IMF là gì? Tìm hiểu về cơ cấu quản trị của IMF

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính - tín dụng. Nhưng bạn có biết về tổ chức nào có ảnh hưởng lớn đến tài chính của nhiều nước trên thế giới không? Một trong số đó chính là  Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là tổ chức tài chính- tín dụng lớn mà ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới. Vậy IMF là gì? Tìm hiểu về cơ cấu quản trị của IMF

IMF là gì? Tìm hiểu về cơ cấu quản trị của IMF

IMF là gì? Tìm hiểu về cơ cấu quản trị của IMF

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính - tín dụng. Nhưng bạn có biết về tổ chức nào có ảnh hưởng lớn đến tài chính của nhiều nước trên thế giới không? Một trong số đó chính là  Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là tổ chức tài chính- tín dụng lớn mà ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới. Bạn đã biết nhiều điều về tổ chức này chưa, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn nữa đấy. Cùng tìm hiểu nhé.

IMF là gì?

IMF là tên viết tắt của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (tên đầy đủ trong tiếng Anh: International Monetary Fund) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

IMF thành lập vào 27 tháng 12, 1945 và có trụ sở chính ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

IMF là gì?

Cơ cấu quản trị của IMF bao gồm những gì?

Cơ cấu quản trị của IMF bao gồm những bộ phận chính như sau:

  • Hội đồng thống đốc

Hội đồng thống đốc bao gồm một thống đốc và một thống đốc thay thế. Mỗi quốc gia thành viên sẽ bổ nhiệm hai thống đốc của quốc gia mình. Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm bầu hoặc bổ nhiệm giám đốc điều hành vào Ban điều hành và thường họp mỗi năm một lần. Ngoài ra, Hội đồng Thống đốc chịu trách nhiệm chính thức phê duyệt tăng hạn ngạch, kết nạp thành viên mới, rút ​​thành viên bắt buộc …..nhưng thực tế, nó đã ủy thác hầu hết các quyền hạn của mình cho  Ban điều hành của IMF.

  • Ban điều hành

Ban điều hành gồm 24 Giám đốc điều hành tạo nên và chịu trách nhiệm quản lý các công việc hàng ngày của IMF. Mỗi giám đốc điều hành sẽ đại diện cho tất cả 189 quốc gia thành viên.

Ban này vài lần mỗi tuần sẽ tổ chức họp. Thành viên Hội đồng quản trị và khu vực bầu cử được lên kế hoạch để xem xét định kỳ tám năm một lần.Họ sẽ chọn ra người lãnh đạo giữ chức Chủ tịch Ban điều hành, giám đốc điều hành. Người này được hỗ trợ bởi một Phó giám đốc điều hành thứ nhất và ba Phó giám đốc điều hành khác.

Ban điều hành bàn luận và cùng nhau giải quyết tất cả các vấn đề từ việc xem xét tình trạng kinh tế của các nước thành viên cho đến các vấn đề về chính sách kinh tế có liên quan đến nền kinh tế toàn cầu.

Cơ cấu quản trị của IMF bao gồm những gì?

  • Các ủy ban Bộ trưởng:

Gồm hai Ủy ban Bộ trưởng: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính quốc tế( IMFC- International Monetary and Financial Committee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee).Hai ủy ban này sẽ  tham vấn cho Hội đồng thống đốc.. Ủy ban Phát triển sẽ tư vấn về các vấn đề phát triển quan trọng và về các nguồn tài chính cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển gồm 25 thành viên làm việc này. Ủy ban Tài chính Quốc tế theo dõi sự phát triển của thanh khoản toàn cầu và chuyển giao các nguồn lực cho các nước đang phát triển gồm có 24 thành viên. Ngoài ra, các thành viên của hai ủy ban  cũng tư vấn về các vấn đề thương mại và môi trường.

Logo của IMF như thế nào?

Nhìn vào logo của IMF bạn sẽ thấy:

  • Hình chiếc khiên màu xanh đặt trong một vòng tròn mỏng, bên trong có hai hình địa cầu biểu hiện tất cả châu lục, phía dưới hai quả cầu là một nhánh ô liu với ba chiếc lá và hai trái ô liu.

  • Dòng chữ International Monetary Fund chia thành hai phần và được ngăn cách bởi một cặp sao 5 cánh.

Logo này thể hiện mục tiêu đã nêu rõ ràng của IMF mà bạn sẽ tìm hiểu dưới đây.

Logo của IMF như thế nào?

Các mục tiêu của IMF là gì?

  • Tạo thuận lợi cho thương mại thế giới tăng trưởng cân đối.

  • Tạo nguồn tài trợ cho các thành viên, trên cơ sở tạm thời và an toàn, cho phép họ điều chỉnh sự mất cân đối mà không làm xấu đi tình hình của quốc gia.

  • Tìm cách loại bỏ giới hạn trao đổi và giới hạn tăng trưởng mậu dịch thế giới.

  • Khuyến khích sự ổn định về tỷ giá hối đoái và thoả thuận trao đổi có hệ thống và khuyến khích cạnh tranh giảm giá tiền tệ.

Ba chức năng chính của IMF gồm:

  • Giám sát tình hình  kinh tế tài chính toàn cầu cũng như của các nước hội viên và tư vấn cho nước hội viên về chính sách kinh tế.

  • Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán.

  • Trợ giúp kỹ thuật

Những hoạt động chính của IMF là gì?

Khi một quốc gia tham gia vào IMF, thì sẽ được IMF hỗ trợ các nước thành viên thông qua các hoạt động sau:

  • Dựa trên sự phân tích về xu hướng phát triển kinh tế, và những kinh nghiệm thực tế xuyên quốc gia để đưa ra những lời khuyên về chính sách cho các chính phủ và ngân hàng trung ương.

  • Đưa ra các nguồn vốn cho vay nhằm giúp các quốc gia vượt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn.

  • Đào tạo và trợ giúp kĩ thuật nhằm giúp các nước phát triển cải thiện khả năng điều hành nền kinh tế của mình.

  • Thông qua việc theo dõi các nền kinh tế và thị trường riêng lẻ, khu vực và toàn cầu để nghiên cứu, thống kê, dự báo, và phân tích kinh tế là cơ sở để đưa ra các quyết định trong mục tiêu hoạt động.

  • Đưa ra những nguồn vốn không lãi suất và có thời gian đáo hạn dài để giúp các nước phát triển chống lại đói nghèo.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn và có những thông tin hữu ích  về một tổ chức tín dụng lớn trên thế giới. như IMF.