Hibernate là gì? Tìm hiểu về Hibernate và những thứ liên quan đến nó

Hello anh chị em trang mình. Em đang có chút tò mò về Hibernate. Nên mạn phép mò lên đây để hỏi anh chị Hibernate là gì và những thứ liên quan đến nó.
Anh chị nào giúp em giải đáp câu hỏi trên được không ạ.
Em cảm ơn anh chị nhà ta. 


Hibernate là gì? Tìm hiểu về Hibernate và những thứ liên quan đến nó

Hibernate là gì?

Hibernate là tên của 1 ORM Framework. Nó dùng để thực hiện mapping cơ sở dữ liệu quan hệ sang các Object trong phần ngôn ngữ hướng đối tượng.

Hibernate là một Framework cho persistence layer thực hiện giao tiếp giữa các tầng dữ liệu với các phần ứng dụng như kết nối, truy xuất, lưu trữ...

Cái tên Hibernate được ra mắt vào năm 2001 do nhà sáng lập có tên Gavin King đưa ra. Nó giống như một sự thay thế cho EJB2 kiểu thực hể bean. 

Hibernate Framework có nghĩa là gì? 

Hibernate Framework được biết đến là một giải pháp ORM (Object Relational Mapping) mã nguồn mở và gọn nhẹ. Nó hỗ trợ việc đơn giản hóa sự phát triển của ứng dụng Java nhằm thực hiện tương tác với cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, Tool ORM giúp bạn đơn giản hóa việc tạo ra dữ liệu, thao tác dữ liệu cũng như truy cập dữ liệu. Đây là một trong những kỹ năng lập trình được sử dụng nhằm làm cho ánh xạ đối tượng vào dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.

hibernate là gì

Hibernate Framework đem lại ưu và nhược điểm gì khi sử dụng?

Ưu điểm:

Dễ dàng sử dụng. Hibernate Framework giúp bạn quản lý các kết nối database và dễ dàng fix bug. Nó cung cấp rất nhiều API truy vấn có sẵn.

Mang tính độc lập. Khi dùng Hibernate Framework bạn không cần quan tâm quá nhiều đến cơ sở dữ liệu khi muốn dùng để viết câu lệnh SQL.

Mang tính hướng đối tượng. Nó hỗ trợ tập trung xử lý theo hướng đối tượng sao cho phù hợp với việc sử dụng trong các case CRUD như Create, Read, Update, Delete...

Mang tính tin cậy cao. Hibernate đã trải qua công đoạn kiểm thử và kết quả đem tới là nó khá an toàn trong các truy vấn.

Nhược điểm:

Hibernate Framework không tham gia hỗ trợ các câu truy vấn phức tạp.

Bắt nguồn từ lý do Hibernate Framework không thể cover hết tất cả các cú pháp của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, vì thế một số trường hợp bắt buộc phải dùng Native SQL.

Do Hibernate Framework được tự động sinh ra nên nó bị hạn chế sự can thiệp vào câu lệnh SQL

Hibernate còn có nghĩa gì khác? 

Hibernate còn được biết đến là chế độ mà máy tính thực hiện lưu trữ toàn bộ dữ liệu tạm thời vào HDD/SSD, và máy tính sẽ bị ngắt nguồn điện khi bạn không còn sử dụng.

hibernate là gì

Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của Hibernate.

Ưu điểm :

Bạn không cần sử dụng nguồn điện sau khi bật Hibernate. Vì thế, bạn sẽ không cần quá lo lắng về việc nhanh hết pin.
Khi bạn bật máy trở lại thì bạn vẫn tìm thấy tất cả các cửa sổ mà bạn đã sử dụng trước đó.

Nhược điểm :

Bạn tốn khá nhiều thời gian để đợi máy tính khôi phục lại phiên làm việc trước.
Sử dụng lâu dài tính năng này có thể làm máy tính của bạn bị chạy chậm.

Sleep là gì trên Windows và OS X?

Trên hệ điều hành Windows và OS X thì gọi là Sleep còn trên Linux, nó có tên khác là Suspend. 

Sleep là một trong những chế độ đưa máy tính hay laptop của bạn về trạng thái ngủ. Điều này có nghĩa là khi bạn sử dụng chế độ Sleep, thì máy tính hay laptop của bạn vẫn hoạt động nhưng lượng điện hoặc pin tiêu thụ rất ít. Khi đó, tất cả công việc của bạn sẽ được lưu vào bộ nhớ RAM. Đây là nguyên nhân máy tính của bạn vẫn cần cung cấp một lượng điện nhỏ để RAM hoạt động. Khi nhấn nút nguồn, máy sẽ mở lên chỉ trong vài giây và bạn có thể tiếp tục làm những công việc còn dang dở khi nãy.

Hibernate và Sleep có gì khác nhau?

Dưới đây là những điểm giống và khác nhau giữa Hibernate và Sleep khi bạn đã nắm rõ nguyên lý hoạt động cơ bản của chúng.
+ Khi bạn dùng chế độ Sleep thì dữ liệu trên RAM vẫn còn trong khi đó dữ liệu trên RAM sẽ chuyển sang HDD/SSD khi bạn sử dụng Hibernate.
+ Khi bạn chế độ Sleep, bạn có thể sạc thiết bị ngoại vi qua USB còn ở Hibernate bạn không thể sạc qua USB.
+ Trong khi sử dụng chế độ Sleep bạn vẫn còn giữ điện cho một số linh kiện thì với chế độ Hibernate hoàn toàn không có điện.
+ Khi bạn để máy tính ở chế độ Sleep thì thời gian phục hồi máy tính khởi động nhanh hơn so với chế độ Hibernate.

Thời điểm hợp lý sử dụng Hibernate và Sleep là khi nào?

Đối với chế độ Hibernate. 

Khi bạn phải rời khỏi máy tính hay laptop trong khoảng thời gian dài, dao động từ vài tiếng đồng hồ hoặc vài ngày thì bạn nên dùng chế độ Hibernate. Với khoảng thời gian dài để máy tính hay laptop ở chế độ Hibernate thì việc khởi động và khôi phục lại từ Hibernate sẽ không quá lâu và pin cũng không hao tốn quá nhiều.

Đối với chế độ Sleep.

Trong trường hợp bạn muốn thời gian tạm dừng làm việc và thời gian khôi phục máy tính của bạn diễn ra nhanh chóng và tiện lợi hoặc trong trường hợp bạn cần đem laptop di chuyển từ nhà đến cơ quan hoặc giữa các phòng trong cơ quan với nhau hay từ những địa điểm có khoảng cách tương đối xa thì bạn hãy sử dụng chế độ Sleep. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng Sleep khi bạn cần rời khỏi PC trong thời gian ngắn như ăn trưa, giờ giải lao...

Nói chung, bạn nên để máy tính hay laptop của bạn ở chế độ Hibernate khi bạn không sử dụng chúng trong khoảng thời gian dài từ vài tiếng đồng hồ đến vài ngày và bạn hãy chọn chế độ Sleep nếu bạn không sử dụng máy tính và laptop trong khoảng thời gian ngắn.
Nhiều ý kiến cho rằng bạn đừng nên lúc nào cũng tắt laptop hay máy tính bằng chế độ Shut down. Đặc biệt hiện nay mọi người đang làm việc trên laptop và máy tính rất nhiều nên thời gian sử dụng laptop và máy tính tăng nhanh. Khi đó, bạn nên để máy tính hay laptop của mình ở 1 trong hai chế độ kể trên, để phòng trường hợp bạn phải khởi động máy tính và laptop quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho máy tính hoặc laptop.

Hy vọng bài viết này đem tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về Hibernate và những thứ liên quan đến nó.