-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Karma là gì? Karma có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì cũng là lúc con người ta hướng tới tâm linh nhiều hơn. Một trong những thứ liên quan đến tâm linh thì phải nhắc tới Karma. Tôi cũng là người theo hướng tâm linh nhưng thực sự giải thích Karma là gì? Karma có ý nghĩa gì trong cuộc sống? thì tôi không thể diễn đạt một cách dễ hiểu nhất được. Bạn nào có thể giải thích rõ ràng Karma là gì, Karma có ý nghĩa gì trong cuộc sống được không?
Danh mục nội dung
Karma là gì?
Karma là một từ tiếng Phạn. Dịch sang tiếng Việt nó có nghĩa là nhân quả hay nghiệp. Nghiệp là nguyên nhân dẫn đến quả báo. Nghiệp – Báo sẽ tạo thành luật Nhân quả tuần hoàn không dứt. Nghiệp ở đây đề cập đến những nguyên lý tâm linh trong Phật giáo khi một cá nhân nào đó có những ý định và hành động ảnh hưởng đến chính cá nhân đó trong tương lai.
Karma mang những ý nghĩa nào?
Nhìn một cách tổng quát thì Karma mang những ý sau đây :
+Nghiệp Karma có ý nghĩa là những hành vi, hành động, hoạt động hay cách cư xử, tư cách bao gồm 3 hành vi thuộc ý, miệng và thân.
+Dấu tích hay kết quả được lưu lại từ ba hành vi xuất phát từ nghiệp Karma; năng lực vận hành theo dạng tiềm tàng – nhân duyên được tạo thành từ những hành vi, trong đó kết quả cuối cùng sẽ đem đến những kết quả khác nhau.
+Nghiệp Karma bắt nguồn từ những hành vi xấu ác, tai hại hoặc mê muội.
+Nghiệp Karma bắt nguồn từ đức hạnh thanh tịnh.
+Nghiệp Karma bắt nguồn từ sự nỗ lực, tinh tiến và phấn đấu.
Nghiệp Karma chiếm vị trí quan trọng như thế nào trong đạo Phật?
Nghiệp Karma giữ vị trí vô cùng quan trọng trong đạo Phật. Nghiệp Karma được sử dụng để chỉ ra quy luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả diễn ra trong cuộc sống mỗi người.
Theo đạo Phật, mỗi tác động từ nghiệp Karma trong một điều kiện nhất định- sẽ tạo thành một loại nhân quả. Khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lại chúng sinh đã tạo ra nó. Muốn thành quả chín “thơm ngon”, nghiệp Karma đó phải tốt (thiện). Nếu quả đó “không thơm ngon”, thì nghiệp Karma chúng sinh nhận được thuộc loại xấu (bất thiện). Thời gian để một quả chín muồi thường kéo dài khá lâu và chính nó sẽ tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tính, bao gồm con người. Phật có dạy rằng “Ác nghiệp chính do mình tự tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch... Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được.”
Nghiệp Karma có những biểu hiện nào trong quy luật Nhân quả?
Nói tới quy luật nhân quả Karma trong cuộc sống thì có 12 biểu hiện cụ thể sau:
Luật Đại :
gieo nhân nào gặt quả đấy. Chúng ta đã tạo ra bất cứ điều gì thì những điều đó nhất định sẽ quay lại với chúng ta.
Luật Tạo :
cuộc sống không tự diễn ra mà nó cần sự quan tâm từ phía người khác. Thế nên hãy sống thật với chính bản thân mình và tự tạo nên những điều tốt đẹp nhất mà bạn muốn ở xung quanh bạn. Bất cứ những điều tồn tại quanh bạn đều biểu hiện phần nào thông qua trạng thái nội tâm của bạn.
Luật Khiêm :
những thứ mà bạn từ chối tiếp nhận sẽ tiếp tục quay lại với bạn.
Luật Tăng trưởng :
điều duy nhất mà bạn có quyền sở hữu và có khả năng kiểm soát trong cuộc đời là chính bản thân bạn. Khi bạn thay đổi những yếu tố trong nội tại của bạn, thì thế giới ắt sẽ tự động thay đổi theo chiều hướng đó.
Luật Trách nhiệm :
Bạn cần phải chịu trách nhiệm với những gì đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc đời bạn. Bạn và thế giới xung quanh bạn có tác động qua lại. Bạn phản ánh thế giới xung quanh bạn và chính thế giới xung quanh bạn cũng phản ánh lại chính con người bạn.
Luật Liên kết :
Bước đầu tiên và bước cuối cùng đều có tầm quan trọng như nhau. Qúa khứ - Hiện tại- Tương lai cũng thế, chúng đều có những kết nối với nhau.
Luật Tập trung :
bạn không thể nghĩ đến hai việc cùng một lúc. Khi bạn nghĩ về các giá trị tinh thần, thì dĩ nhiên bạn sẽ không có thời gian dành cho cảm xúc tiêu cực.
Luật Cho :
Cho đi sẽ nhận lại nhiều hơn.
Luật Hiện tại :
Nếu mải mê nghĩ về những chuyện quá khứ, bạn sẽ không còn thời gian để nhìn về hiện tại và tương lai.
Luật Thay đổi :
Lịch sử sẽ liên tục lặp lại nếu chúng ta chưa nhận ra được chúng ta đã học được những gì và thay đổi ra sao.
Luật Nhẫn nại :
mọi đích đến thành công đều bắt đầu từ những chặng đường khó khăn và gian nan. Vì thế, bạn cần phải nhẫn nại làm những công việc mình muốn và chờ đợi những thành quả từ nó.
Luật Động lực :
Đóng góp yêu thương từ một cá nhân có thể góp phần tạo nên một yêu thương của cả một tập thể. Gía trị của những yêu thương đó đều phản ánh trực tiếp năng lượng và ý chí của người tạo ra nó.
Hy vọng bài viết này sẽ đem tới cho bạn những thông tin thú vị về nghiệp Karma.