-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Khu phố trong tiếng anh là gì? Viết địa chỉ bằng tiếng Anh
Thông thường khi viết địa chỉ bằng tiếng Anh chúng ta thường nhầm lẫn và lúng túng khi sử dụng các từ chỉ phố, quận, huyện,…Và nhiều lúc chúng ta dùng sai vậy nên chúng ta cần phải tìm hiểu rõ để sử dụng được thuần thục, đúng đắn. Vậy Khu phố trong tiếng anh là gì? Viết địa chỉ bằng tiếng Anh
Danh mục nội dung
Khu phố trong tiếng anh là gì
Các từ chỉ địa điểm trong tiếng Anh:
-
Hamlet: Thôn, xóm, ấp, đội
-
Alley: ngách
-
Lane: ngõ
-
Quarter: Khu phố:
-
Ward: Phường
-
Village: Làng Xã
-
Commune: Xã
-
Street: Đường
-
District: Huyện hoặc quận
-
Town: huyện hoặc quận
-
Province: tỉnh
-
City: Thành phố
Khu phố trong tiếng Anh được viết như thế nào?
Khu phố: quarter, the mall, neighborhood,….
Tùy theo ngữ cảnh mà sử dụng các từ khác nhau.
Những khu phố nổi tiếng được viết sang tiếng Anh như thế nào?
-
The Old Quarter: Khu phố cổ
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Khu "Hà Nội 36 phố phường" là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề.
-
Hàng Bông lấy theo tên đoạn phố chính Hàng Bông Đệm vốn có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm.
-
Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa... để cúng và đốt cho người âm (người chết). Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoài ra, tại đây cũng là nơi bán đồ trang trí phông màn cho đám cưới với các hình cắt làm từ nguyên liệu giấy màu hay bọt xốp nhiều màu sắc.
-
Phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây[2]. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa...
-
Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[3], kéo người trong họ hàng và người làng Châu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang - Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
-
Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào).
-
Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lược gỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa.
-
Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo chuyên làm nghề thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
-
Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây...
-
Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
-
Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng như mâm, nồi, đỉnh, lư hương, lọ hoa, hạc thờ...
Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:
“ Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Bài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giày
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,
Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.”
Chinatown : Khu phố Tàu
Khu phố Trung Hoa, phố người Hoa phố Tàu, chợ người Hoa là những khu phố tập trung nhiều người châu Á mà chủ yếu là người Trung Hoa ngoài lãnh thổ các nước Trung Quốc.Trước đây, người Trung Hoa thường tập trung ở khắp mọi nơi để làm ăn buôn bán, người ta vẫn dùng cụm từ cộng đồng người Hoa để chỉ những khu vực này. Sau đó, cộng đồng người Hoa ngày một phát triển và tập trung thành các tuyến phố và mang rất nhiều những nét rất riêng mà chỉ ở Trung Quốc mới có.
Neighborhood eating: Khu phố ăn uống
Hay khu phố ẩm thực, đường phố ăn uống là một đường phố mà được đặc biệt dành riêng để phục vụ cho hoạt động ăn uống. Đường phố này được đặc trưng bằng việc tập trung đông đúc các nhà hàng, quán ăn, quầy bar, các tiệm ăn, các cửa hàng ăn nhanh, quầy ăn lưu động, quầy hàng thực phẩm, cửa hàng thực phẩm cho đến các quán cà phê.
Trong khu phố ăn uống có thể bày bán các loại thức ăn đường phố từ các quầy hàng rong, thức ăn nhanh từ các nhà hàng.
Ở Hà Nội thời kỳ xưa có những khu phố chuyên bán các mặt hàng ăn uống, có những món quà ngon nổi tiếng, bán suốt đêm ngày, ở mọi phố phường và ngõ ngách, kể cả trong các chợ. Nhà văn Nguyễn Tuân từng gọi chợ Đồng Xuân và khu vực Hàng Giầy là "cái dạ dày của Hà Nội". Thạch Lam uống nước chè xanh trước cửa chợ Đồng Xuân mà có bài "Hàng nước cô Dần".
Ở Thành phố Hồ Chí Minh có phố ăn Chợ Lớn chính thức hoạt động vào năm 2003, cũng như bao con phố khác, trên lề đường, 43 quầy hàng được thiết kế đẹp mắt và đồng bộ. Ngoài ra còn có đường phố ăn uống ở đường Nguyễn Nhữ Lãm quận Tân Phú.
Ở Singapore có nhiều khu phố ẩm thực như ở trung tâm của khu phố người Hoa, khu vực Maxwell là một trung tâm ăn uống ngoài trời ồn ã, đông đúc. Mặc dù món ăn ở đây được Âu hóa nhiều bằng cách cắt giảm các gia vị đặc trưng với những món như rotijohn (bánh mì chiên với thịt bò, trứng và đôi khi là thịt cừu ăn với nước sốt ớt), rotiprata (bánh kếp Ấn Độ ăn với cà ri). Maxwell có rất nhiều món ăn hải sản hấp dẫn, như món đầu cá nấu cà ri và nước dừa ngon ngọt.
Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kiến thức về các khu phố cũng như cách viết địa chỉ bằng tiếng Anh.