-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Kiểm toán là gì? Kiểm toán làm những công việc gì?
Chuẩn bị thi tốt nghiệp, em đang có ý định theo ngành kế toán. Tuy nhiên, cô mình nói, cùng một công thì theo kiểm toán đi, sau này tốt hơn kế toán nhiều, kế toán giờ đầy ra kia kìa. Mình chưa tìm hiểu sâu về kiểm toán cho lắm. Ở đây có bạn nào từng học hoặc có kinh nghiệm chuyên sâu về kiểm toán thì chia sẻ cho mình và mọi người về kiểm toán là gì và kiểm toán làm những công việc như thế nào được không?
Danh mục nội dung
Kiểm toán là gì?
Kiểm toán là cụm từ có nguồn gốc từ thuật ngữ “Audit” trong tiếng Latin. Tuy nhiên, “Audit” trong tiếng Latin dịch sang tiếng Việt lại có nghĩa là người nghe. Cho tới khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên, chính quyền La Mã mới bắt đầu tuyển dụng các quan chức nhằm kiểm tra độc lập về tình hình tài chính, đồng thời nghe họ thuyết trình về kết quả kiểm tra này.
ảnh https://kiemtoanvn.com/hinh-anh/images/kiem-toan-la-gi.jpg
Bắt đầu từ đó, “Audit” đã trở thành một từ phổ biến nhằm ám chỉ những công việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến trong các báo cáo tài chính.
Nói đến định nghĩa Kiểm toán là gì thì có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia hay mỗi hiệp hội, nhóm chuyên gia nghiên cứu lại có những quan điểm riêng về kiểm toán.
Dưới đây là khái niệm phổ biến nhất được sử dụng để định nghĩa Kiểm toán.
“Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định”.
Kiểm toán khác kế toán như thế nào?
Kiểm toán và kế toán là hai khái niệm khác nhau nhưng chúng có liên quan đến nhau. Sau đây, mình sẽ giúp các bạn phân biệt rõ ràng nhất giữa hai khái niệm này.
Về định nghĩa.
Như đã nói ở trên, kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính chính xác và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán...đảm bảo việc tuân thủ các quy định và chuẩn mực hiện hành của công ty hay tổ chức.
Còn kế toán được hiểu là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản đó nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đưa ra các quyết định về kinh tế - xã hội, đồng thời đánh gía hiệu quả của các hoạt động diễn ra trong công ty.
Nhiệm vụ
Kế toán có nhiệm vụ chính là tìm ra số liệu, còn kiểm toán kiểm tra tính chính xác và trung thực của những số liệu đó đồng thời đóng góp ý kiến nhằm giúp hệ thống có thể kiểm soát nội bộ kế toán và cải thiện nó phát triển hơn.
Ngoài ra, kế toán thực hiện công việc từ chi tiết đến tổng hợp thì kiểm toán bắt đầu từ những tổng hợp đó của kế toán để phân tích chi tiết nhằm xác minh tính chính xác và pháp lý mà các kế toán cung cấp.
Kiểm toán phải làm những công việc gì?
Nói một cách dễ hiểu, dựa trên nhiều phương thức khác nhau mà các kiểm toán viên sẽ xác minh tính trung thực được cung cấp trong tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính. Gỉa sử như phương pháp đối chiếu, điều tra, kiểm kê, diễn giải thông tin...Thông qua những hoạt động này, chúng ta có thể tổng hợp được những công việc chính mà kiểm toán phải làm, đó là
+ Xác minh tính pháp lý và trung thực trong các báo cáo tài chính.
+ Kiểm toán đánh giá tính trung thực và mức độ hợp lý trong các thông tin tài chính, kế toán bằng việc đóng góp ý kiến.
+ Tư vấn, hỗ trợ cho nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót đồng thời gợi mở cho họ những biện pháp nhằm khắc phục và đưa công ty của họ quay lại hoạt động hiệu quả hơn.
Các bạn cần lưu ý rằng những tổ chức cần kiểm toán không chỉ là các công ty hoạt động về mảng kinh doanh mà còn bao gồm những cơ quan Nhà nước nữa nhé. Nói chung, kiểm toán hướng tới nguồn đối tượng vô cùng đa dạng.
Kiểm toán có những loại nào?
Kiểm toán Nhà nước.
Loại kiểm toán này do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành thực hiện theo luật định và không thu phí. Thông thường, những doanh nghiệp nhà nước là đối tượng được kiểm toán.
Kiểm toán nội bộ.
Loại kiểm toán này được biết đến với vai trò là những kiểm toán viên trong nội bộ các tổ chức hay công ty nào đó. Nhiệm vụ chính của họ là thực hiện kiểm toán theo yêu cầu từ phía các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Những báo cáo này thường chỉ được sử dụng trong phạm vi nội bộ tổ chức hoặc công ty ít nhận được sự tin cậy từ phía bên ngoài do các kiểm toán viên nội bộ cũng là một thành viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc.
Kiểm toán độc lập.
Loại kiểm toán độc lập được tiến hành bởi các kiểm toán viên có mặt tại các công ty độc lập, chuyên về dịch vụ này. Các kiểm toán viên ở đây có nhiệm vụ chính là kiểm tra, rà soát những báo cáo tài chính, ngoài ra còn có nhiều dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tất cả đều phụ thuộc theo yêu cầu từ phía khách hàng. Kiểm toán độc lập là loại hình nhận được nhiều sự tin cập từ những nhà đầu tư hay bên thứ ba.
Tại sao hiện nay kiểm toán lại hấp dẫn đến như vậy?
Hiện tại, nghề kiểm toán hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm vô cùng lớn. Theo Bộ Tài chính, Việt Nam đang có khoảng gần 3100 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ, trong đó chưa đến 2000 người được cấp giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán. Như thế, nước ta vẫn chưa đủ lực lượng góp phần kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp.
Ngoài ra, kiểm toán có mức lương khởi điểm vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, nếu bạn có cơ hội làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài thì lương khoảng 30 triệu/tháng. Đồng thời khi làm việc tại các cơ quan nước ngoài, bạn còn có cơ hội mở rộng kiến thức ngoại ngữ và tính hội nhập rất cao.
Tuy hấp dẫn như thế, nhưng khi nghệ kiểm toán vẫn có những yêu cầu đặc trưng như tính độc lập, tính thận trọng kèm óc quan sát và tư duy phân tích cao, tính toán giỏi, yêu thích những con số, khả năng chịu áp lực cao.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về kiểm toán. Chúc bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất về việc theo đuổi ngành nghề nào sau này.