Laminate là gì? Đặc điểm và ứng dụng phổ biến của gỗ Laminate

Trước tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt nghiệm trọng thì ngày nay, con người có xu hướng tìm đến các vật liệu công nghiệp có khả năng mô phỏng chúng gần như hoàn hảo, và một trong số đó phải kể đến laminate. Sự xuất hiện của laminate không chỉ tạo nên cơn sốt bởi tính mô phỏng cao của nó như giả đá, giả gỗ, giả sắt thép, thỏa mãn nhu cầu thị giác mà còn tích hợp nhiều ưu điểm không thể phủ nhận. Vậy Laminate là gì? Đặc điểm và ứng dụng phổ biến của gỗ Laminate

Laminate là gì? Đặc điểm và ứng dụng phổ biến của gỗ Laminate

 

Trong bài viết dưới đây, chúng là sẽ cùng nhau tìm hiểu về loại gỗ Laminate đang làm mưa làm gió này.

Laminate là gì?

Laminate thường được người ta gọi với cái tên “Formica”, nó có tên khoa học là High Pressure Laminate (HPL), một vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc, hoa văn với nhiều tính năng ưu việt. Gỗ laminate chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…

Laminate là gì?

Cấu tạo của gỗ laminate

  • Lớp Overlay (lớp màng phủ) trên cùng được bao phủ bởi một lớp keo Melamine trong suốt, có tác dụng tạo sự ổn định và độ cứng cho bề mặt gỗ. Đó cũng chính là lý do mà loại gỗ công nghiệp này có khả năng chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu và đặc biệt là chịu lửa khá tốt. Cùng với đó, lớp Overlay bên ngoài có tác dụng chống mối mọt và vi khuẩn khá tốt , chống lại tác động của hóa chất và dễ lau chùi, giúp gia tăng tuổi thọ cho gỗ,.

  • Lớp Decorative paper là lớp phim tạo màu mỹ thuật, các mẫu màu và hoa văn được thiết kế trên máy rồi in lên loại giấy phim đặc biệt này, sau đó dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao (220oC) lớp overlay nóng chảy và bám chặt vào lớp giấy phim, giúp cho bề mặt Laminate luôn bền màu và thật màu.

  • Lớp Kraft Papers bao gồm nhiều lớp giấy nền kraft được ép chặt với nhau dưới tác dụng của lực ép ở nhiệt độ cao. Tùy theo yêu cầu về độ dày của tấm Laminate mà tăng giảm lượng giấy nền cho phù hợp. Giấy nền Kraft được làm chủ yếu từ bột giấy và phụ gia ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 1250C), nên bền, dai và thô, thường có màu nâu hoặc xám với định lượng 50-135 g/m2.

Kích thước tiêu chuẩn của một tấm Laminate

Kích thước tiêu chuẩn cho một tấm Laminate là 1220 x 2440 mm, tấm loại thường dày 0.6 ~ 0,8 mm, tấm post-forming (laminate có thể uốn cong) dày 0.5mm với. Bề mặt sản phẩm có nhiều loại: mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân nổi, sần, gương bóng,…

Kích thước tiêu chuẩn của một tấm Laminate

Ưu điểm của gỗ Laminate

  • Màu sắc của gỗ Laminate phong phú hơn so với các loại gỗ thông thường. Ngoài màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay gỗ Laminate còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước,… giống như thật. Dường như, không có hoa văn màu sắc hay kiểu dáng bề mặt nào mà laminate không thể làm được.

  • So với những loại gỗ thông thường, gỗ Laminate dẻo dai hơn nhiều và đặc biệt có thể uốn cong.

  • Bề mặt được bao phủ bởi lớp overlay bền chắc nên khó phai màu, chịu được sự tác động của thời tiết, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

  • Chịu xước, chịu lực tốt. Khi kết hợp với cốt gỗ MDF, các vật liệu làm từ laminate có khả năng chống cong vênh, mối mọt, đảm bảo tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao.

  • Chịu nhiệt, chống tĩnh điện tốt.

  • Vật liệu sẵn có, dễ thi công, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức làm nhà

  • Dễ vệ sinh, bảo quản.

Nhược điểm của gỗ Laminate

Bất cứ một vật liệu nào cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng, gỗ Laminate không ngoại lệ. Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời kể trên thì gỗ Laminate còn tồn tại những điểm trừ sau:

  • So với các vật liệu khác, gỗ Laminate có giá thành khá cao.

  • Gia công laminate đòi hỏi kỹ thuật dán keo hiện đại và tay nghề cao, nếu không sản phẩm sẽ dễ bị bong tróc trong thời tiết ẩm và gây mất thẩm mỹ. Một lưu ý nữa chính là không nên dùng gỗ laminate trong môi trường ẩm ướt.

  • Phù hợp với những thiết kế mang phong cách hiện đại chứ không thích hợp với không gian mang phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển.

Ứng dụng của gỗ Laminate

Như đã nói ở trên, Laminate có khả năng mô phỏng gần như trọn vẹn các dạng vật liệu khác như gỗ, đá, sắt, thép, chính vì thế, nó được lựa chọn để thiết kế rất nhiều đồ dùng trong gia đình, ví dụ như:

  • Thiết kế tủ bếp, lavabo nhà tắm

  • Thiết kế giường ngủ

  • Làm ốp tường, quầy kệ, ốp trần

  • Thiết kế giá kệ & vách trang trí, tủ quần áo, kệ tivi.

Ứng dụng của gỗ Laminate

Một số sản phẩm làm từ gỗ Laminate phổ biến

  • Cửa gỗ Laminate: Những mẫu cửa làm từ gỗ Laminate rất phù hợp với những không gian nhà ở được thiết kế theo phong cách hiện đại. Cửa gỗ Laminate nhận được sự yêu thích của nhiều người tiêu dùng bởi nó không chỉ nhẹ, hạn chế cong vênh mà mẫu mã cũng vô cùng đa dạng, phù hợp với thị hiếu của nhiều gia chủ.

  • Giường ngủ gỗ Laminate: Các mẫu giường ngủ laminate có thiết kế vô cùng tối giản bởi bản thân màu sắc của laminate đã mang đến sự hiện đại vừa đủ để khiến không gian phòng ngủ trở nên tinh tế nhất, đó chính là lý do mà nhiều gia đình vô cùng yêu thích sản phẩm này.

  • Tủ bếp Laminate: Tủ bếp làm bằng laminate thường được kết hợp với các dòng phụ kiện hiện đại, thông minh để nâng cao tính thẩm mỹ cũng như công năng cho không gian nấu nướng hiện đại, phù hợp với những không gian được thiết kế theo phong cách hiện đại hoặc tối giản.

  • Vách tivi và kệ trang trí bằng gỗ laminate: Những bức vách trang trí kệ tivi, vách ốp tường, trần bằng laminate là giải pháp hoàn hảo, thay thế cho cấu trúc tường xây đơn điệu. Để bức vách trở nên ấn tượng và nổi bật hơn, bạn có thể kết hợp thêm các đường nẹp chỉ inox hoặc gắn đèn LED âm.

  • Sàn gỗ laminate: Với thành phần cốt gỗ công nghiệp, sàn laminate tích hợp đầy đủ ưu điểm như chống mối mọt, cong vênh, chống ẩm, bền màu và giá thành hợp lý. Ngoài ra, một trong những lí do khiến nhiều gia đình lựa chọn sàn gỗ laminate chính là bởi nó dễ lắp đặt nên có thể tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công.

  • Vách ngăn laminate: Vách ngăn laminate là một trong những sản phẩm được bắt gặp rất nhiều ở những công trình công cộng, đặc biệt là những nơi cao cấp, sang trọng như khách sạn, resort,…