Kinh tế là gì? Bản chất, mục đích và có bao nhiêu mô hình kinh tế

Wikihoidap.org mang đến cho bạn đọc nguồn kiến thức bổ ích xoay quanh thuật ngữ kinh tế, tất cả đã được trình bày trong bài viết dưới đây.

Là thuật ngữ phổ biến, kinh tế xuất hiện và tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, trải dài từ giáo dục, văn hóa đến khoa học, chính trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm, bản chất, mục đích cũng như các mô hình kinh tế.

Chính vì vậy, Wikihoidap mang đến cho bạn đọc nguồn kiến thức bổ ích xoay quanh thuật ngữ kinh tế, tất cả đã được trình bày trong bài viết dưới đây.

1. Kinh tế là gì?

Khái niệm kinh tế đề cập tới việc tổng hợp các mối quan hệ mang tính tương tác, trao đổi qua lại giữa con người. Chính vì vậy, các hoạt động kinh tế gồm kinh doanh, sản xuất, trao đổi và buôn bán hàng hóa. Chuỗi hoạt động này thường diễn ra trong thị trường cụ thể.

Nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc thỏa mãn nhu cầu cá nhân, kinh tế sở hữu hệ thống ngành nghề, lĩnh vực đa dạng như nông nghiệp, logistic, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, công nghiệp, khai thác dầu khí, xây dựng cùng dịch vụ.

Trong kỷ nguyên số, kinh tế song hành cùng quá trình phát triển của công nghệ thông tin, thuật ngữ mới “kinh tế số” cũng theo đó ra đời. Dù có nhiều quan điểm khác nhau, kinh tế số được định nghĩa chủ yếu là nền kinh tế hoạt động, vận hành dựa vào nền tảng là công nghệ.

Ứng dụng thành tựu từ công nghệ hiện đại, mô hình kinh tế số được tổ chức, xây dựng và thiết lập nhằm phục vụ những nhu cầu của con người. Bạn đọc có thể bắt gặp loại hình kinh tế này trong cuộc sống thường ngày, đơn cử Shopee, Tiki, Lazada, Sendo hay Shopify.

Nhờ tính thuận tiện và phổ biến, mô hình kinh tế số đem đến vô vàn lợi ích cho người dùng, trở thành loại hình kinh doanh đầy hứa hẹn trong hiện tại lẫn tương lai.

2. Bản chất của kinh tế

Bản chất của kinh tế là chuỗi hoạt động trao đổi, mua bán, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế cho phép con người tự do lựa chọn mặt hàng, sản phẩm hay dịch vụ mà bản thân có nhu cầu sử dụng. Nhìn chung, kinh tế được khai sinh để phục vụ cho cuộc sống của con người.

3. Mục đích của kinh tế

Sở hữu nhóm ngành đa dạng, mục đích chính của kinh tế là thu về lợi nhuận. Với tiểu thương, họ thực hiện hoạt động buôn bán, trao đổi để phục vụ cuộc sống cá nhân, kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt.

Về doanh nghiệp, mục đích làm kinh tế không chỉ dừng lại ở thu hút lợi nhuận mà còn mở rộng thành phát triển kinh doanh, nâng cao danh tiếng và giá trị doanh nghiệp.

Trong phạm vi quốc gia, chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách kinh tế quan trọng, điều này thể hiện mối quan tâm sâu sắc của nhà nước với phát triển kinh tế.

Với chính phủ, tiềm lực cùng sức mạnh của đất nước được thể hiện qua kinh tế, điều này làm rõ mục đích nâng cao vị thế quốc gia mà kinh tế là đại diện. Chỉ khi kinh tế ổn định và phát triển, quốc gia mới có thể thực hiện những mục tiêu khác như mở rộng ngoại giao, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay xã hội hóa.

4. Ngành học kinh tế

Nhằm giải thích quá trình vận hành và tương tác của nền kinh tế, ngành kinh tế học được khai sinh. Là bộ môn khoa học xã hội, kinh tế học hay ngành học kinh tế tập trung nghiên cứu mô hình hoặc quá trình sản xuất, tiêu thụ và phân phối các chủng loại hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra, ngành này còn khám phá cách xã hội quản lý tài nguyên, nguồn lực. Thêm vào đó, kinh tế học còn giúp con người nắm rõ các nguyên tắc, quy luật cơ bản để ứng dụng vào thực tế xã hội, đặc biệt là các khía cạnh hành chính, luật học, tài chính, xã hội học, thương mại, giáo dục và các phân ngành khác.

5. Phát triển kinh tế

Bắt nguồn từ nước ngoài, thuật ngữ phát triển kinh tế (economic development) được sử dụng để chỉ quá trình xây dựng, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế nhờ hiện đại hóa, công nghiệp hóa và tăng thu nhập cá nhân lẫn lợi nhuận quốc gia.

6. Các mô hình kinh tế phổ biến ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nhà nước chú trọng đầu tư và phát triển ba mô hình kinh tế chính, đó là kinh tế xanh, kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

6.1. Mô hình thị trường

Ưu điểm của mô hình kinh tế thị trường là nó cho phép toàn bộ các chủng loại hàng hóa (phân loại đã được công nhận hợp pháp bởi chính phủ) lưu thông tự do hoàn toàn, chỉ phụ thuộc vào cung và cầu của xã hội.

Mô hình kinh tế này có xu hướng tự điều tiết, cân bằng sao cho ổn định mà không cần tác động gián tiếp hay trực tiếp từ con người. Dù phổ biến tại Việt Nam, mô hình kinh tế thị trường vẫn tồn tại một số yếu điểm, đơn cử việc phá hủy môi trường, tập trung vào lợi nhuận mà không đảm bảo chất lượng dịch vụ.

6.2. Mô hình kế hoạch hóa tập trung

Với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước sẽ đóng vai trò chính trong việc thay đổi, điều tiết và tác động lên phân phối hàng hóa, dịch vụ cũng như giá cả. Không giống mô hình kinh tế thị trường, mô hình này không tập trung vào yếu tố cung và cầu do sự can thiệp từ con người.

Qua chế độ tem phiếu, thời kỳ bao cấp tại Việt Nam là ví dụ điển hình cho mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Dẫu ưu điểm nằm ở công tác quản lý thuận tiện, mô hình kinh tế này lại vô tình ngăn cản, hạn chế việc phát huy tiềm lực của doanh nghiệp bởi các hoạt động đều chịu sự chi phối, kiểm soát của nhà nước.

6.3. Mô hình xanh

Ứng dụng thành tựu của khoa học và  công nghệ, mô hình kinh tế xanh tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, loại bỏ các nguồn nhiên liệu có hại nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế lượng rác thải, khí thải trong sản xuất.

Thêm vào đó, mô hình này còn tập trung vào phát triển, nghiên cứu các nguồn năng lượng bền vững để thay thế cho nguồn năng lượng cũ, không tái tạo được. Chính vì vậy, kinh tế xanh là mô hình lý tưởng với mọi quốc gia.

LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh thuật ngữ kinh tế. Wikihoidap.org hy vọng bạn đọc sẽ có được những kiến thức bổ ích, thú vị qua bài viết này.