Lãnh đạo là gì? Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Trong bài viết dưới đây, Wiki hỏi đáp sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản liên quan đến lãnh đạo, đồng thời vạch rõ những tố chất và kỹ năng cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc.

Năng lực lãnh đạo đang ngày càng được coi trọng trong đời sống hiện nay. Đứng sau sự thành công của mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay dự án đều cần một người có khả năng lãnh đạo và dẫn dắt cả đội hoàn thành công việc.

Vậy chính xác lãnh đạo là gì mà có vai trò quan trọng như vậy? Trong bài viết dưới đây, Kinhcan.vn sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản liên quan đến lãnh đạo, đồng thời vạch rõ những tố chất và kỹ năng cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc.

1. Lãnh đạo là gì?

Trước khi đi sâu vào phân tích vai trò và các hình mẫu lãnh đạo, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm lãnh đạo. Xem xét ở từng bối cảnh cụ thể, lãnh đạo có thể được giải nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

1.1. Khái niệm chung về lãnh đạo

Lãnh đạo là thuật ngữ chỉ quá trình một chủ thể tác động lên chủ thể khác nhằm đạt đến mục tiêu chung của nhóm, tổ chức, cộng đồng. Các hành vi lãnh đạo bắt nguồn từ mục đích xã hội, tập trung vào việc tối ưu hóa nguồn lực để thu về lợi ích tối đa.

Trong quá trình lãnh đạo, chủ thể cần có khả năng truyền cảm hứng và gắn kết các thành viên trong tập thể để thúc đẩy hành động tự nguyện, sự phối hợp trong nhóm. Thực tế, có rất nhiều phương thức lãnh đạo khác nhau căn cứ trên các điều kiện văn hóa, xã hội cụ thể.

1.2. Lãnh đạo trong doanh nghiệp

Thuật ngữ lãnh đạo xuất hiện khá nhiều trong các khóa học đào tạo về tổ chức - nhân sự. Đây là một kỹ năng quan trọng mà các doanh nghiệp, tổ chức luôn tìm kiếm ở các cấp quản lý của mình.

Cụ thể, lãnh đạo đề cập đến khả năng thiết lập mục tiêu, hành động quyết đoán, truyền cảm hứng cho các thành viên để hoàn thành mục tiêu đề ra, bộc lộ tối đa sở trường của bản thân và thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của tổ chức.

Năng lực này thường xuất hiện ở nhân sự cấp bậc cao như giám đốc điều hành, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc các phòng ban chức năng hoặc quản lý dự án.

Trong môi trường doanh nghiệp, lãnh đạo có mối quan hệ mật thiết với quản trị hiệu suất. Vì vậy, dù bản chất lãnh đạo không trực tiếp gắn với lợi nhuận, những người được đánh giá cao về năng lực lãnh đạo đều góp phần làm tăng doanh thu của công ty, tạo ra sự tăng trưởng tích cực về cả tiền, nguồn lực con người.

2. Phân biệt quản lý và lãnh đạo

Dù cùng hướng đến việc điều phối nguồn lực để hoàn thành mục tiêu chung, phạm trù lãnh đạo và quản lý có thể phân biệt thông qua hai khía cạnh chính gồm mục tiêu và ảnh hưởng với thành viên.

Thứ nhất, lãnh đạo hướng đến mục tiêu lâu dài, gắn với tầm nhìn phát triển bền vững và mục tiêu chiến lược của công ty hoặc tổ chức. Trái lại, quản lý đề cập đến việc thực hiện những kế hoạch, chính sách cụ thể do người lãnh đạo đề ra.

Thứ hai, lãnh đạo tác động đến thành viên thông qua hình ảnh cá nhân và năng lực truyền cảm hứng vì lý tưởng chung. Mặt khác, quá trình quản lý sẽ ứng dụng các chiến thuật, điều lệ cụ thể nhằm định hướng hành vi của thành viên trong tổ chức.

Vì vậy, người lãnh đạo sẽ thúc đẩy những biến đổi sâu trong nội tại, hướng đến mục tiêu lâu dài còn nhà quản lý sẽ thiết lập quy trình hoạt động chung, nhằm tối đa hiệu suất làm việc của doanh nghiệp, tổ chức.

3. Vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức, doanh nghiệp

Nhìn một cách tổng quát, người lãnh đạo đóng vai trò thiết yếu trong sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp, tổ chức. Các chuyên gia quản trị đã vạch ra những chức năng chính của lãnh đạo trong môi trường doanh nghiệp, tổ chức như sau.

3.1. Định hướng chiến lược

Người lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những chiến lược định hướng cho sự tăng trưởng lâu dài của tổ chức, đảm bảo sự cân bằng trong mọi khía cạnh về nhân sự nội bộ, lợi nhuận và mối liên kết với khách hàng, đối tác.

Họ sẽ đưa ra quyết định, giải pháp kịp thời để giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc còn tồn đọng bằng cách huy động tối đa các nguồn lực trong khả năng.

Ngoài ra, người lãnh còn liên tục theo dõi, thiết lập và điều chỉnh chiến lược phát triển căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.

Nhờ các chiến lược đúng đắn của nhà lãnh đạo, doanh nghiệp và tổ chức không chỉ giữ vững vị thế của mình mà còn có cơ hội phát triển lên tầm cao hơn.

3.2. Tạo cảm hứng hành động

Người lãnh đạo xuất sắc sẽ truyền cảm hứng đến các thành viên, nhân viên trong công ty giúp họ tràn đầy năng lượng, động lực cố gắng cho mục tiêu chung.

Sự động viên về tinh thần, vật chất kịp thời sẽ trở thành liều thuốc kích thích lớn cho các cá nhân để khắc phục những hạn chế, vượt qua thử thách hoàn thành nhiệm vụ.

Người lãnh đạo định hình văn hóa, bầu không khí của môi trường làm việc. Đây là yếu tố quan trọng trong việc thu hút tài năng và gây dựng lòng trung thành ở đội ngũ nhân viên.

Ngoài ra, những quyết định của nhà lãnh đạo tạo sự hài hòa giữa mục tiêu riêng và mục tiêu tập thể, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát huy tối đa khả năng của bản thân.

Người lãnh đạo còn mang sứ mệnh thúc đẩy những biến chuyển tích cực trong hành vi của nhân viên. Sự thay đổi này có thể biểu hiện qua tầm nhìn hoặc cách thức tiến hành nhiệm vụ.

Họ truyền bá những giá trị mới, tri thức hữu ích giúp đội ngũ nhân viên tự chủ động cải thiện bản thân, khai phá tiềm năng cho những lĩnh vực phù hợp trong tương lai.

3.3. Hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời

Dù không nhất thiết phải biết rõ từng chi tiết trong đời sống nhân viên, nhà lãnh đạo đưa ra những chính sách hỗ trợ và sự quan tâm thích hợp để khuyến khích, giúp đỡ nhân viên vượt qua rào cản để đạt được thành quả tốt trong công việc.

Thay vì chỉ đưa ra các quyết định và yêu cầu nhân viên thi hành, nhà lãnh đạo còn đưa ra những chỉ dẫn cụ thể giúp nhân viên gỡ rối, hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ được giao.

3.4. Điều phối các mối quan hệ

Hình ảnh, cách ứng xử của người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ hòa hảo với đối tác, khách hàng.

Không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới liên kết với đối tác bên ngoài, nhà lãnh đạo còn tạo sự hài hòa trong quan hệ đội nhóm, giúp tập hợp sức mạnh tập thể và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

4. Tố chất cần thiết của một nhà lãnh đạo

Không có một công thức cố định cho sự thành công của một nhà lãnh đạo, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu và tổng kết, các chuyên gia đã chỉ ra một số tố chất nổi bật ở tất cả những nhà lãnh đạo tài ba.

4.1. Có tầm nhìn chiến lược lâu dài

Một nhà lãnh đạo giỏi cần có tầm nhìn bao quát các khía cạnh của doanh nghiệp, có khả năng hoạch định những chiến lược phát triển lâu dài căn cứ trên bối cảnh chính trị - xã hội, mức độ cạnh tranh thị trường, tài nguyên nội bộ của doanh nghiệp.

Không chỉ nắm chắc tình hình thực tiễn, nhà lãnh đạo còn sự đoán những xu hướng phát triển trong tương lai để triển khai những kế hoạch phù hợp.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cần định hướng rõ ràng mục tiêu phát triển của công ty doanh nghiệp để thiết lập đường lối phát triển thích hợp nhằm đạt được thành quả mong muốn.

4.2. Phong thái tự tin, kiên định, quyết đoán

Nhà lãnh đạo tài ba luôn thể hiện phong thái tự tin, điềm tĩnh vào quyết định và đội ngũ của mình. Đây không phải là yếu tố bẩm sinh mà cần trải qua thời gian tích lũy kinh nghiệm lâu dài, vốn kiến thức sâu rộng và năng lực học hỏi, tiếp thu có chọn lọc từ môi trường xung quanh.

Nhà lãnh đạo sở hữu quan điểm rõ ràng, thể hiện sự nhất quán về lập trường của bản thân thông qua những chính sách, chiến lược cụ thể. Dẫu vậy, sự kiên định này không đồng nghĩa với bảo thủ.

Một nhà lãnh đạo cần đảm bảo sự công bằng, có tiêu chuẩn rõ ràng cho từng vấn đề, sẵn sàng lắng nghe và tiến hành điều chỉnh nhằm thu về thành quả tối ưu.

Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần thể hiện sự quyết đoán trong những tình huống quan trọng. Đừng cả nể hay trông đợi vào người khác, người lãnh đạo cần chủ động đưa ra những đánh giá khách quan để đưa ra quyết định nhanh chóng, phù hợp nhất trong từng trường hợp.

Việc nhân nhượng, quá lo lắng về ý kiến của mọi người xung quanh có thể gây ra xích mích hoặc trì hoãn không đáng có trong quá trình thực hiện mục tiêu chung.

4.3. Sự linh hoạt, ứng biến kịp thời

Cuộc sống luôn tồn tại nhiều điều bất ngờ, những tình huống đột xuất có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vì vậy, người lãnh đạo cần sự ứng biến linh hoạt dựa trên bối cảnh cụ thể.

Cách thức lãnh đạo hoặc chiến lược cũng cần theo dõi liên tục và tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với những biến chuyển của môi trường xung quanh.

Những sự điều chỉnh phù hợp sẽ giúp tổ chức chớp cơ hội để vượt lên trên đối thủ hoặc tránh những mất mát không đáng có.

4.4. Năng lực sáng tạo, tiên phong đổi mới

Người lãnh đạo giữ vai trò dẫn dắt tổ chức, đội nhóm phát triển tích cực hơn. Bởi vậy, tố chất sáng tạo và sẵn sàng cải cách để tạo nên những thay đổi thích hợp là cực kỳ cần thiết ở mẫu hình nhà lãnh đạo lý tưởng.

5. Kỹ năng cần trang bị để lãnh đạo hiệu quả

Lãnh đạo không phải là một năng lực bẩm sinh mà đề cập đến nghệ thuật điều phối nguồn lực và tác động tích cực đến đội nhóm để hướng đến mục tiêu chung. Vậy một nhà lãnh đạo hiệu quả cần trang bị những kỹ năng nào?

Đội ngũ Wikihoidap đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra tổng kết trong phần 5 của bài viết. Dưới đây là một số kỹ năng thiết yếu cho một nhà lãnh đạo.

Thứ nhất, nhà lãnh đạo cần trang bị kỹ năng lập kế hoạch. Trong quá trình lãnh đạo, chúng ta sẽ cần xây dựng các chiến lược hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tiễn của công ty. Vì vậy, kỹ năng lập kế hoạch thực sự cần thiết cho một nhà lãnh đạo.

Thứ hai là kỹ năng giao tiếp. Nhà lãnh đạo đóng vai trò như sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp với đối tác, giữa nội bộ thành viên trong công ty, họ cần trang bị khả năng truyền đạt rõ ràng, thuyết phục để hoàn thành tốt chức năng này.

Thứ ba, nhà lãnh đạo cần trau dồi kỹ năng quản lý và điều phối công việc hiệu quả nhằm phân chia công việc hợp lý và thúc đẩy các thành viên phát huy tối đa khả năng của bản thân.

6. Các phong cách lãnh đạo

Trên thế giới, chúng ta có thể quan sát thấy rất nhiều những phong cách lãnh đạo khác nhau. Những nhà lãnh đạo tự điều chỉnh phương thức phù hợp với lý tưởng cá nhân, mục tiêu phát triển và bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội thực tiễn.

Mỗi phong cách lãnh đạo đều có khung tiêu chuẩn cụ thể, dẫn đến những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Một nhà lãnh đạo có thể kết hợp và linh hoạt giữa các phong cách lãnh đạo nhằm đạt đến hiệu quả tối ưu.

Dưới đây, Wiki hỏi đáp đã liệt kê một số phong cách lãnh đạo nổi bật và ví dụ kèm theo.

6.1. Nhà lãnh đạo chuyên quyền

Phong cách lãnh đạo này thường tự đưa ra quyết định và yêu cầu nhân viên tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, kế hoạch mà mình đề ra. Hiểu đơn giản rằng, quyền lực được tập trung hoàn toàn về phía nhà lãnh đạo và cấp dưới hầu như không có quyền biểu quyết hay nêu quan điểm cá nhân.

Hình mẫu tiêu biểu của phong cách lãnh đạo này có thể đề cập đến Abraham Lincoln, chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ. Ông đã thành công thúc đẩy sự phát triển của dân tộc trong thời kỳ nhiều thách thức.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này gồm:

- sự phân chia quyền lực, nhiệm vụ rõ ràng giữa các tầng lớp, vị trí trong tổ chức.

- tạo điều kiện giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định quyết đoán, cấp thiết.

- thiết lập tính kỷ luật cho đội ngũ nhân viên.

- hạn chế ảnh hưởng từ tranh đấu, mâu thuẫn phe phái hoặc thế lực bên ngoài.

Mặt khác, phong cách chuyên quyền cũng dẫn đến một số hạn chế như sau:

- hạn chế tiềm năng sáng tạo.

- bầu không khí làm việc căng thẳng, tạo khoảng cách giữa cấp trên - cấp dưới.

- áp lực nặng nề trong quá trình làm việc.

6.2. Nhà lãnh đạo dân chủ

Lewin cho rằng nhà lãnh đạo dân chủ là người cân nhắc đến quan điểm, thúc đẩy sự đóng góp tích cực của nhân viên trong quá trình hoàn thiện công việc.

Cách thức này khuyến khích năng lực sáng tạo, sự tham gia chủ động và đề cao vai trò của từng cá nhân trong công việc thay vì tập trung quyền lực vào một cá nhân duy nhất. Hình mẫu lý tưởng cho phong cách này có thể đề cập đến Tim Cook.

Nhờ sự dân chủ trong phương thức lãnh đạo, phong cách này mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sự tăng trưởng của tổ chức:

- mối quan hệ gắn kết giữa nhà quản lý và nhân viên, tạo nên đội ngũ nhân viên trung thành và thấu hiểu.

- khuyến khích sự sáng tạo, có góc nhìn đa chiều hơn giúp phát huy tối đa tiềm năng của các nguồn lực thực tiễn.

Trái lại, phong cách lãnh đạo dân chủ cũng tồn tại một số bất lợi:

- năng suất lãnh đạo kém hơn do tốn thời gian và công sức tổng hợp, cân nhắc nhiều góc nhìn khác nhau.

- tạo ra xích mích trong đội nhóm khi quá coi trọng ý kiến của một cá nhân cụ thể.

6.3. Nhà lãnh đạo chuyển đổi

Phong cách lãnh đạo chuyển đổi được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, công ty nhờ sự phù hợp với thời đại hiện nay. Nhà lãnh đạo theo đuổi phong cách này thường xuất hiện một số đặc điểm sau:

- Khả năng thiết lập một chiến lược phát triển tiềm năng

- Truyền cảm hứng và thúc đẩy hành động từ các thành viên

- Mối quan hệ gắn kết với đội nhóm

- Khả năng điều phối, tổ chức đội nhóm hiệu quả.

Một số lợi ích cụ thể từ hình thức lãnh đạo chuyển đổi gồm: sự thay đổi và năng lượng làm việc tích cực từ các thành viên trong đội nhóm khi liên tục được khuyến khích, thúc đẩy tiếp xúc với các giá trị mới.

Mức độ hạnh phúc và văn hóa làm việc dưới phong cách lãnh đạo chuyển đổi cũng nhận đánh giá tích cực từ các chuyên gia quản trị và đội ngũ nhân viên.

Lưu ý nhỏ cho nhà lãnh đạo theo cách thức này, họ cần chú ý điều hòa ý kiến và đánh giá công bằng khả năng của từng cá nhân thuộc đội ngũ của mình.

6.4. Nhà lãnh đạo ủy quyền

Không trực tiếp đưa ra quyết định, nhà lãnh đạo ủy quyền có xu hướng chuyển giao quyền lực cho những thành viên nòng cốt để đội ngũ của mình thoải mái phát triển các ý tưởng cá nhân.

Dẫu vậy, nhà lãnh đạo vẫn sẽ đưa ra lời khuyên, chỉ đạo cần thiết và là chủ thể chịu trách nhiệm cuối cùng cho quyết định của đội ngũ, tổ chức.

Phương thức này chỉ thực sự hiệu quả khi áp dụng trong một đội ngũ gắn kết, tinh thần trách nhiệm cao và thực sự ăn ý giữa các thành viên. Việc ủy quyền giúp nhà lãnh đạo giảm bớt gánh nặng công việc, đồng thời tạo không gian để thành viên trau dồi khả năng của mình.

Tuy nhiên, việc trao quyền lực cho các thành viên có thể dẫn đến tình trạng trì trệ, làm việc thiếu hiệu quả do thiếu định hướng rõ ràng hoặc không có phương thức xử lý kịp thời trong tình huống bất ngờ.

6.5. Nhà lãnh đạo giao dịch

Phong cách lãnh đạo giao dịch ám chỉ mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới được xây dựng trên nền tảng lợi ích vật chất. Nhà lãnh đạo thuộc phong cách này sẽ điều hành công việc chủ yếu bằng kỷ luật, hình phạt hoặc khen thưởng cụ thể.

Họ tập trung kiểm soát, quản lý và điều phối các nguồn lực thực tế. Thông qua các hành vi cụ thể, lãnh đạo giao dịch sở hữu một số ưu điểm như sau:

- Định hướng rõ ràng vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của từng cá nhân.

- Cho phép chủ thể lãnh đạo tiến hành kiểm soát hoặc điều chỉnh vào thời điểm phù hợp.

- Tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhờ những lợi ích cụ thể, hấp dẫn.

Mặt khác, cơ chế phạt - thưởng rõ ràng có thể tạo rào cản trong mối quan hệ giữa lãnh đạo - thành viên. Ngoài ra, khi lợi ích không đáp ứng nhu cầu của nhân viên, họ có thể không phát huy tối đa khả năng của bản thân.

6.6. Nhà lãnh đạo theo tình huống

Phương thức lãnh đạo theo tình huống được phát triển bởi hai nhà khoa học Hersey và Blanchard, nhấn mạnh khả năng điều chỉnh phương thức lãnh đạo tùy theo trạng thái của nhân viên.

Theo đó, có bốn tình huống cụ thể như sau:

- Cấp dưới vừa không đủ khả năng hoàn thành công việc, vừa không hào hứng hay sẵn sàng thực hiện công việc.

- Nhân viên có động lực tiếp nhận nhiệm vụ nhưng không đủ khả năng hoặc kỹ năng thích hợp.

- Nhân viên được trang bị đủ kỹ năng nhưng không muốn tiếp nhận công việc được giao.

- Nhân viên vừa đủ kỹ năng, vừa sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ được giao.

Nhà lãnh đạo theo trường phái này cần hiểu và phân tích đúng trạng thái của nhân viên để đưa ra các quyết định phù hợp, giúp công việc đạt được kết quả tối ưu.

LỜI KẾT

Lãnh đạo là kỹ năng thiết yếu trong đời sống hằng ngày lẫn môi trường công việc. Thông qua bài viết trên, Kinhcan.vn đã cung cấp kiến thức cụ thể liên quan đến chủ điểm lãnh đạo, đồng thời chỉ rõ những kỹ năng cần thiết cho quá trình lãnh đạo hiệu quả.

Đội ngũ biên tập mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phong cách lãnh đạo phù hợp và phát huy tiềm năng của bản thân, đạt được thành tựu rực rỡ trong công việc và cuộc sống.