-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Lạm phát là gì? Ý nghĩa của lạm phát trong kinh tế học vĩ mô
Em thấy nhiều người hay nhắc đến lạm phát như một câu cửa miệng để ám chỉ sự tăng lên không ngừng về giá cả thị trường cũng như sự mất giá trị của đồng tiền trong cung cầu hàng hóa. Em thực sự không hiểu thế nào là lạm phát, anh chị có thể giúp em giải đáp bản chất của lạm phát là gì ? Khi nào xảy ra lạm phát? Lạm phát có ảnh hưởng như nào đến nền kinh tế? giải pháp kìm chế lạm phát như thế nào? Em xin cảm ơn mọi người !
Danh mục nội dung
Lạm phát là gì
“Lạm phát” được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó là khi lượng cung tiền tiền tệ vượt quá nhu cầu cần thiết trong lưu thông, dẫn đến tình trạng tiền bị suy giảm giá trị trong thanh toán, kéo theo sự gia tăng về giá cả hàng hóa khiến thị trường gặp nhiều biến động.
Tỷ lệ lạm phát là gì?
Tỷ lệ lạm phát có rất nhiều cách hiểu và sau đây Wikihoidap sẽ liệt kê ra một số định nghĩa của lạm phát các bạn có thể tham khảo thêm và hiểu nhé, cụ thể như sau:
- Tỷ lệ lạm phát trong kinh tế vĩ mô được xem là sự gia tăng dịch vụ theo thời gian, sự mất giá trị của một loại tiền tệ hay sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa.
- Tỷ lệ lạm phát được xem là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác trong trường hợp so sánh với các nước khác.
- Tỷ lệ lạm phát là việc giá cả hàng hóa tăng lên so với mức giá ở thời điểm trước hay còn gọi là vật giá leo thang
- Tỷ lệ lạm phát là do tiền lưu hành trong xã hội tăng lên khi Chính phủ không quản lý được khối lượng tiền lưu hành
- Tỷ lệ lạm phát là do Chính phủ phát hành thêm tiền để bù đắp vào việc thâm hụt ngân sách nhà nước
Công thức tính tỉ lệ lạm phát
Tuỳ theo mức độ của tỉ lệ lạm phát mà người ta chia lạm phát ra ba loại:
- Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát 1 con số có tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế.
- Lạm phát phi mã khi mức tăng trưởng tương đối nhanh với tỉ lệ 2 hoặc 3 con số một năm (dưới 20%). Loại này khi phát triển chín mùi sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi mã (>20%). Siêu lạm phát thường xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc. Tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra.
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế thị trường?
Lạm phát là một thuật ngữ kinh tế trong kinh tế học vĩ mô, có tầm ảnh hưởng lớn và rộng rãi đến nền kinh tế thị trường.
Tùy theo tỉ lệ lạm phát mà mức độ ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là ít hay nhiều, một ví dụ thực tế như ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ lạm phát đang dao động ở ngưỡng từ 3,5% - 4%, chỉ số này tỉ lệ thuận với sự gia tăng của giá cả thị trường tuy nhiên vẫn khống chế và kiểm soát được.
Không chỉ riêng Việt Nam, lạm phát đang trở thành một vấn đề nhức nhối ở nhiều Quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển. Khi nhu cầu về nợ nước ngoài lớn, đồng tiền trong nước suy giảm về giá trị so với đồng tiền nước ngoài đồng nghĩa với tỉ giá hối đoái từ đó mà tăng theo, dẫn đến gánh nặng nợ công và khả năng thanh toán.
Khi lạm phát tăng thì làm sao
Lạm phát tăng thúc đẩy lãi suất tiền vay, khi lạm phát tăng lên, người cho vay đòi hỏi phải có thêm một khoản lãi suất để bù đắp sự suy giảm về giá trị tiền tệ do tác động của lạm phát gây nên, kéo theo nhu cầu về tăng lãi suất, ảnh hưởng tới sự phân phối không đồng đều về thu nhập danh nghĩa đối với người cho vay và người đi vay.
Cũng từ thực tế đó, các ngân hàng cần thiết phải tăng tỉ lệ lãi suất danh nghĩa, khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, đó chính là vấn nạn lớn nhất mà lạm phát cùng hậu quả của nó mang tới. Không chỉ thế, nó còn khiến hoạt động tín dụng lâm vào tình trạng vướng mắc và làm thâm hụt ngân sách Nhà nước.
Xem thêm: CPI là gì ?
Lạm phát khiến cho thu nhập thực tế bị suy giảm
Đơn cử, khi xảy ra lạm phát, giá trị của tài sản bị hao mòn, khiến tổng thu nhập thực tế từ tài sản cũng bị hao mòn theo, gây nên áp lực kinh tế đối với người sở hữu tài sản mang lại lợi ích.Do đó, lạm phát thực sự là một vấn đề nan giải.
Tuy vậy, lạm phát không chỉ hoàn toàn có những tác động tiêu cực, nó còn có tác động tích cực đến nền kinh tế như:
Khi ở một tỉ lệ cho phép, lạm phát giúp kích thích khả năng tiêu dùng, thúc đẩy vay nợ, từ đó mở rộng đầu tư giảm nguy cơ thất nghiệp
Giúp định hướng và phân phối lại đồng đều thu nhập cho cả người đi vay và người cho vay. Chọn lọc và đầu tư các nguồn lực trong xã hội, từ đó hướng đến khả năng đầu tư vào các lĩnh vực không trọng điểm thông qua hình thức mở rộng tín dụng.
Các tác động của lạm phát đến nền kinh tế
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Lạm phát cầu kéo: Đây là nguyên nhân lạm phát xảy ra khi mà khi mà tổng cầu tăng lên, đặc biệt trong trường hợp tổng sản lượng đẩy dần đến mức sản lượng tiềm năng. Hiểu đơn giản, khi cầu tăng (bằng các biện pháp kích cầu tiêu dùng) dẫn đến mức cung tiền tăng lên, đồng nghĩa với lạm phát phát triển.
Lạm phát chi phí đẩy (hay lạm phát đình trệ): Do ảnh hưởng của tổng cung, khi giá các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng lên, các doanh nghiệp, các nhà quản trị thu hẹp quy mô sản xuất để có thể bù đắp chi phí, khiến cho lạm phát tăng lên, cùng tỉ lệ thuận với đó là nguy cơ thất nghiệp lớn.
Lạm phát dự kiến ( còn gọi là lạm phát hay lạm phát tự nhiên): Đây là loại lạm phát mà khả năng xảy ra của nó đã được dự liệu trước. Giá cả tăng cùng với năng suất và cơ hội việc làm vẫn giữ nguyên, không có nhiều tác động lớn đến nền kinh tế.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Các giải pháp làm hạn chế lạm phát?
Lạm phát được coi như là một căn bệnh “nan y” của nền kinh tế thị trường mà chúng ta không thể giải quyết triệt để. Tuy nhiên, khống chế lạm phát ở tỉ lệ vừa phải thì không những không gây hậu quả xấu và còn đem lại lợi ích thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Sau đây là một số giải pháp tương ứng với những nguyên nhân gây ra lạm phát:
- Giảm lượng tiền tệ trong lưu thông: giảm cung tiền bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ, tăng lãi suất tiền gửi, … Tuy nhiên đây chỉ là các giải pháp tức thì, chưa mang lại hiệu quả cao.
- Sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt: hoãn các khoản chi chưa cấp thiết, cải tổ lại hệ thống ngân sách Nhà nước, cân đối giữa cầu và cung, giảm thuế quan, ủng hộ mậu dịch tự do, thắt chặt chi tiêu…
- Vay nước ngoài
- Cải cách tiền tệ, ổn định tiền tệ...
Lời kết: Lạm phát là thuật ngữ gắn liền với nền kinh tế thị trường. Ở bất kỳ một thời điểm nào, lạm phát cũng luôn luôn đồng hành với sự tăng trưởng kinh tế. Qua bài viết trên đây, chúng tôi rất mong bạn đọc có thể hình dung được “lạm phát là gì” cũng như những tác động mà nó đem lại. Từ đó có những hướng giải quyết để giữ lạm phát ở tỉ lệ mong muốn, giảm áp lực cho sự phát triển kinh tế của Quốc gia nói riêng và toàn Thế giới nói chung.