L/C là gì? Ưu nhược điểm và điểm đặc biệt của L/C

Em đang học ngành thương mại quốc tế, trong môn xuất nhập khẩu có thấy khái niệm L/C và rất nhiều giấy tờ, chứng từ đi kèm nhưng em chưa rõ L/C là gì? L/C dùng khi nào và có gì cần lưu ý không?
Nhờ anh chị trong ngành giải đáp giúp em ạ.

L/C là gì? Ưu nhược điểm và điểm đặc biệt của L/C

L/C là viết tắt của Letter of Credit
 

L/C là gì? L/C và hợp đồng ngoại thương

L/C là viết tắt của cụm từ tiếng anh Letter of Credit, nghĩa là thư tín dụng.

L/C do ngân hàng đại diện của bên nhập khẩu phát hành nhằm cam kết thanh toán tiền cho người xuất khẩu tại một thời điểm cụ thể, với điều kiện người xuất khẩu xuất trình được các chứng từ thanh toán hợp lệ theo quy định trong L/C.

L/C được sử dụng khi bên nhập khẩu và xuất khẩu ở hai quốc gia khác nhau, cần một cam kết để tin tưởng và yên tâm về trách nhiệm, quyền lợi của mình.

Hiện nay, có một số loại L/C phổ biến là: 

  1. Revocable L/C: L/C có thể hủy bỏ
  2. Irrevocable L/C: L/C không thể hủy ngang
  3. Confirmed L/C: L/C có xác nhận
  4. Transferable L/C: L/C chuyển nhượng
  5. Standby Letter of Credit: L/C dự phòng
  6. Back to Back L/C: L/C giáp lưng
  7. Revolving Letter of Credit: L/C tuần hoàn
  8. Reciprocal L/C: L/c đối ứng
  9. Red Clause L/C: L/C có điều khoản đỏ

L/C và hợp đồng ngoại thương

Sau khi biết L/C là gì, hẳn bạn đã hiểu L/C được lập dựa trên mối quan hệ mua bán cần thanh toán. Tuy nhiên, L/C được thành lập dựa trên hợp đồng ngoại thương, nhưng khi đã phát hành, L/C sẽ độc lập với hợp đồng ngoại thương.

Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, bên nhập khẩu đến ngân hàng để yêu cầu phát hành thư tín dụng L/C cam kết thanh toán cho bên xuất khẩu, theo sự hướng dẫn và điều kiện của ngân hàng.

Sau khi phát hành, L/C sẽ hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương. Trường hợp phát sinh, bên xuất khẩu phải theo quy định của L/C chứ không theo hợp đồng ngoại thương trong trường hợp L/C có điều khoản khác với hợp đồng ngoại thương. Vì thế, khi nhận được thư tín dụng, cần kiểm tra kỹ các nội dung điều khoản trong thư tín dụng, kiểm tra cả lỗi chính tả, con số, ngày tháng năm,...

Ví dụ: Trong hợp đồng ngoại thương ghi điều khoản về hàng hóa là: ”Gạo 15% tấm, độ ẩm 10%. Nhưng trong thư tín dụng L/C ghi gạo 10% tấm, 5% độ ẩm, khi  bạn đưa chứng từ có nội dung gạo tấm 10%, độ ẩm 5%, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập tức từ chối thanh toán vì không đúng với nội dung trong L/C.

Điểm đặc biệt của L/C

  • L/C độc lập với hợp đồng ngoại thương dù L/C được lập trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương.
  • Các ngân hàng làm việc dựa trên chứng từ, không quan trọng hàng hóa như thế nào.
  • Theo quy định của UCP600, L/C không thể hủy ngang và trong L/C phải ghi rõ phiên bản UCP nào thống nhất áp dụng.
  • Bên nhập khẩu là bên mở L/C, tuy nhiên bên chịu thanh toán cho bên xuất khẩu là ngân hàng phát hành L/C.

l/c là gì

Sơ đồ thanh toán theo thư tín dụng L/C

Điều kiện để mở thư tín dụng L/C là gì?

Điều kiện để mở L/C: 

L/C phát hành bằng vốn tự có, do đó bên mở L/C phải ký quỹ 100%. Nếu không ký quỹ đủ 100%, cần được Giám đốc phòng thẩm định phê duyệt trước khi chuyển sang phòng thanh toán quốc tế.

Để mở L/C, khách hàng cần làm hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu mở thư tín dụng L/C
  • Đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu phải có quyết định thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số xuất nhập khẩu.
  • Hợp đồng ngoại thương gốc hoặc hợp đồng photo/fax có ký đóng dấu công ty.
  • Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)

Nếu mặt hàng nhập khẩu có trong Danh mục quản lý của nhà nước, phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại.

Nếu ký quỹ dưới 100%, phải có bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của ngân hàng lập và được giám đốc phê duyệt.

Giải thích về ký quỹ: 

Ký quỹ là phần tiền có trong tài khoản của công ty nhập khẩu trong ngân hàng phát hành L/C. Số tiền này chỉ được dùng để thanh toán L/C chứ không dùng cho bất kỳ việc nào khác.

Phần ký quỹ này sẽ được tính lãi bình thường, và lãi suất áp dụng là lãi suất không kỳ hạn để đảm bảo công ty ký quỹ không bị thiệt thòi.

Nếu ký quỹ dưới 100%, phần còn lại sẽ được ngân hàng cho vay với điều kiện công ty phải thế chấp bằng tài sản như nhà xưởng, lô hàng nhập khẩu,...

Ngân hàng mở thư tín dụng L/C sẽ luôn đảm bảo đủ tiền để thanh toán khi bên xuất khẩu trình đủ giấy tờ chứng từ trong L/C là có thể thanh toán ngay.

Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc, chi nhánh ngân hàng nơi mở L/C lưu bản photo có đóng dấu treo của công ty. Nhưng, các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc, bao gồm:

  • Cam kết thanh toán
  • Hợp đồng vay vốn
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ 
  • Đơn xin mở thư tín dụng L/C của khách hàng
  • Bản giải trình mở L/C

l/c là gì

Ưu điểm và nhược điểm của thanh toán bằng L/C

Ưu điểm của phương thức thanh toán bằng L/C

Đối với bên xuất khẩu (bên bán):

  • Ngân hàng thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng L/C, không phụ thuộc vào việc bên nhập khẩu có trả tiền hay không.
  • Ít xảy ra sự chậm trễ trong luân chuyển chứng từ
  • Khách hàng có thể chiết khấu L/C để có tiền sử dụng cho việc thực hiện hợp đồng.

Đối với bên nhập khẩu (bên mua):

  • Nhận được hàng bên mua mới phải trả tiền
  • Chỉ khi bên xuất khẩu tuân thủ quy định trong L/C mới được thanh toán, nếu không bên bán sẽ mất tiền.

Đối với Ngân hàng:

  • Được thu phí dịch vụ  bao gồm: Phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí chỉnh sửa L/C,..
  • Mở rộng các mối quan hệ thương mại quốc tế

Nhược điểm của phương thức thanh toán bằng L/C

Đối với Người bán: Nếu không xuất trình bộ chứng từ đúng và đủ theo quy định trong thư tín dụng L/C sẽ không được thanh toán tiền.

Đối với Người mua: Thư tín dụng L/C hoạt động độc lập, nếu bên xuất khẩu giao đủ chứng từ thì ngân hàng phải thanh toán dù hàng hoá đã được giao nhận hay chưa.

Việc này đôi khi gây ra những rắc rối nhất định cho bên nhập khẩu.

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề L/C là gì, L/C liên quan như thế nào đến hợp đồng ngoại thương, các điểm đặc biệt của L/C, điều kiện để mở L/C là gì và ưu nhược điểm khi sử dụng thư tín dụng L/C để trả lời cho thắc mắc trên.

Hy vọng bài viết đã phần nào cho bạn câu trả lời hữu ích.