KYC là gì? Mục đích và tầm quan trọng của KYC

Thời đại của 4.0 thì sự quan tâm đối với thị trường tiền mã hóa ngày càng nhiều người. Có nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu về lĩnh vực này. Và khi đã  tham gia thị trường tiền này thì cụm từ như KYC đã không còn xa lạ . Tuy nhiên, để nói đến việc hiểu cặn kẽ KYC là gì? Vai trò của KYC như thế nào? Các thủ tục xác minh KYC ra làm sao? Hẳn đối với những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường là hết sức mơ hồ và khó khăn. Vậy KYC là gì? Mục đích và tầm quan trọng của KYC

KYC là gì? Mục đích và tầm quan trọng của KYC

KYC là gì? Vai trò của KYC như thế nào? Các thủ tục xác minh KYC ra làm sao? Hẳn đối với những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường là hết sức mơ hồ và khó khăn.Vậy cùng tìm hiểu bài viết để hiểu rõ và giải đáp những thắc mắc trên nhé.

KYC là gì?

KYC là viết tắt của cụm từ “Know Your Customer” hoặc Know Your Client” có nghĩ là “Biết khách hàng là ai“hay “Thấu hiểu khách hàng”. Đây là cụm từ phổ biến trong khi bạn tham gia tham gia ICO hoặc các sàn giao dịch tiền ảo khác và được hiểu  là “Xác minh danh tính“.

Đây là mô thức chuẩn trong ngành đầu tư để đảm bảo rằng các cố vấn đầu tư xác định được thông tin chi tiết về khả năng chịu rủi ro, kiến thức đầu tư và tình hình tài chính của khách hàng. Quá trình này thu thập thông tin nhận dạng có liên quan tới khách hàng của một dịch vụ nào đó. Các thông tin cơ bản thường được thu thập là ảnh chân dung, số chứng minh thư,......Và tất nhiên những KYC này đều được nhà cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin.

KYC là gì?

Mục đích của quá trình KYC

  • Để  loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn khỏi việc sử dụng một dịch vụ nào đó. Có thể sẽ có những tiêu chuẩn khác với mỗi đơn vị khác nhau.

Ví dụ như sàn giao dịch A chỉ cho phép các công dân Mỹ đăng ký và giao dịch trên này, nhưng sàn B lại cho phép công dân toàn cầu sử dụng. Và chỉ cần dựa vào KYC thu thập được mà sàn A,B sẽ lọc được các user phù hợp với mỗi sàn.

  • KYC tạo ra một cơ sở dữ liệu thông tin mà các cơ quan chức năng có thể điều tra hoặc theo dõi  có thể sử dụng trong các cuộc điều tra của họ để tìm, phát hiện những hoạt động tội phạm.

Những tài liệu cần có để xác minh KYC

Những tài liệu cần thiết mà đa phần các dự án ICO đều yêu cầu bạn phải có để gửi cho họ xét duyệt:

  • Chứng minh thư nhân dân (CMND) hoặc Hộ chiếu (Passport)

  • Khai báo Họ, Tên theo đúng tên trên CMND hoặc Passport vào form yêu cầu

  • Giấy tờ chứng thực địa chỉ cứ trú có giá trị trong 3 tháng như hóa đơn điện nước, mạng internet hay ngân hàng, ….

  • Khai báo thu nhập từ đầu mà có. Có thể có những dự án ICO sẽ không yêu cầu loại giấy tờ này.

  • Giấy phép lái xe. Có thể dùng thay cho CMND, tùy vào từng dự án ICO.


Những tài liệu cần có để xác minh KYC

Các tài liệu này đều ở bản Scan, tức là bạn cần chụp ảnh lại để chuẩn bị sẵn sàng upload cho bất cứ dự án ICO nào yêu cầu xác minh KYC. Đối với CMND hay Passport thì bạn sẽ  chụp cả mặt trước và sau, có thể một số dự án còn yêu cầu cả ảnh “tự sướng” cầm CMND hay Passport.

Tùy từng dự án sẽ có một cách thức đăng ký KYC khác nhau, nhưng cơ bản thì bạn cần chuẩn bị là những tài liệu như trên. Sau đó, họ sẽ đối chiếu thông tin mà bạn đã đăng ký trước đó với thông tin trên tài liệu vừa submit mà họ yêu cầu. Thời gian để xác thực danh tính KYC thường kéo dài 1-2 ngày. Nhưng thực chất thì mỗi  dự án ICO hay sàn giao dịch khác nhau mà có thể họ cũng sẽ yêu cầu các giấy tờ và thời gian xác thực khác nhau.

Tầm quan trọng của KYC

Thị trường tiền mã hóa, rất được sự quan tâm của các nhà đầu tư,  đã có nhiều người đã rót một số vốn khổng lồ hàng tỷ đô la vào đây.  Không chỉ thế, chính phủ cũng muốn theo dõi chặt chẽ thị trường này. Có nhiều kẻ xấu đã lợi dụng điểm yếu là các giao dịch với tiền mã hóa đều là ẩn danh và không thể nhìn thấy được trong thị trường mã hóa để hành vi bất hợp pháp của mình. Nhưng với KYC và AML giải pháp để hạn chế điều này.

Trước khi nói về vai trò của KYC thì bạn phải hiểu thuật ngữ AML là gì.


Tầm quan trọng của KYC

AML là từ viết tắt của cụm từ Anti Money Laundering có nghĩa là  “Chống rửa tiền”. AML bao gồm một loạt các quy định được thực hiện nhằm ngăn chặn thu nhập được tạo ra thông qua các giao dịch bất hợp pháp: buôn bán trái phép, rửa tiền xuyên biên giới, trốn thuế, thao túng thị trường tiền ảo,…

Sử dụng KYC và AML chính là công cụ để kìm hãm thị trường tiền mã hóa, với mong muốn loại bỏ "chiếc áo choàng" ẩn danh trong các giao dịch tiền mã hóa. Nó sẽ  thực hiện đúng vai trò của mình giúp chúng ta có thể hoàn toàn biết và kiểm soát được những ai được phép mua bán, giao dịch trong thị trường mã hóa này.

Việc xác minh danh tính này sẽ quyết định giới hạn rút tiền của bạn trên sàn giao dịch.

Ví dụ như sàn giao dịch tiền mã hóa của Hồng Kông (OKEx).

Trước đây, chỉ cần liên kết giữa địa chỉ email và tài khoản người dùng tuy khách hàng chưa xác minh danh tính vẫn có thể rút tối đa 100 BTC/ ngày. Nhưng hiện tại,  sàn giao dịch này đã áp dụng việc xác minh danh tính (KYC) và phân cấp người dùng trong việc rút tiền trên sàn:

Nếu xác nhận đầy đủ tên pháp lý, hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân thì cứ sau 24h sẽ được rút 2 BTC là cấp 1

Nếu có bao gồm các yêu cầu của cấp 1 và tải ảnh hộ chiếu, CMND và các tài liệu chứng minh nơi cư trú. Đây là cấp 2 và 3 với giới hạn rút tiền  là cứ sau 24h sẽ được rút 100 BTC.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn về KYC. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết.