-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Junior là gì? Sự khác biệt giữa junior và senior developer
Các bạn có biết đến nhóm nhạc Super Junior? Đó là một nhóm nhạc rất nổi tiếng của Hàn Quốc đó nha. Tại sao lại đặt tên là Super Junior nhỉ? Super thì ai cũng biết là từ để bổ nghĩa cho một từ khác rồi. Vậy thì Junior là gì?
Danh mục nội dung
Vậy thì Junior là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Junior là gì?
Nghĩa của từ junior /´dʒu:niə/ :
-
Thông dụng
Tính từ:
Trẻ tuổi hơn; em, con (ghi sau tên họ người)
Ví dụ: John Brown Junior
Ít tuổi hơn; ít thâm niên hơn; ở cấp dưới
Ví dụ: a junior colleague ( một đồng nghiệp cấp dưới )
Danh từ
Người ít tuổi hơn
Ví dụ : He is three years my junior; he is my junior by three years (anh ấy ít hơn tôi ba tuổi)
Người ít thâm niên hơn, người cấp dưới, học sinh đại học lớp liền ngay lớp cuối cấp (từ Mỹ,nghĩa Mỹ)
-
Chuyên ngành
Kỹ thuật chung: cấp thấp
Một số từ chuyên ngành dùng từ junior:
Jcr / dzei'si'ɑ: /viết tắt của cụm từ phòng họp của sinh viên ( junior common room), sinh viên nói chung,
Junior Chamber of Commerce: phòng thương mại thanh niên, junior chamber of commerce members, hội viên phòng thương mại thanh niên
Common-room: phòng họp của sinh viên đại học Ôc-phớt ( junior common-room),
Junior / ´dʒu:niə /, Tính từ: trẻ tuổi hơn; em, con (ghi sau tên họ người).
Sự khác biệt giữa junior và senior developer:
-
Các cấp bậc của kỹ sư có thể chia ra chủ yếu là 4 dạng là : fresh, junior, senior và expert.
Level 0: là người hoàn toàn mới chưa biết làm gì, công ty phải đào tạo làm việc hoàn toàn. Người kỹ sư ở cấp bậc 0 thường là tân kỹ sư mới ra trường và ứng với cấp bậc này mức lương mà công ty trả thông thường sẽ dao động khoảng trong 6~8tr/tháng.
Level 1: đã có kinh nghiệm từ 6 tháng tới 1 năm làm việc, tuy nhiên cần được hướng dẫn làm việc gì và cách để hoàn thành công việc đó. Mức lương ứng với cấp bậc này thường dao động trong khoảng 7 đến 10 triệu/tháng.
Level 2: thông thường là người đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 tới 2 năm, cần được cấp trên chỉ dẫn làm việc gì tuy nhiên đã tự biết cách tự tìm ra giải pháp hoàn thành công việc đó. Mức lương cho kỹ sư ở cấp bậc này thường dao động trong khoảng 9 đến 12tr/tháng.
Level 3: thông thường là người đã có khoảng 3 năm kinh nghiệm làm việc, có thể tự độc lập làm việc với các công trình quy mô không quá lớn, tuy nhiên có thể vẫn cần một senior hướng dẫn làm việc và kiểm tra. Mức lương tương ứng với cấp bậc này thông thường dao động trong khoảng 10 đến 3tr/tháng.
Level 4: Có thể hoàn toàn độc lập làm việc ở các công trình quy mô không quá lớn. Có thể tham gia thiết kế các hệ thống phức tạp,tuy nhiên vẫn cần senior kiểm tra và hướng dẫn. Mức lương cho kỹ sư này thường dao động trong khoảng 15 đến 20 triệu/tháng.
Level 5: Thông thường thì là người đã có kinh nghiệm làm việc trên 7 năm. Hoàn toàn có thể tham gia thiết kế độc lập các công trình từ đơn giản tới phức tạp, là người triển khai thiết kế, hướng dẫn và kiểm tra thiết kế của các kỹ sư cấp bậc dưới. Thông thường mức lương của kỹ sư cấp bậc này lớn hơn 20 triệu/tháng.
Fresh chính là những kỹ sư ở mức 0 và 1. Kỹ sư ở mức 2~3 còn được gọi là Junior Engineer. Kỹ sư ở mức 4 có thể coi như senior và mức 5 chính thức là Senior Engineer.
( Đối với một số ngành công nghệ công nghiệp cao số năm của senior có thể tới 10 năm )
-
Khả năng technical
1. Về mặt công nghệ
Junior là những người chưa biết gì về công nghệ, hoặc chỉ tìm hiểu sơ sơ chứ chưa dùng nó trong thực tế bao giờ.
Senior phải có kinh nghiệm làm việc với công nghệ/ngôn ngữ qua nhiều dự án thực tế, đồng thời hiểu sâu, hiểu rộng về những ưu, nhược điểm của công nghệ đó.
Do vậy, có thể bạn là senior của một công nghệ này, nhưng là … junior của một công nghệ khác khi chuyển qua. Tuy vậy, nhờ có kĩ năng tự học, có kiến thức nền tốt, senior có thể dễ dàng làm quen và nắm vững công nghệ mới.
2. Khả năng viết code
Junior chỉ cần viết code cho chạy được, hoàn thành đúng chức năng đề ra là ok.
Senior biết rằng code biết ra phải tinh gọn, dễ bảo trì. Senior sẽ viết code clean và đơn giản tới mức có thể, sử dụng design pattern khi cần thiết và giải quyết được vấn đề. (Chứ không phải tương 1 đống design pattern vào code là thành senior nhé).
Ngoài ra, để tăng tính dễ bảo trì của code, senior còn phải chịu khó viết comment, viết document và setup unit test cho code mình viết ra.
3. Khả năng quản lý công việc
Junior thường được giao cho việc fix bug, code những task nhỏ. Việc này giúp cho junior tìm hiểu thêm về hệ thống, làm quen dần với code base.
Senior thường được giao làm những module lớn hơn. Không chỉ nhận gì làm nấy, senior còn phải biết chia module thành những task nhỏ hơn, đưa ra estimation, giao việc (hoặc đùn đẩy việc) cho người khác nếu cần.
4. Khả năng sửa lỗi, giải quyết vấn đề
Khi gặp khó khăn, junior sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu xem lỗi ở đâu, làm sao giải quyết, sau đó mới bắt đầu fix bug.
Senior thì ngược lại, nhờ kinh nghiệm và kiến thức về hệ thống, họ có thể dự đoán được những nguyên nhân gây ra lỗi. Do vậy, senior có thể tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Ngoài ra, khi gặp một vấn đề, senior thường suy nghĩ nhiều hơn, đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề, sau đó lựa chọn cái tối ưu nhất..
-
Thái độ và trách nhiệm
Trong công việc, phần lớn thời gian của junior sẽ được dành cho việc … học. Junior chính là người học. Junior học công nghệ, học về cấu trúc hiện tại của dự án, học cách làm theo qui trình, học cách viết code cho đúng đắn từ senior.
Trong khi đó, senior là người dạy, là người lựa chọn công nghệ, đặt ra quy trình và cải tiến quy trình cho phù hợp. Senior biết những best practice (unit test, automation test, code review, CI/CD) và biết khi nào cần áp dụng chúng.
Bên cạnh những trách nhiệm trên, senior còn phải mentor cho các junior hoặc các thành viên mới gia nhập team, review code khi cần thiết.
Ngoài ra, senior phải có tầm nhìn hệ thống, để có thể tham gia và việc thiết kế hoặc plan architecture của phần mềm cho phù hợp.
-
Tóm lại
Có một điểm giống nhau giữa senior và junior là phải luôn luôn tìm hiểu cái mới. Dù bạn có là senior, nếu không chịu cập nhật kiến thức cũ, những thứ bạn biết sẽ nhanh chóng lỗi thời. không còn tác dụng nữa.
Do vậy, senior cũng nên giữ mindset của một junior. Luôn tự cố gắng học hỏi, tiếp thu những cái hay cái mới trong môi trường làm việc xung quanh mình.
Chúc các bạn có thêm được những kiến thức mới về từ junior và nhất là vị trí của junior trong ngành công nghệ thông tin.