-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
HBsAg là gì? Ý nghĩa các chỉ số HBsAg âm tính và dương tính là gì?
Trong chúng ta chắc hẳn đã có người từng thắc mắc HBsAg là bệnh gì? Thực ra HBsAg là một trong những chỉ số xét nghiệm không thể thiếu khi thực hiện chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi B. Mục đích của xét nghiệm này là để xác định lại chính xác xem là người bệnh có bị nhiễm virus của bệnh này hay không? Để tìm hiểu rõ hơn về xét nghiệm HBsAg là gì và kết quả bao nhiêu thì được cho là bình thường.
Danh mục nội dung
Chỉ số HBsAg là gì?
HbsAg là viết tắt của “Hepatitis B surface antigen”, một chất có ở bề mặt virus. Nồng độ HBsAg trong huyết tương có tương quan với cccDNA trong tế bào gan mà cccDNA là yếu tố xác định chắc chắn nhất tình trạng hoạt động của tế bào gan nhưng vì việc xác định cccDNA phải cần đến kỹ thuật hóa miễn dịch mô, không thể áp dụng trong thực tiễn lâm sàng. Vì vậy, HBsAg được xem như công cụ gián tiếp để đánh giá cccDNA trong tế bào gan, đặc biệt là trong chẩn đoán và điều trị viêm gan B.
HBsAg cho biết bạn đã bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) hay chưa. Nếu HBsAg trong máu âm tính, bạn không bị viêm gan B, ngược lại nếu HBsAg trong máu dương tính nghĩa là đã có HBV trong máu, nói cách khác cơ thể bạn đã bị nhiễm HBV. Khi cơ thể tiếp xúc với HBV thì sau 1 đến 8 tuần, HBsAg sẽ xuất hiện. Trong vòng 10 tuần, kháng nguyên này sẽ tăng lên nhanh chóng.
Thông qua các xét nghiệm máu có thể chẩn đoán nhiễm HBV và xác định tình trạng HBV đang diễn biến như thế nào trong cơ thể. Nếu cơ thể có sức đề kháng tốt, chiến thắng được virus HBV thì HBsAg sẽ biến mất sau 4 đến 6 tháng và cơ thể sẽ miễn nhiễm suốt đời với viêm gan B mà không cần phải chích ngừa. Sau 6 tháng, nếu hệ miễn dịch không thắng được HBV thì HBsAg tiếp tục được phát hiện, lúc này cơ thể đã nhiễm HBV mạn tính. Trường hợp này có một số chuyển thành viêm gan mạn, xơ gan hay K gan.
HbsAg dương tính là gì?
Bệnh Viêm Gan B là một căn bệnh nguy hiểm và lây lan qua nhiều con đường như đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ sang con. Nếu bệnh nhân nghi ngờ mình mắc bệnh và thực hiện xét nghiệm HbsAg dương tính có kết quả dương tính (+) cũng có nghĩa là bệnh nhân có thể bị nhiễm bệnh viêm gan B. Chỉ số HbsAg có thể tăng cao trong vòng 10 tuần kể từ khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Đối với những bệnh nhân có sức đề kháng mạnh thì cơ thể bệnh nhân có thể tạo ra kháng thế anti hbs để chống lại kháng nguyên HbsAg và có thể loại bỏ virus ra khỏi cơ thể suốt đời.
Chỉ khoảng 20 30% số bệnh nhân nhiễm bệnh Viêm Gan B không thể tự đẩy lùi được virus Viêm Gan B và bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy HbsAg dương tính, chỉ số hbeag dương tính và men gan alt tăng cao gấp đối bình thường khi đó bệnh nhân cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
HbsAg âm tính là gì?
Để xác định chỉ số vỏ kháng nguyên của virus người ta dùng thuật ngữ kỹ thuật S/CO có nghĩa là sample/ cut off. Đây là giá trị của mẫu thử so với ngưỡng giới hạn cho phép. Khi tỉ lệ này >1 có nghĩa vượt quá ngưỡng và là dương tính, còn < 1 nhỏ hơn ngưỡng cho phép là âm tính. Như vậy khi xét nghiệm viêm gan B nếu chỉ số HbsAg <1,0/S0 là âm tính chứng tỏ người này an toàn với căn bệnh nguy hiểm viêm gan B.
Khi chỉ số HbsAg âm tính thường gặp ở những người chưa bị lây nhiễm viêm gan B, những đối tượng này có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nên cần phải tiêm vacxin phòng viên gan B để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên có một số bệnh nhân mắc viêm gan B nhưng kết quả xét nghiệm lại âm tính. Đó là các trường hợp âm tính giả. Nguyên nhân âm tính giả có thể là do lỗi kỹ thuật hoặc do sử dụng các test có độ nhạy thấp không có khả năng phát hiện những bệnh nhân có nồng độ HbsAg thấp. Trong trường hợp này cần thử lại với các xét nghiệm có độ nhạy cao để có kết luận cuối cùng.
Đối với những người đang điều trị viêm gan B, nếu xét nghiệm cho ra kết quả HBsAg âm tính là điều đáng mong chờ nhất bởi chỉ số này chứng tỏ quá trình điều trị đã có hiệu quả, virus không có khả năng gây hại cho người bệnh. Xét nghiệm HbsAg chuyển đổi âm tính là dấu hiệu tốt, nhưng vẫn có các nghiên cứu cho thấy xơ gan vẫn xuất hiện, thậm chí vẫn tiến triển đến ung thư gan cho dù chỉ số viêm gan B HbsAg đã âm tính. Và hơn nữa, cho dù HbsAg đã biến mất, ADN của virus vẫn có thể còn có mặt ở những người này. Điều này có thể do HBsAg vẫn còn, nhưng ở mức độ dưới khả năng phát hiện của kỹ thuật xét nghiệm, hoặc gen quy định cho chất bề mặt HBV bị đột biến hoặc bị mất.
Virus viêm gan B là loại virus rất nguy hiểm nên khi có kết quả xét nghiệm chỉ số HbsAg âm tính người bệnh cũng không nên chủ quạn, phải thường xuyên tiến hành kiểm tra theo dõi để biết chính xác tình trạng sức khỏe lá gan.
Danh mục nội dung
Viêm gan B hiện là căn bệnh phổ biến do virus viêm gan B (HBV) gây ra, bệnh có thể chuyển biến nguy hiểm thành suy gan, xơ gan hoặc nguy hiểm hơn còn có thể dẫn đến ung thư gan. Để biết chắc chắn bản thân và những người thân trong gia đình có mắc bệnh hay không thì xét nghiệm viêm gan B là việc làm hết sức cần thiết. Vậy ý nghĩa chỉ số HBsAg trong xét nghiệm viêm gan B là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
HBsAg là gì?
HBsAg là từ viết tắt của Hepatitis B surface Antigen, đây là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B xuất hiện trong máu của người bệnh sau thời gian virus xâm nhập từ 1 – 8 tuần, nếu hệ miễn dịch của người bệnh khỏe mạnh, thì người bệnh sẽ khỏe mạnh và chỉ số HbsAg sẽ biến mất.
Xét nghiệm HBsAg là gì?
Xét nghiệm HBsAg sẽ thực hiện việc tìm kiếm kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B(HBsAg) trong máu của bạn.
Mục đích chính của xét nghiệm HBsAg là để xác định các triệu chứng cấp tính có phải được gây ra bởi lây nhiễm HBV hay không.
Lưu ý: Bạn phải tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu khác để có thể phán đoán được bệnh tình vì xét nghiệm HBsAg không phải là cơ sở để định lượng mức độ viêm gan,khả năng lây lan...
Trường hợp nào nên xét nghiệm HbsAg
Bác sĩ thường xuyên chẩn đoán viêm gan B kết hợp với các bài xét nghiệm máu. Các xét nghiệm viêm gan B được đề xuất cho các cá nhân :
♦ Đã có tiếp xúc với người bị nhiễm viêm gan B.
♦ Du ngoạn đến đất nước nơi viêm gan B phổ biến.
♦ Đã từng ở tù.
♦ Tiếp nhận chạy thận.
♦ Mang thai.
♦ Quan hệ tình dục giữa nam-nam.
♦ Nhiễm HIV.
Chỉ số HBsAg bao nhiêu là bình thường?
Theo tiến sĩ Smith, một nhà tư vấn chuyên về gan tại Minnesota Gastroenterology ở Minneapolis: “Những người bị viêm gan B cấp tính có thể cho kết quả dương tính với HBsAg. Khi làm xét nghiệm, nếu HBsAg > 1.0S/S0) thì có nghĩa là dương tính, chỉ số HBsAg <1.0/S0 là âm tính.
Theo tiến sĩ, chỉ số S/CO là một thuật ngữ kỹ thuật. Nó là chỉ số cao nhất để phân biệt giữa âm tính và dương tính. Khi tỉ lệ này > 1 có nghĩa vượt quá ngưỡng và là dương tính, còn < 1 nhỏ hơn ngưỡng cho phép là âm tính.
Xét nghiệm chỉ số HBsAg là một xét nghiệm tầm soát, nếu kết quả xét nghiệm là HBsAg dương tính thì nói lên người đó nhiễm siêu vi B chứ chưa hẳn là mắc bệnh viêm gan siêu vi B.
-
Trong trường hợp kết quả cho là dương tính, thì người bệnh cần phải làm thêm một số xét nghiệm định lượng HBV – ADN. Từ đó mới có thể xác định số lượng, cũng như mức độ hoạt động của virus trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
-
Trong trường hợp kết quả là âm tính, tức là bạn có kháng thể chống HBsAg thì bệnh nhân có thể yên tâm.
Lưu ý về chỉ số viêm gan B HBsAg
Trước đây người ta thường cho rằng HbsAg chuyển đổi âm tính là dấu hiệu tốt, tuy nhiên vẫn có các nghiên cứu chỉ ra rằng cho dù chỉ số HbsAg đã âm tính nhưng xơ gan vẫn xuất hiện, thậm chí vẫn phát triển thành ung thư gan. Hơn nữa, ADN của virus vẫn có thể còn có mặt ở những người này cho dù HbsAg đã biến mất. Điều này có thể do HbsAg vẫn còn, tuy nhiên ở mức dưới khả năng phát hiện của kỹ thuật xét nghiệm, hoặc gen quy định cho chất bề mặt HBV bị đột biến hoặc bị mất,…
Trong một số trường hợp, có HbsAg âm tính giả, có nghĩa là bệnh nhân mắc viêm gan B nhưng kết quả lại cho thấy bệnh nhân dương tính. Ngược lại thì cũng có trường hợp HbsAg dương tính giả, tức là bệnh nhân không mắc viêm gan B tuy nhiên xét nghiệm lại cho kết quả âm tính. Vì vậy, cần xét nghiệm kết hợp thêm các xét nghiệm khác như kiểm tra định lượng 5 hạng mục bệnh viêm gan B, kiểm tra HBV-DNA, chức năng gan… nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của virus cũng như khả năng tổn thương gan.
Nếu như được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B người bệnh nên chữa bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ, không nên tự dùng thuốc, tự tăng liều lượng thuốc vì có thể dẫn tới nhờn thuốc, kháng thuốc hay suy giảm sức khỏe từ đó gây ra nhiều khó khăn và tốn kém cho việc điều trị bệnh sau này.