giữa GSM và CDMA là gì?
 

GSM là từ viết tắt của Global System for Mobiles có nghĩa là hệ thống thông tin di động toàn cầu, được hiểu là các trạm thu phát sóng cho các nhà mạng di động. Như vậy, các máy điện thoại tìm kiếm GSM và kết nối mạng để sử dụng. 
Hơn 2 tỷ người trên 212 quốc gia sử dụng dịch vụ GSM. Các mạng GSM có thể roaming với nhau khi đi sang các nước khác nhau nên điện thoại di động GSM được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Hiện nay, ở Việt Nam GSM được áp dụng cho hầu hết các nhà mạng lớn là Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnam mobile. 
GSM vẫn là đang chuẩn mạng phổ biến nhất trên thế giới với khả năng phủ sóng rộng, GSM được xem là hệ thống điện thoại di động thế hệ thứ 2 tức 2G (Second Generation).

GSM là gì?

Lịch sử phát triển của GSM

GSM bắt đầu phát triển từ năm 1987, thời điểm đó các nước Châu  u phát hiện ra mạng điện thoại di động sử dụng trong một vài khu vực và ra luật định bắt buộc các nhà mạng trong nước phải sử dụng công nghệ này.
Năm 1982 nó được chuẩn hoá bởi European Conference of Postal and Telecommunications Administrations (CEPT) và tạo ra GSM để sử dụng chung cho toàn châu  u. Năm 1989 việc quản lý và phát triển mạng GSM được chuyển giao cho European Telecommunications Standards Institute - ETSI (viện viễn thông Châu  u).
Cuối năm 1993, có hơn một triệu thuê bao dùng mạng GSM ở gần 48 quốc gia trên thế giới.

Cấu trúc của mạng GSM

Để ứng dụng công nghệ thông tin và phục vụ nhu cầu của người dùng, cấu trúc của mạng GSM khá phức tạp, bao gồm:

Network switching SubSystem: Phân hệ chuyển mạch NSS
Radio SubSystem: Phân hệ vô tuyến RSS = BSS + MS
Operation and Maintenance SubSystem: Phân hệ vận hành và bảo dưỡng OMS
Trong đó:
BSS (Base Station Subsystem) bao gồm TRAU + BSC + BTS
TRAU là bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ
BSC là bộ điều khiển trạm gốc có chức năng điều khiển trạm BTS xử lý tin báo hiệu, khởi tạo kết nối và điều khiển chuyển giao.
BTS là trạm thu phát gốc có chức năng thu phát vô tuyến, ánh xạ kênh vật lý, kênh logic, mã hoá/giải mã, điều chế/giải điều chế, mật mã/giải mật mã
MS là những chiếc điện thoại di động bao gồm: ME và SIM
+ ME (Mobile Equipment) là phần cứng và phần mềm của điện thoại di động.
+ SIM (Subscriber Identity Module) là nơi lưu trữ các thông tin của thuê bao và mật mã, giải mật mã, lưu danh bạ điện thoại.
NSS (Network and Switching Subsystem) là mạng và hệ thống chuyển mạch, còn được gọi là mạng lõi.
Phần mạng GPRS là phần lắp thêm để hỗ trợ truy cập Internet.

gsm là gì

Cấu trúc của GSM

GSM hoạt động như thế nào?

GSM sẽ phân phối tần số nhiều kênh nhỏ khác nhau, sau đó GSM chia sẻ thời gian các của  kênh nhỏ cho người sử dụng bằng phương thức phân chia thời gian (TDMA) và tần số (FDMA) nhằm phân tách người dùng và trạm phát sóng.
Điện thoại sử dụng GSM đều phải có khe sim, vì GSM xác định người dùng qua sim.
Khi dùng mạng GSM, thông mạng nằm trên sim nên khi bạn cần sử dụng GSM ở một chiếc điện thoại khác, chỉ cần thay thẻ sim là dùng được.

CDMA là gì?

Sau khi biết được GSM là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về CDMA trước khi xem sự khác biệt giữa CDMA và GSM là gì.
CDMA hay Code Multiple Division Access Division là chuẩn mạng sử dụng công nghệ phổ thông đa người dùng, cho phép gửi nhiều thông tin, tín hiệu qua kênh/giải tần duy nhất một cách dễ dàng. 
Nhà cung cấp mạng CDMA dựa vào danh sách đặc biệt để tìm kiếm và phát hiện thuê bao của họ trong vùng phủ sóng và không cung cấp khe sim trên điện thoại. Vì thế, người dùng nếu muốn dùng điện thoại khác để vào mạng thì chiếc điện thoại đó bắt buộc phải hỗ trợ CDMA.
CDMA đã từng có mặt ở Việt Nam qua mạng S-fone và Cityphone, nhưng không phát triển được nên hai nhà mạng này đã ngừng hoạt động.
Hầu hết điện thoại của chúng ta chỉ hỗ trợ GSM hoặc CDMA, ở Việt Nam bạn không thể sử dụng điện thoại chỉ hỗ trợ CDMA vì nó không có khe sim để bạn sử dụng.
Điện thoại CDMA có khe sim là những điện thoại có công nghệ 4G LTE và hiện nay công nghệ này đang trở thành tương lai của nhân loại.
Theo đó, Việt Nam đang triển khai mạng 4G cho các nhà mạng như Viettel, Mobifone, Vinaphone. Khi đăng ký 4G, bạn cần nghiên cứu, tham khảo kỹ để tránh trả chi phí cao nhưng không sử dụng hết dung lượng.
Quốc gia có tốc độ ứng dụng mạng 4G nhanh nhất thế giới hiện nay là Hàn Quốc, tiếp đó là Mỹ, Nhật. Tốc độ mạng 4G LTE là 75 Mbps tức là 9,3 Mb/s khi tải xuống, và là 18,5 Mbps tức là 2,3 Mb/s khi tải lên. 4G LTE chỉ để truyền tải mạng internet, còn giọng nói vẫn được truyền đi qua mạng GSM hoặc WCDMA.

Tuy nhiên, hiện nay 2G và 3G vẫn đang được sử dụng và còn được sử dụng lâu dài.

Sự khác biệt giữa CDMA và GSM là gì?

Từ những hiểu biết về CDMA và GSM là gì, hoạt động ra sao chúng ta dễ dàng thấy được sự khác biệt của hai chuẩn mạng này như sau:
GSM xác định thông tin người dùng qua sim nên điện thoại GSM có khe sim, ngược lại CDMA hầu như không có khe sim.
Muốn thay đổi thông tin thuê bao, GSM chỉ cần thay sim, còn CDMA rất khó thay đổi thông tin thuê bao.
GSM phổ biến trên thế giới nhưng CDMA ít phổ biến hơn vì tính năng, chi phí triển khai của CDMA đắt hơn GSM
CDMA có tốc độ truyền mạng và dung lượng truyền lớn hơn GSM.
Khi sử dụng các thiết bị GSM bạn vừa có thể gọi điện vừa có thể vào mạng, tuy nhiên CDMA không hỗ trợ hai tính năng này cùng lúc.

gsm là gì

Sự khác biệt giữa GSM và CDMA

Công nghệ 4.0 phát triển sẽ thu hẹp khoảng cách giữa GSM và CDMA khi xu hướng sử dụng mạng 4G LTE đang phát triển. Sự phát triển của chuẩn mạng này vẫn có cùng nguyên lý hoạt động như GSM nên sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn và ứng dụng nhiều hơn.
Hiểu biết về chuẩn mạng GSM, CDMA, 4G LTE sẽ giúp bạn bắt kịp xu hướng, phát triển bền vững khi công nghệ 4.0 ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới, việc truyền đạt thông tin sẽ nhanh chóng và hiện đại hơn bao giờ hết.