-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Hóa trị liệu là gì?
Hóa trị liệu là gì? Tác dụng của hóa trị liệu? Ảnh hưởng của hóa trị liệu đến sức khỏe người bệnh? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây của Wikihoidap.org. Mời các bạn đón đọc.
Danh mục nội dung
Hóa trị là gì?
Hóa trị liệu pháp là sử dụng các loại thuốc để phá hủy tế bào ung thư, nhằm ngăn chặn chúng phát triển và phân chia. Bởi vì các tế bào ung thư phát triển và phân chia nhanh hơn các tế bào bình thường, cho nên hóa trị có tác động đến tế bào ung thư nhiều hơn tế bào thường. Tuy nhiên, thuốc hóa trị vẫn có thể ảnh hưởng lên tế bào lành, gây ra một số tác dụng phụ.
Đây là biện pháp nhằm hạn chế tác dụng của các tế bào ung thư lên các cơ quan trong cơ thể thông qua việc làm giảm kích thước của các khối u, đồng thời hạn chế việc di căn các khối u từ vị trí này sang vị trí khác và từ cơ quan này sang cơ quan khác, đồng thời nó còn có tác dụng hạn chế khả năng tái phát của các tế bào ung thư đối với những bệnh nhân đã được điều trị bằng các phương pháp khác.
Các con đường dùng hóa chất
Thuốc dùng theo đường uống
- Là những thuốc có thể hấp thu ở dạ dày hoặc dưới lưỡi. Chúng được bảo vệ bằng một lớp màng để rồi sẽ bị phá vỡ bởi dịch tiêu hóa trong dạ dày.
- Có một số thuốc được bao bọc bởi một chất liệu đặc biệt giúp việc giải phóng thuốc diễn ra từ từ, nhằm đạt được hiệu quả kéo dài, cho phép khoảng cách giữa hai lần uống thuốc cách xa nhau.
- Các thuốc chống nôn hay được sử dụng theo cách này và nhờ đó tránh được tình trạng mất thuốc khi bệnh nhân bị nôn.
Thuốc dùng theo đường tiêm dưới da
- Dùng loại kim tiêm ngắn giống như khi tiêm insulin cho bệnh tiểu đường. Với loại kim tiêm này, sau khi tiêm thuốc được đưa vào khoảng giữa da và cơ mà không đi quá sâu vào lớp cơ. Cách dùng này thường được sử dụng cho các thuốc dạng sản phẩm sinh học. Đối với bệnh nhân có số lượng tiểu cầu thấp, cách tiêm này sẽ giúp người bệnh ít bị chảy máu hơn so với cách tiêm bắp.
Thuốc dùng theo đường tiêm bắp
- Thuốc được đưa sâu vào lớp cơ với kim tiêm có kích thước lớn hơn đường dưới da giúp thuốc thấm sâu vào tổ chức cơ.
- Đường dùng này giúp thuốc được hấp thụ nhanh hơn đường uống nhưng chậm hơn đường dưới da, dưới lưỡi và đường tiêm tĩnh mạch.
- Chỉ định cho các thuốc chống nôn.
Thuốc dùng theo đường tĩnh mạch
- Cho phép thuốc được hấp thu rất nhanh vào tuần hoàn máu và đi vào khắp cơ thể.
- Đây là đường dùng phổ biến nhất cho các thuốc hóa chất bởi vì hầu hết các thuốc hóa chất đều dễ dàng được hấp thu vào máu.
- Thuốc có thể được truyền tĩnh mạch kéo dài trong vài giờ, vài ngày, thậm chí vài tuần.
Và còn nhiều con đường khác.
Kế hoạch liệu pháp
Loại thuốc, liều lượng thuốc và liệu trình điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chúng bao gồm:
– Loại ung thư.
– Kích thước khối u, vị trí u, và vị trí di căn (nếu có). Tất cả gộp lại được gọi là giai đoạn bệnh.
– Tuổi và tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
– Khả năng xử trí của bệnh nhân với các tác dụng phụ thường gặp như thế nào.
– Bất cứ bệnh lý kèm theo nào mà bệnh nhân có.
– Tiền căn điều trị ung thư trước đây.
Tác dụng phụ với cơ thể người bệnh
Hóa trị là một liệu pháp điều trị hệ thống, nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể của người bệnh. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là có thể tấn công và loại bỏ các tế bào ung thư, tuy nhiên nó lại đem đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn và có những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch
Sử dụng liệu pháp hóa trị để điều trị ung thư có thể gây ảnh hưởng lớn tới hệ tuần hoàn của cơ thể. Những loại thuốc được đưa vào cơ thể có thể gây hại cho các tế bào tủy xương, gây ra tình trạng thiếu máu do không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Điều này dẫn tới các tình trạng như: cơ thể mệt mỏi, yếu sức, da nhợt nhạt xanh xao, khó tập trung vào mọi việc hoặc khó khăn khi suy nghĩ về một vấn đề nào đó.
Ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ
Trong cơ thể con người, hệ thần kinh trung ương là cơ quan quan trọng nhất, giúp nhận thức, tư duy, kiểm soát cảm xúc và kiểm soát các hành động. Những bệnh nhân sau khi trải qua điều trị ung thư bằng hóa trị có thể mắc phải các vấn đề về trí nhớ, ví dụ như suy giảm nhận thức, khó khăn trong việc suy nghĩ, không thể tập trung, dễ bị căng thẳng và lo lắng.
Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Hóa trị có thể gây ra các ảnh hưởng sau tới hệ tiêu hóa:
+ Đau họng, khô miệng gây khó nhai và nuốt, khiến người bệnh dễ bị chảy máu và nhiễm trùng.
+ Lưỡi xuất hiện một lớp màu trắng hoặc vàng, miệng có vị kim loại.
Ảnh hưởng đến tóc và lông
Trong những tuần đầu của lần hóa trị đầu tiên, các hóa chất khi được đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến tóc và nang lông, gây ra tình trạng rụng tóc và lông. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và có thể tự mọc lại sau khi kết thúc hóa trị khoảng 1-2 tháng. Trong những trường hợp hiếm gặp, chẳng hạn như sau nhiều năm hóa trị mạnh, nang lông của bạn có thể ngừng hoạt động, ngăn không cho tóc mọc lại, dẫn tới nguy cơ cao bị hói đầu vĩnh viễn.
Các biện pháp sau đây sẽ làm hạn chế các tác dụng phụ của hóa trị
- Bước 1: Trước khi bắt đầu điều trị, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ điều trị để biết được những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình hóa trị. Các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe sẽ cung cấp cho bệnh nhân những thông tin cần thiết về những triệu chứng gây khó chịu và mệt mỏi do hóa trị. Từ đó người bệnh nên có sự chuẩn bị trước về tinh thần và tham khảo các biện pháp hạn chế những tác dụng phụ này.
- Bước 2: Nghỉ ngơi đầy đủ là điều vô cùng cần thiết vì hóa trị sẽ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Để giảm bớt tình trạng này, nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi trong ngày hợp lý.
- Bước 3: Tiêu chảy và buồn nôn là hai tác dụng phụ thường gặp của hóa trị, khiến cơ thể bị tiêu hao năng lượng và mất nước. Cách hiệu quả nhất để kiểm soát tình trạng này là người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn. Ăn đồ nhạt và các thực phẩm giàu chất xơ như chuối, bánh mì trắng… sẽ làm hạn chế các cơn buồn nôn và ói mửa. Ngoài ra để bổ sung nước và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, người bệnh nên uống nhiều nước, canh, súp…
- Bước 4: Để giảm thiểu tình trạng táo bón, người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Tập thể dục khoảng 30 phút/ngày cũng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.
- Bước 5: Với những người gặp phải tình trạng chán ăn do tác dụng phụ của hóa trị, nên ăn cùng gia đình hoặc bạn bè sẽ ngon miệng hơn so với ăn một mình. Người bệnh cũng nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính. Ngoài ra những bệnh nhân bị lở miệng nên ăn các loại thức ăn mềm, dạng lỏng như sữa, cháo, nước canh.