Hòa bình là gì? Biểu hiện và cách bảo vệ hòa bình

Dù biết ơn và trân trọng những công lao to lớn của ông cha, không phải ai cũng hiểu rõ hòa bình là gì, giá trị, ý nghĩa cùng biểu hiện của hòa bình. Chính vì vậy, Wiki hòi đáp xin phép gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với biết bao thăng trầm biến cố, người Việt Nam giờ đây may mắn được sống và tận hưởng nền hòa bình, độc lập. Để đạt được hạnh phúc ngày nay, thế hệ đi trước đã không ngừng chiến đấu, anh dũng hy sinh.

1. Hòa bình là gì?

Hòa bình đề cập tới trạng thái an yên, vui vẻ, bình an của con người khi không sống trong cảnh trộm cướp, bóc lột, khủng bố hay chiến tranh. Nhắc đến môi trường hòa bình, người ta nghĩ tới một môi trường an ổn, tự do và hạnh phúc.

Là niềm mơ ước, hòa bình đã trở thành biểu tượng, mục tiêu gìn giữ của nhân loại. Tuy nhiên, hòa bình không thuần túy đại diện cho môi trường yên bình mà nó còn xuất hiện trong đời sống cá nhân của mỗi người.

Khi tinh thần, nội tâm, công việc, mối quan hệ, trí óc, suy nghĩ đều thoải mái và bình an, đó chính là hòa bình.

2. Biểu hiện của hòa bình

Trong đời sống hiện nay, trạng thái hòa bình được thể hiện qua một số mặt như cuộc sống yên bình, mâu thuẫn và xung đột được giải quyết bằng thương lượng hoặc đàm phán, chiến tranh cùng xung đột vũ trang gần như biến mất hoàn toàn.

3. Giá trị của hòa bình

Giá trị hòa bình mang lại cho xã hội, tập thể và con người là rất lớn. Không chỉ đem đến cuộc sống hạnh phúc, hòa bình còn giúp chúng ta thoát khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng, đau đớn và tổn thương.

Cung cấp những giá trị tốt đẹp như cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc, hòa bình góp phần bảo vệ nhân loại và xây dựng thế giới phát triển, tiên tiến hơn.

4. Ý nghĩa của hòa bình

Trên phạm vi thế giới, hòa bình góp phần tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các quốc gia phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội. Khi cuộc sống ổn định, ý thức chung giữa các nước được thiết lập, củng cố nền hòa bình toàn cầu và những tư tưởng xấu như xâm lược, chiến tranh cũng theo đó mà biến mất.

Như vậy, các nước có cơ hội hợp tác, xây dựng mối quan hệ thân thiết để hình thành sự ổn định về an ninh cũng như những mặt khác trong xã hội.

Với cá nhân, nền hòa bình khiến người ta cảm thấy tự do, yên bình và hạnh phúc hơn. Không còn cuộc chiến đầy hiểm nguy, chông gai hay đổ máu, con người hiện nay thoải mái về vật chất lẫn tinh thần, qua đó tạo động lực cho việc phát triển kinh tế.

Chính vì vậy, mỗi người phải biết trân trọng và gìn giữ cuộc sống hòa bình, nỗ lực nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

5. Bảo vệ hòa bình là như nào?

Là trách nhiệm của mỗi người, dân tộc hay quốc gia trên thế giới, việc bảo vệ hòa bình cần xây dựng trên nền tảng trân trọng, yêu thương, thân thiện và bình đẳng.

6. Các hoạt động và phong trào xoay quanh hòa bình

Khi lan tỏa giá trị cao đẹp, hòa bình đã tạo động lực cho sự thành lập, phát triển của nhiều hoạt động hay phong trào.

6.1. Chủ nghĩa hòa bình

Đối lập với chiến tranh, chủ nghĩa hòa bình xuất hiện như phương tiện, cách thức giải quyết tranh chấp giữa người với người, tập thể với tập thể, quốc gia với quốc gia.

Thể hiện nhiều quan điểm khác biệt, chủ nghĩa này củng cố niềm tin rằng mọi tranh chấp quốc tế đều nên được giải quyết bằng biện pháp, hành vi hòa bình.

Không dừng lại ở đó, chủ nghĩa hòa bình còn thuyết phục bãi bỏ hệ thống quân đội, nhà máy sản xuất vũ khí, đặc biệt là lực lượng vũ trang. Trong mọi hoàn cảnh hay đối tượng, những người đi theo chủ nghĩa hòa bình đều kịch liệt phản đối hành vi bạo lực.

6.2. Satyagraha

Là triết lý sáng lập bởi Mohandas Karamchand Gandhi, Satyagraha đề cập đến nguyên tắc và phương thức đấu tranh bất bạo động. Ứng dụng lý thuyết vào thực tế, Gandhi đã giành lại độc lập cho Ấn Độ và thúc đẩy nhiều cuộc đấu tranh ở Nam Phi.

Học thuyết Satyagraha thậm chí còn ảnh hưởng đến tư tưởng, hành động của Martin Luther King Jr khi ông dẫn đầu phong trào dân quyền tại Hoa Kỳ. Như vậy, tầm quan trọng của triết lý này trong việc bảo vệ và thúc đẩy hòa bình là hết sức quan trọng.

6.3. Bình an về nội tâm, cầu nguyện và thiền định

Không chỉ đề cập đến vũ lực, hòa bình còn được nhắc tới trong khía cạnh tâm hồn, tinh thần và cảm xúc. Khi con người đạt đến trạng thái cân bằng cùng ổn định ở nội tâm, người đó sẽ có được “hòa bình”.

Trong thiền định, nội tâm bình an được biết đến như sự giác ngộ hoặc trạng thái ý thức được hình thành bởi cầu nguyện, thiền định, yoga hay thái cực quyền. Quá trình tìm kiếm yên bình trong nội tâm thường đi cùng một số tôn giáo như Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Kitô giáo.

7. Vai trò của Liên hợp quốc đối với hòa bình quốc tế

Là tổ chức quốc tế, Liên Hợp Quốc có mục tiêu tạo điều kiện, cơ sở hợp tác giữa các quốc gia trên toàn cầu về các mặt là phát triển kinh tế, xây dựng xã hội, nhân quyền quốc gia, an ninh quốc tế, luật pháp quốc tế và hòa bình thế giới.

Thành lập năm 1945, Liên Hợp Quốc có vai trò thiết lập cuộc đối thoại nhằm ngăn chặn, giảm thiểu chiến tranh.

8. Một số giải thưởng về hòa bình

Để lan tỏa giá trị hòa bình, thế giới đã thành lập nhiều giải thưởng liên quan đến phạm trù này, đơn cử giải thưởng Nobel Hòa bình, giải thưởng Hòa bình Gandhi, giải thưởng Hòa bình sinh viên, giải thưởng hòa bình Sydney và học bổng Rhodes.

8.1. Giải thưởng Nobel Hòa bình

Ra đời từ năm 1901, giải thưởng Nobel về hòa bình là danh hiệu cao quý nhất trong số các giải liên quan đến hòa bình

Diễn ra hằng năm, giải thưởng này được trao cho những gương mặt nổi bật khi họ thành công trong việc thúc đẩy nền hòa bình, thắt chặt tình bằng hữu giữa các nước, tổ chức nhiều đại hội hòa bình, cắt giảm hoặc bãi bỏ nhóm quân đội thường trực.

8.2. Giải thưởng Hòa bình Gandhi

Đặt theo tên lãnh đạo Mahatma Gandhi, giải thưởng hòa bình quốc tế Gandhi được tổ chức hàng năm bởi Chính phủ Ấn độ, trao tặng cho cá nhân hoặc tổ chức có đóng góp lớn với chính trị, kinh tế và xã hội bằng phương thức phi bạo lực.

Dành cho bất kỳ ai không phân biệt giới tính, chủng tộc, tín ngưỡng hay quốc tịch, giải thưởng này gồm một trích dẫn, một tấm bảng cùng 10 triệu tiền rupi.

8.3. Giải thưởng Hòa bình cho sinh viên

Trao thưởng hai năm một lần bởi Liên minh Sinh viên Quốc gia Na Uy, giải thưởng hòa bình cho sinh viên có mục đích tôn vinh cá nhân hay tổ chức sinh viên đóng góp đáng kể trong việc xây dựng hòa bình hoặc thúc đẩy nhân quyền.

Không chỉ nhận khoản tiền thưởng trị giá 50.000 NOK, người đoạt giải còn sở hữu cơ hội tham gia Ngày hội Sinh viên Quốc tế ở Trondheim, thăm quan các thành phố của Na Uy và gặp gỡ nhiều tổ chức nhân đạo cũng như các chính trị gia nổi tiếng.

8.4. Giải thưởng hòa bình Sydney

Tổ chức bởi Quỹ Hòa bình Sydney vào tháng 11 hằng năm, giải thưởng hòa bình Sydney được trao cho cá nhân hoặc tổ chức có đóng góp quan trọng trong quá trình thúc đẩy nhân quyền, đạt thành tựu về hòa bình trên phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế, xây dựng hệ thống triết lý cùng ngôn ngữ phi bạo lực.

LỜI KẾT

Qua những thông tin bổ ích kể trên, Wiki hỏi đáp tin rằng bạn đọc đã hiểu rõ hòa bình là gì, từ đó lan tỏa giá trị tốt đẹp của hòa bình đến cho mọi người.