Khẩu độ là gì? Ảnh hưởng của khẩu độ đến hình ảnh

Em gần đây mới thích chụp ảnh nên chuẩn bị mua máy cơ, nhưng hôm quan anh trai em có hỏi em về mấy yếu tố căn bản trước khi chụp ảnh thì có một điều em không biết đó là khẩu độ của máy ảnh. Vậy khẩu độ là gì và nó ảnh hưởng nhiều tới hình ảnh không ạ? Phải hiểu về khẩu độ thì em mới được tài trợ mua máy nên vì sự nghiệp mua máy ảnh của em, ở đây có anh chị nào hiểu rõ về khẩu độ thì chỉ cho em biết được không ạ.  Em cảm ơn trước ạ.

Khẩu độ là gì? Ảnh hưởng của khẩu độ đến hình ảnh

 

 


 

Khẩu độ là gì?

Khẩu độ là gì vậy? Vâng, theo ngôn ngữ kĩ thuật chính là độ mở của kết cấu.

Khẩu độ của máy ảnh là yếu tố quan trọng nhất của ống kính và máy ảnh, chính là đường kính của cửa điều sáng. Thực tế máy ảnh chính là bản mô phỏng mắt chúng ta bằng công nghệ.  

Nếu coi ống kính máy ảnh như giác mạc của máy ảnh thì khẩu độ hoạt động giống như sự co giãn mống mắt để làm thay đổi kích thước đồng tử của mắt. Hiểu đơn giản thì khẩu độ được tạo ra từ một lỗ trên ống kính để giúp cho ánh sáng đi vào thân máy ảnh, mức độ ánh sáng có thể nhiều hoặc ít tùy vào sự tăng, giảm kích cỡ của khẩu độ. Việc tăng giảm khẩu độ nhờ vào việc đóng, mở lá khẩu.

khẩu độ là gì

Đo lường khẩu độ như thế nào?

Khẩu độ camera máy ảnh thể hiện qua kí hiệu “f/số dừng” ví dụ: f/1.4, f/2.8, f/8,… và số dừng là tỷ lệ giữa tiêu cự ống kính và khẩu độ. Tức là số dừng càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ và ngược lại, hay nói cách khác f/1.4 lớn hơn rất nhiều so với f/16.

Thường khi chụp ảnh sẽ được nghe nhiều thuật ngữ như: “ tăng khẩu lớn lên”, “khép khẩu lại”,… Vậy việc khẩu độ lớn và khẩu độ nhỏ là như thế nào đây? 

Chữ “f” trong khẩu độ thực chất là tên viết tắt của Focal Length tức là độ dài tiêu cự, vậy nên f/1.4 có nghĩa là độ dài tiêu cự/1.4. Khi một phân số chung tử số dương thì mẫu số càng nhỏ thì phân số đó càng lớn, cho nên nếu các số dừng (số ở mẫu số) càng lớn thì phân số đó tức là khẩu độ càng nhỏ. Nên f/1.4 sẽ lớn hơn f/3.8, f/3.8 sẽ lớn hơn f/8,…

Do đó khi chụp ảnh, câu nói “khép khẩu” có nghĩa là để khẩu nhỏ lại, thường là các giá trị khẩu là f/8, f/11, f/16.

Mỗi ống kính sẽ có khẩu độ tối đa và tối thiểu. Khẩu độ tối đa của ống kính được dùng để cho biết khi khẩu độ càng lớn thì độ ánh sáng thu nhận sẽ càng lớn, và ngược lại. Giá trị khẩu tối đa cho bạn biết khả năng của ống kính trong việc xóa phông và khả năng chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, cho nên  ống kính sẽ đắt khi có khẩu độ tối đa lớn. 

Còn về giá trị khẩu tối thiểu thì hiện nay đa số các ống kính đều có độ khẩu là f/16 hoặc f/22 và bạn sẽ không dùng những mức khẩu bé hơn những số đó nên giá trị khẩu tối thiểu ít được đề cập hơn giá trị khẩu tối đa.

Ví dụ một số dòng máy có kí hiệu trên ống kính là 1.8/35 vậy khẩu độ là gì trong kí hiệu này? Khẩu độ của ống kính đó là f/1.8 và tiêu cự của ống kính cố định là 35mm

Cách đặt khẩu độ cho máy ảnh

Dãy số khẩu độ thường cố định trong máy nên việc điều chỉnh khẩu độ sẽ theo dãy số này và máy sẽ không cho bạn chọn khẩu độ nào khác lạ ví dụ như khẩu độ f/2.3

Nhưng để có thể tự điều chỉnh khẩu độ của máy, bạn nên cài đặt trong máy ở chế độ cho phép làm thủ công, có 2 cách để đặt khẩu độ thủ công đó là:

‘’ Chế độ M’’: chế độ này kí hiệu là M, ở chế độ này bạn chỉnh khẩu độ và tốc độ màn trập theo ý muốn tùy vào hoàn cảnh và bức ảnh bạn mong muốn chụp thế nào
“ Ưu tiên khẩu độ”: chế độ này được kí hiệu A hoặc Av, ở chế độ này thì máy sẽ  tự chỉnh tốc độ màn chập còn bạn sẽ ưu tiên tự chỉnh khẩu độ

Ảnh hưởng của khẩu độ đến hình ảnh

Khẩu độ ảnh hưởng tới độ sáng của hình ảnh - Exposure

Khi thay đổi khẩu độ thì kích thước màn khẩu ( lỗ trên ống kính) thay đổi, dẫn đến lượng ánh sáng vào thân máy cũng thay đổi cụ thế đó là khi khẩu độ càng lớn hay nói cách khác là lỗ trên ống kính mở rộng thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và khẩu độ càng nhỏ thì ánh sáng đi vào càng ít. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới độ sáng tối của hình ảnh.

khẩu độ là gì


Khẩu độ càng lớn thì hình ảnh càng sáng. Khẩu độ được xem như cái van trong việc điều tiết ánh sáng, điều này cực kì quan trọng đặc biệt khi chụp ban đêm hay nơi có ánh sáng yếu. Khi chụp ảnh ở nơi có ánh sáng yếu, để thu được lượng ánh sáng tối đa nhất có thể thì nên mở khẩu lớn hết mức.

Khẩu độ ảnh hưởng tới độ sâu trường ảnh -  Depth of Field

Độ sâu trường ảnh là phạm vi lấy nét hay khu vực lấy nét. Có 2 loại độ sâu trường ảnh là ‘’độ sâu trường ảnh nông’’ khi phạm vi lấy nét nhỏ hay còn nói là bị mờ nhiều và ảnh chỉ lấy nét ở chủ thể, còn  ‘’độ sâu trường ảnh sâu’’ khi phạm vi lấy nét lớn và ảnh lấy nét toàn bộ gồm chủ thể lẫn hậu cảnh. 

Khi chụp ảnh với độ khẩu mở hết thì phạm vi lấy nét hẹp hơn, tức là khi khẩu độ giảm thì độ sâu trường ảnh nông hơn, giúp lấy nét chủ thể và xóa phông nhiều, chủ yếu dùng khi chụp chân dung hoặc muốn chụp ảnh làm mờ hậu cảnh.

Ngược lại để có phạm vi lấy nét sâu hơn thì sẽ chụp ảnh với độ khẩu nhỏ, điều này sẽ làm ảnh sắc nét ở nền trước, sau và có ít vùng mờ hơn. Với khẩu độ nhỏ thì thường chụp phong cảnh hay các công trình kiến trúc hoặc khi bạn không muốn ảnh bị mờ hậu cảnh.

Vậy nên tùy vào hoàn cảnh của bạn muốn cho ra bức ảnh như thế nào thì sẽ điều chỉnh khẩu độ theo các mức khác nhau.

Kết luận về khẩu độ

Khẩu độ là gì? Khẩu độ chính là một trong ba yếu tố quan trọng nhất để tạo nên bức ảnh hoàn hảo. Do vậy bạn nên cân nhắc kĩ khi đi mua máy ảnh và cần biết rõ về cơ chế của máy ảnh trong việc điều chỉnh khẩu độ. Chúc bạn thành công trên đam mê của mình với nghề nhiếp ảnh trong tương lai!