-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
KOL là gì? Làm thế nào để trở thành một KOL?
Trong kỷ nguyên công nghệ số hiện nay, KOLs và sự xuất hiện của KOLs được biết đến như “quân át chủ bài” trong hoạt động marketing tại các doanh nghiệp. Vậy KOL là gì và nó giữ vai trò như thế nào trong marketing?
Danh mục nội dung
Vậy KOL là gì và nó giữ vai trò như thế nào trong marketing? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
KOL là gì?
KOL là viết tắt của Key Opinions Leaders, tức là những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng, bao gồm: diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nghệ sĩ hài,… thường được mời tham gia các chiến dịch truyền thông để tạo sức lan tỏa. Thông thường, đối tượng này được phân loại bởi 3 tiêu chí: độ phủ, khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng và sự liên quan đến thương hiệu.
Việc KOL xuất hiện trong các clip, video quảng cáo có sự ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và thị hiếu người tiêu dùng, chính vì thế, sử dụng KOL hiệu quả trong các campaign mang tính chất “push trend” cho nhãn hàng trên mạng xã hội trong khoảng thời gian ngắn, giúp cho doanh nghiệp rất nhanh chóng đạt được chỉ số KPI về tương tác, đơn hàng,... (thường là engagement, people talking about…).
Phân loại KOIs
Theo tính chất ảnh hưởng của KOLs tới cộng đồng của cá nhân, KOLs được phân thành 3 nhóm sau đây:
-
VIPs/Celebrities (Người nổi tiếng): Đây là nhóm tập hợp của những người có tiếng tăm nhất, những người có sức ảnh hưởng rộng nhất, nhiều nhất và mạnh nhất đến một nhóm tuổi hay ngành nghề nào đó. Đó cũng chính là lý do mà vai trò của họ không chỉ là gương mặt thương hiệu, hình ảnh của một nhãn hàng,… mà còn tác động mạnh mẽ tới lối sống, văn hóa, định hướng của thế hệ. Nhóm đối tượng này sở hữu độ nổi tiếng không chỉ trên mạng xã hội mà mở rộng ra các kênh truyền thông, báo chí, truyền hình,…
-
Professional Influencer (Người có sức ảnh hưởng): Tuy cùng mang ảnh hưởng tới cộng đồng nhưng phạm vi của Professional Influencer hẹp hơn nhóm VIPs/Celebrities. Nhóm này thường phát triển mạnh trên kênh mạng xã hội và có tiếng nói khá mạnh trong một cộng đồng lĩnh vực nhất định.
-
Citizen Influencer (Những người trong cộng đồng mạng thường chia sẻ kinh nghiệm, có lượt like và follow tương đối cao): Đối tượng ảnh hưởng của nhóm Citizen Influencer là tập khách hàng nhỏ lẻ. Họ là người mang đến cho người đọc những bài đánh giá khách quan, chân thực về sản phẩm hay dịch vụ. Bên cạnh đó, họ có thể PR bằng cách chia sẻ nội dung từ hai nhóm phía trên.
Làm thế nào để trở thành một KOL?
Bất kỳ một công việc nào cũng cần trải qua cả một quá trình rèn luyện, và KOL cũng không ngoại lệ. Để trở thành một KOL, chúng ta cần:
-
Hiểu thế mạnh của bạn: Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công khi trở thành một KOL chính là bạn phải khác biệt, không trộn lẫn hay như hạt cát bị hòa vào trong sa mạc. Nếu thế mạnh của bạn là makeup, hãy làm video chuyên dạy makeup. Nếu bạn sở hữu kiến thức chuyên sâu và thiệt nhiều bí kíp, hãy trở thành blogger... Hiểu được thế mạnh của mình là bước đầu tiên bạn cần có để bắt đầu!
-
Xác định đối tượng khán giả: Đối tượng khán nhà là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho bạn thành công trên con đường trở thành một KOI. Nếu bạn làm review cho giới trẻ phổ thông, hãy đảm bảo sản phẩm bạn dùng không quá đắt tiền. Nếu bạn chọn đối tượng khán giả là người trẻ thành thị giọng văn và đầu tư hình ảnh cũng phải điều chỉnh cho phù hợp.
-
Đầu tư, đầu tư, đầu tư: Sản phẩm sẽ thu hút khán giả hơn nếu nó được đầu tư cả về mặt hình ảnh và âm thanh, chính vì thế hãy sắm một chiếc máy ảnh (hoặc dùng iPhone) cùng nhiều filter long lanh để tăng thêm độ bắt mắt. Nếu bạn muốn nghiêm túc luôn ngay từ đầu, hãy bỏ tiền thiết kế giao diện và mua tên miền luôn cho blog. Tuy nhiên, để làm được điều này thì bạn cần phải có tài chính ổn định bởi bạn cần phải chi trả cho các chi phí như tiền chạy quảng cáo, trang trải các item để làm review trước khi nhận được bất kì một hợp đồng nào.
-
Làm việc có tâm: Một bài review có tâm và tận tình luôn ăn điểm hơn là thật nhiều bài review, đa dạng sản phẩm mà bài nào cũng hời hợt.
-
Networking: Một KOL cần có khả năng giao tiếp tốt và thân thiện với tất cả mọi người. Trao đổi và làm quen với những KOL khác để chia sẻ kinh nghiệm, và nhận được sự chú ý của họ (biết đâu họ sẽ cho bạn một cú shoutout miễn phí thì sao?). Fan của họ cũng sẽ tò mò mà click vào trang của bạn để xem bạn có gì. Dù muốn hay không, networking là cách hiệu quả để mở rộng mối quan hệ với các đồng nghiệp, nhãn hàng, agency và tăng followers.
Bên cạnh KOL, còn một số khái niệm khác trong marketing mà chúng ta cần nắm rõ như
Leadership là gì?
Leadership tạm dịch là lãnh đạo, sếp, quản lý cấp cao,… Họ là những người có trách nhiệm lớn nhất, là người lãnh đạo, và quan trọng là họ nhân tố tác động đến thành viên. Từ những chữ cái riêng biệt trong cái tên leadership, người ta thường bảo nhau rằng, lãnh đạo phải là những người biết “listen, explain, assist, discuss with, evaluate, respond, sensitivity, heart, identity, patience” (nghĩa là “biết lắng nghe, biết giải thích, biết giúp đỡ, có khả năng bàn luận, biết đánh giá đúng cách, có thể đáp ứng được yêu cầu trong khả năng có thể, có tình cảm, suy nghĩ bên cạnh lý trí thì còn cần có cả con tim, có cá tính, chính kiến riêng của mình và phải giàu lòng kiên nhẫn).
Campaign là gì?
Campaign dịch sang tiếng việt là “chiến dịch”, mang ý nghĩa là chiến dịch tiếp thị quảng cáo sản phẩm thông qua các phương tiện khác nhau, bao gồm truyền hình, đài phát thanh, in và nền tảng trực tuyến. Chiến dịch truyền thông chính là yếu tố quyết định sự thành bại của một thương hiệu. Một chiến dịch thành công không phải chỉ dựa bạn chi bao nhiêu tiền vào quảng cáo mà còn là việc bạn vận dụng các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp như thế nào. Các doanh nghiệp hoạt động trong các thị trường cạnh tranh cao có thể bắt đầu các chiến dịch tiếp thị thường xuyên và sử dụng các nguồn lực quan trọng để tạo ra nhận diện về thương hiệu và gia tăng doanh số bán hàng.
Trên đây là một số thuật ngữ quen thuộc trong marketing cũng như những thông tin và KOI mà nếu ai quyết định theo đuổi con đường này nên nắm rõ. Marketing là một lĩnh vực dù đã tồn tại lâu nhưng vẫn mang lại cơ hội ngành nghề rất lớn, và nếu có thể trở thành một trong những nhân tố thuộc lĩnh vực này thì chắc chắn tương lai bạn sẽ có nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị. Chúc bạn thành công!