-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
IQ là gì? Những cách cải thiện chỉ số IQ cho mỗi người
IQ, chỉ số IQ là những cụm từ rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Hay thường được mọi người nhắc tới việc ai có IQ cao, ai có IQ thấp. Thực tế chỉ số IQ cũng được rất nhiều người nghiên cứu và cho ra rất nhiều kết quả thú vị. Tuy nhiên chung ta cũng chỉ là nghe qua tai mà chưa thực sự tìm hiểu về IQ. Vậy IQ là gì? Những cách cải thiện chỉ số IQ cho mỗi người
Danh mục nội dung
IQ là gì?
IQ là viết tắt của cụm từ “ Intelligent Quotient ” có nghĩa là chỉ số thông minh. Trong ngành tâm lí học chỉ số này là cơ sở để đánh giá trí tuệ của một con người.
IQ cao chỉ những người có trí tuệ thông minh và IQ thấp thì ngược lại.
Chỉ số IQ có đặc điểm và ý nghĩa gì?
-
Chẩn đoán giúp chữa trị những bệnh gây hạn chế tới khả năng học tập.
-
Xác định trình độ học vấn.
-
Độ tuổi mà chỉ số IQ phát triển cao nhất là từ 20 đến 30 tuổi.
-
Trong suốt cuộc đời chỉ số IQ rất ít biến đổi tuy nhiên mỗi các nhân đều có thể cố gắng để gia tăng chỉ số IQ.
-
Chỉ số IQ không phải luôn có xu hướng tăng.
-
Chỉ số IQ không phải là thước đo toàn diện về sự thành công của một con người.
Đo chỉ số IQ như thế nào?
Để có thể kiểm tra IQ của một con người các nhà khoa học đã tạo ra những bài kiểm tra để tiến hành định mức IQ.
-
Vào đầu thế kỷ 20, người Pháp muốn khắc phục một số khó khăn cho trẻ bắt đầu đi học nên đã sử dụng tới chỉ số IQ.
-
Những năm 1950 ở châu Âu vô cùng phổ biến bài kiểm tra trắc nghiệm về chỉ số IQ do chuyên gia Hans Aizenk đưa ra. Đây là bài kiểm tra hoàn thiện nhất. Bài kiểm tra bao gồm các câu hỏi về suy luận logic, so sánh, số học, hình học, trí nhớ, kiến thức tổng quát, tính toán, xếp hình logic,….
-
Sau khi tiến hành làm bài kiểm tra và đưa ra số điểm của bài kiểm tra ấy, các chuyên gia sẽ dựa theo độ tuổi của bạn để xếp vào nhóm độ tuổi rồi so sánh điểm số của bạn với điểm số trung bình của nhóm độ tuổi thích hợp.
-
Ngày nay phương pháp đo IQ được cải tiến theo 3 độ lệch chuẩn SD15, SD16 và SD24 nhằm khắc phục một số khuyết điểm của các phương pháp cũ.
Chuẩn SD15 đổi sang chuẩn SD16 theo công thức:
IQSD16 = 100 + (IQSD15-100)*16/15
Chuẩn SD16 đổi sang chuẩn SD24 theo công thức:
IQSD24 = 100 + (IQSD16-100)*24/16
Ảnh hưởng của IQ tới đời sống:
Người ta xét chuẩn mức độ liên quan giữa chỉ số IQ và thực tế cuộc sống con người với thang đo bằng 1. Các chuyên gia khảo sát được rằng mức độ liên quan của chỉ số IQ đối với:
-
Học tập: 0.5
-
Hiệu suất làm việc: 0.54
-
Tổng số năm học: 0.55
-
Điều kiện kinh tế xã hội của cha mẹ: 0.33
-
IQ của vợ và IQ của chồng: 0.4
-
Chiều cao của bố mẹ: 0.47
-
Từ các chỉ số trên cho thấy:
-
Một người có chỉ số thông minh IQ cao chưa chắc đã học giỏi hoặc làm việc có hiệu suất cao hơn những người khác.
-
Môi trường xung quanh và điều kiện sống cũng có tác động mạnh tới việc tăng giảm chỉ số IQ.
-
Giữa vợ và chồng nếu 2 bên có sự hiểu biết tương đồng hoặc có những suy luận logic ngang nhau sẽ có sự ăn ý và hoà hợp.
-
Người có chỉ số IQ cao hơn thường sẽ sống vui vẻ hơn người có chỉ số IQ thấp hơn.
-
Cha mẹ siêu thông minh lại có xu hướng sinh ra con cái ít thông minh hơn và những bậc cha mẹ thường lại có thể sinh ra những con thông minh hơn. Người có chỉ số IQ cao lại có trí nhớ không tốt trong khi những người có trí thông minh tương đối thấp thì thường có trí nhớ rất lâu. Do vậy, chúng ta mới có những nhân vật bác học đãng trí.
-
Thành công không đến từ việc có trí tuệ bao nhiêu mà dựa vào việc ta sử dụng trí tuệ ấy như thế nào.
Những yếu tố ảnh hưởng tới IQ:
1. Di truyền
Trí thông minh của một đứa trẻ có mối liên quan đến chỉ số IQ của cha mẹ là 0.5. Tuy nhiên không phải cha mẹ siêu thông minh thì con cái sẽ siêu thông minh. Đó là do định luật hướng về trung bình trong di truyền học.
2. Môi trường
Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong nhiệm vụ xác định trí thông minh của một con người.
3. Sữa mẹ
Sữa mẹ chứa nhiều taurine có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí thông minh của trẻ
4. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của mẹ trong thai kỳ cũng như việc ăn uống của trẻ sau khi chào đời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ
Trẻ nên được ăn sáng đầy đủ với protein, đường, vitamin và nguyên tố vi lượng cân bằng sẽ giúp thúc đẩy trí thông minh.
5. Môi trường sống
Từ trong bụng mẹ nếu trẻ không được quan tâm, âm yếm, người mẹ thường xuyên căng thẳng, không muốn sinh con... cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ
Cải thiện chỉ số IQ như thế nào?
Ngay từ khi còn mang thai, bố mẹ cũng có thể cải thiện IQ cho trẻ bằng những cách sau:
-
Cha mẹ không kết hôn cận huyết:
Vừa không phải thuần phong mỹ tục mà theo khoa học kết hôn cận huyết cũng gây rất nhiều hệ lụy. Không những làm giảm chỉ số IQ của trẻ mà còn có thể sinh ra trẻ bị dị tật, các bệnh bẩm sinh,…
-
Khám sức khỏe sinh sản:
Khám tiền hôn nhân và khám trước khi mang thai để biết được những điều đáng lưu ý trước khi bước vào thai kì, hay chữa trị những bệnh nguy hiểm đến thai nhi.
-
Có kiến thức sinh sản vững vàng:
Trang bị đầy đủ kiến thức về sinh sản để tránh những sai lầm cũng như thực hành những gì tốt cho mẹ và con trong quá trình mang thai.
-
Không ăn kiêng trước khi có ý định có thai, tránh xa những chất độc hại:
Ăn kiêng để giữ dáng nhưng chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng mới là tốt nhất cho con của bạn sau này. Các chất kích thích như rượu, thuốc lá,… hoặc các chất độc hại khắc bạn cũng nên tránh xa tuyệt đối.
Trẻ vị thành niên, người trưởng thành cũng có thể tăng chỉ số IQ bằng những cách sau:
-
Chơi trò chơi điện tử: Bạn nên chơi những trò chơi đòi hỏi tư duy, chiến lược. Nhưng tuyệt đối không được nghiện, chơi trong khoảng thời gian cho phép nhất định.
-
Vẽ: Một cách tuyệt vời giúp bộ não hoạt động.
-
Giải mã ô chữ: Cách giúp não bộ nhạy bén.
-
Tham gia game show: Việc tham gia các game show trên truyền hình giúp cải thiện chỉ số IQ 1 cách bất ngờ.
-
Luyện tập thể thao: Luyện tập thể thao giúp bạn học được những cái mới nhanh hơn, quyết định mọi vấn đề nhanh hơn.
-
Sử dụng tay không thuận: Hãy thử sử dụng tay không thuận để ăn hoặc đánh răng…. Việc sử dụng tay không thuận đòi hỏi sự tập trung cao độ và tạo cơ hội để não bộ vận động nhiều hơn.
-
Tính nhẩm: Bạn nên tập luyện tính nhẩm thay vì lạm dụng máy tính hỗ trợ tính toán hàng ngày. Tính nhẩm là một cách đơn giản giúp não bộ luôn vận động.
-
Ngủ ngắn: Một giấc ngủ ngắn giữa ngày cũng giúp tăng cường trí nhớ, khả năng học tập và các hoạt động tâm trí.
-
Nói chuyện một mình: Giúp trì hoãn quá trình mất trí nhớ, giúp bạn nâng cao khả năng tập trung vào những chi tiết quan trọng.
Sau khi đã tìm hiểu rõ về IQ các bạn có thể áp dụng những cách phù hợp để cải thiện chỉ số IQ của mình và những người thân nhé