Hành vi là gì? Đặc điểm và phân loại hành vi

Để giải đáp thắc mắc này, bạn đọc hay cùng Wikihoidap.org tìm hiểu bài viết dưới đây, nguồn thông tin đầy đủ xoay quanh phạm trù hành vi.

Trong cuộc sống, thuật ngữ hành vi được sử dụng rộng rãi, đơn cử hành vi tiêu cực, hành vi tích cực, hành vi sai trái, hành vi đúng mực hay hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hành vi là gì, đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng cùng phân loại hành vi.

1. Hành vi là gì?

Để khám phá những nội dung khác một cách dễ dàng, độc giả trước tiên cần hiểu rõ khái niệm và ví dụ của hành vi.

1.1. Khái niệm

Là phương thức thể hiện suy nghĩ ra bên ngoài, hành vi thường bộc lộ qua cử chỉ, hành động, trạng thái và cách ứng xử trong khoảng thời gian nhất định ở hoàn cảnh cụ thể. Nhằm thỏa mãn nhu cầu hay mục tiêu nào đó, con người thể hiện hành vi trên quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Nói theo cách khác, hành vi đại diện cho ý chí, suy nghĩ ẩn sâu trong chủ thể hoặc tiềm thức. Do khác biệt về chủ thể, hành vi giữa người với người sẽ không giống nhau hoàn toàn. Để xác định hành vi, ta cần căn cứ vào không gian, thời gian cũng như chủ thể.

Như vậy, hành vi chính là chuỗi hành động, hoạt động hay phản ứng lặp lại có chủ đích nhằm đáp ứng tác động từ bên ngoài như môi trường, xã hội. Không chỉ thay đổi theo thời gian, hành vi còn thuộc về tiềm thức hoặc ý thức, công khai hay bí mật.

Trên phương diện luật học, hành vi chỉ những hoạt động, hành động tuân thủ hoặc vi phạm pháp luật, có thể xâm phạm quyền và lợi ích của cá nhân, chủ thể hay tổ chức nào đó. Bởi vậy, tội trạng của một người được xác định dựa trên hành vi thực tế của người ấy chứ không phải suy luận, quan điểm cá nhân.

Ngoài ra, hành vi có thể bắt nguồn từ ý chí chủ quan, sự tự nguyện của một chủ thể nào đó hoặc do quá trình ép buộc, cưỡng chế từ bên ngoài.

1.2. Ví dụ

Khi phù hợp với quy chuẩn đạo đức và quy định pháp luật, hành vi sẽ được tôn vinh, khuyến khích và ca ngợi, tiêu biểu như hành vi yêu thương trẻ con, hành vi hiếu thảo với mẹ cha, hành vi hiếu kính với ông bà, hành vi tôn trọng người lớn tuổi, hành vi tuân thủ luật lệ giao thông.

Tuy nhiên, nhiều hành vi mang tính tiêu cực sẽ bị xã hội lên án, đơn cử hành vi ích kỷ, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi cướp của, hành vi ăn trộm, hành vi phá hoại của công, hành vi quấy rối tình dục, hành vi làm mất trật tự công cộng, hành vi tham ô, hành vi hối lộ, hành vi ngược đãi cha mẹ, hành vi lạm dụng trẻ vị thành niên.

Để làm rõ hơn về hành vi, Wikihoidap.org sẽ phân tích bức tranh minh họa về hành vi tham nhũng. Theo luật pháp hiện hành, hành vi tham nhũng được xác định cụ thể như sau:

- Hành vi tham ô những tài sản chung của tổ chức, cơ quan.

- Hành vi nhận các loại hối lộ bằng hình thức tiền mặt hoặc những tài sản khác.

- Hành vi lợi dụng đến quyền hạn, chức vụ nhằm chiếm đoạt tài sản hay tiền bạc của người khác.

- Hành vi lợi dụng đến quyền hạn, chức vụ để bao che, dung túng các đối tượng thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhằm đạt mục đích cá nhân.

- Hành vi lạm dụng chức quyền để tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến người khác nhằm đạt lợi ích cá nhân.

2. Đặc điểm của hành vi

Hành vi bộc lộ qua hai dạng chính, đó là không hành động và hành động. Hành vi biểu hiện qua hành động gồm các hành vi nhận biết qua một số việc làm cụ thể mà một người, chủ thể  nào đó thực hiện.

Hành vi không biểu hiện dưới dạng hành động thì được xác định bởi mục đích, trạng thái cùng ý nghĩ ở con người.

3. Những yếu tố tác động đến hành vi

Chịu tác động từ yếu tố khách quan lẫn chủ quan, hành vi có sự biến chuyển tùy vào mức độ cũng như thời gian tác động. Về yếu tố khách quan, hành vi thường bị ảnh hưởng bởi môi trường học tập, môi trường sinh sống, môi trường làm việc hay môi trường giáo dục.

Với yếu tố chủ quan, hành vi bị chi phối bởi khả năng nhận thức hay năng lực điều chỉnh của mỗi người, dẫn đến sự khác biệt về hành vi của trong cùng hoàn cảnh và thời điểm.

4. Phân loại hành vi

Theo giới nghiên cứu khoa học, người ta phân tác hành vi thành bốn loại chính gồm hành vi trí tuệ, hành vi kỹ xảo, hành vi đáp ứng và hành vi bản năng.

4.1. Hành vi kỹ xảo

Đạt được nhờ quá trình mài dũa, rèn luyện hay học tập của con người, hành vi kỹ xảo mang tính mềm dẻo, linh hoạt,bền vững và có khả năng ứng dụng cao. Do đó, loại hành vi này giúp mỗi người học cách thích nghi với hoạt động, môi trường sống một cách đơn giản và dễ dàng hơn.

Một vài ví dụ tiêu biểu cho hành vi kỹ xảo có thể nhắc tới hành vi viết chữ, hành vi làm ảo thuật, hành vi làm xiếc,hành vi múa hát, hành vi khiêu vũ.

4.2. Hành vi bản năng

Mang bản chất di truyền, hành vi bản năng thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa người thân với nhau, người sở hữu cùng huyết thống, thành viên trong gia đình hay dân tộc của một quốc gia, đất nước hoặc vùng miền. Nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản, loại hành vi này bắt nguồn từ phản xạ.

Một vài ví dụ điển hình cho hành vi bản năng gồm hành vi cầm nắm, hành vi cúng bái hành vi dạm ngõ, hành vi kính trên nhường dưới.

4.3. Hành vi trí tuệ

Xuất hiện song hành với hoạt động trí tuệ như nghiên cứu khoa học, tiếp thu những kiến thức chuyên môn, thực hành thí nghiệm sinh học, hành vi trí tuệ mang bản chất trí tuệ, sự thông thái.

Nếu sở hữu hành vi trí tuệ, con người có thể nắm được bản chất cũng như quy luật của sự vật, sự việc và hiện tượng xung quanh hay thậm chí là các mối liên hệ phức tạp trong xã hội hiện đại, qua đó thiết lập bước tiến mới khi phát minh ra công nghệ nhằm cải tạo, nâng cao đời sống nhân loại.

4.4. Hành vi đáp ứng

Nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển, hành vi đáp ứng được tạo ra để đối phó với từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể trong một thời điểm nhất định. Dù không tự nguyện, người thực hiện vẫn phải sử dụng loại hành vi này trong hoàn cảnh bắt buộc nào đó, đơn cử hành vi cưỡng chế thu hồi tài sản, hành vi phản ứng tự vệ khi bị quấy rối.

5. Năng lực hành vi

Theo quy định từ pháp luật, năng lực hành vi là khả năng của tổ chức, cá nhân được tự ý thực hiện quyền cũng như nghĩa vụ pháp lý, đồng thời chịu trách nhiệm về các hành vi đó. Như vậy, năng lực hành vi được quy định cụ thể như sau:

- Dựa trên điều 19 thuộc bộ luật dân sự vào năm 2015, năng lực hành vi dân sự thể hiện qua hành vi xác lập và thực hiện quyền cũng như các nghĩa vụ dân sự

- Theo điều 674, năng lực hành vi dân sự ở một cá nhân được công nhận dựa trên quốc tịch của người đó. Tuy nhiên, nếu một người ngoại quốc thực hiện, xác lập giao dịch dân sự ở Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người đó được căn cứ theo quy định của luật pháp Việt Nam.

- Dựa trên khoản 2 thuộc điều 69 trong bộ luật Tố tụng dân sự vào năm 2015, năng lực hành vi tố tụng phạm vi dân sự chỉ khả năng tự thực hiện hoặc ủy quyền tố tụng dân sự cho đại diện.

6. Mối quan hệ giữa hành vi và thái độ

Do mối liên hệ chặt chẽ giữa hành vi và thái độ, nhiều người đã nhầm lẫn hai thuật ngữ này với nhau. Để làm rõ sự khác biệt, Wikihoidap.org xin mời bạn đọc theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Hành vi

Thái độ

Biểu hiện

Hành vi thể hiện qua cử chỉ, hành động và hoạt động.

Thái độ thể hiện qua suy nghĩ, quan điểm hay lập trường

Yếu tố tác động

Thái độ của đối phương, đặc điểm tính cách cá nhân, phản ứng nội tiết tố và thần kinh

Môi trường sống, kinh nghiệm cá nhân và hệ thống giá trị đạo đức.

Mối quan hệ

Thái độ ảnh hưởng trực tiếp, quyết định hành vi của một người. Chính vì vậy, hành vi là kết quả rõ nét khi phản ánh thái độ ở con người.

LỜI KẾT

Như vậy, bạn đọc đã nắm được khái niệm, đặc điểm, phân loại cùng yếu tố tác động đến hành vi. Wikihoidap.org hy vọng nguồn tri thức bổ ích này sẽ hỗ trợ bạn trong học tập lẫn cuộc sống. Nếu còn điều gì băn khoăn, đừng ngại ngần để lại câu hỏi bạn nhé!