Lao động là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng của lao động

Hãy cùng Wiki hỏi đáp tìm hiểu về nguồn gốc, các hình thức cùng đặc điểm chính của lao động ngay ở bài viết sau đây nhé!

Lao động là một yếu tố thiết yếu, gắn liền với đời sống hàng ngày của loài người. Mỗi con người đều cần tiến hành lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình và thúc đẩy sự tăng trưởng chung của cộng đồng, đất nước.

Liệu bạn đã hiểu chính xác về khái niệm và tầm quan trọng của lao động? Hãy cùng Wiki hỏi đáp tìm hiểu về nguồn gốc, các hình thức cùng đặc điểm chính của lao động ngay ở bài viết sau đây nhé!

1. Nguồn gốc của lao động

Từ thuở xa xưa khi loài vượn cổ bắt đầu xuất hiện, hình thức lao động đầu tiên của con người gắn liền với nhu cầu nuôi sống bản thân. Trong thời kỳ này, loài người hình thành các nhóm cộng đồng và tiến hành săn bắt, hái lượm để có thức ăn cho bản thân.

Nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động săn bắt, hái lượm, những công cụ lao động được ra đời như búa, liềm, đánh lửa với chất liệu liên tục được cải tiến từ đá thô sơ đến kim loại chắc chắn như sắt, đồng.

Con người dần tiến hóa, nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng tăng, hoạt động sinh kế cũng trở nên đa dạng hơn. Họ ứng dụng những phát minh vào môi trường tự nhiên để phục vụ đời sống hàng ngày, cải tạo lại hoàn cảnh thô sơ để xây dựng nơi chốn riêng cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Vì vậy, về căn bản, lao động xuất phát từ chính những nhu cầu thiết yếu của con người, bắt nguồn từ đời sống hàng ngày và trải qua sự biến hóa, cải tiến liên tục cùng quá trình hình thành, phát triển của loài người.

2. Lao động là gì?

Theo các chuyên gia, hiện nay thế giới chưa có một cách định nghĩa thống nhất về khái niệm lao động. Thuật ngữ này có nhiều cách giải nghĩa phong phú tùy theo góc độ và lĩnh vực ứng dụng.

Định nghĩa chung nhất về lao động là để chỉ các hoạt động biến đổi môi trường tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân hoặc mang đến một kết quả cụ thể thông qua sức lao động tay chân, trí tuệ của một hoặc một nhóm người.

Thực chất, lao động chính là quá trình tương tác giữa chủ thể lao động (con người) và tư liệu sản xuất (nguyên liệu tự nhiên) để tạo ra sản phẩm hoàn thiện, giúp nâng cao chất lượng đời sống con người.

Nhờ quá trình lao động, cuộc sống loài người trở nên tốt đẹp, văn minh hơn. Bản thân lao động cũng được coi là yếu tố quyết định cho sự phát triển của cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn dân tộc.

Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, lao động là sứ mệnh vinh quang của mỗi người. Ai cũng cần lao động tích cực, chủ động, sáng tạo để kiến thiết cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Lao động từ góc độ chủ nghĩa Mác

Triết học Mác Lênin là kiến thức bắt buộc trong hệ thống giáo dục chính quy của Việt Nam. Bởi vậy, nhằm giúp bạn đọc nắm rõ hơn về lao động dưới góc nhìn chủ nghĩa Mác, Wikihoidap sẽ đưa ra các phân tích và nhận định cụ thể trong phần dưới đây.

3.1. Định nghĩa

Theo lý thuyết Mác, lao động đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế khác trong xã hội. Từ quá trình lao động, xã hội loài người có hệ thống hạ tầng, của cải vật chất phù hợp cho hoạt động sống của con người.

Lao động là hành vi có ý thức, mục đích cụ thể. Thông qua lao động, con người thành công thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, phát triển phần “người” trong mỗi cá nhân.

Quá trình lao động cũng có chủ thể chính là con người, diễn ra nhờ sức sáng tạo và khả năng thể chất của họ.

Điểm cốt lõi cuối cùng trong định nghĩa lao động từ góc độ chủ nghĩa Mác là mối liên hệ giữa loài người và môi trường tự nhiên. Theo đó, lao động được coi như sợi dây liên kết chặt chẽ giữa hai đối tượng này.

3.2. Lao động tất yếu và lao động thặng dư

Hai thuật ngữ thường được nhắc đến trong lý luận Mác Lênin bao gồm lao động tất yếu và lao động thặng dư. Định nghĩa này nảy sinh khi nhà bác học phân tích quy trình chung về quá trình lao động của con người.

Trước hết, lao động tất yếu đề cập đến thời gian cần thiết để chủ thể lao động hoàn thiện một sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội. Giá trị của sản phẩm này được tính dựa trên cả thời gian lao động thiết yếu và năng suất lao động tối thiểu.

Khi ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến hoặc phương thức xử lý công việc khoa học, chủ thể lao động có thêm thời gian hoàn thiện về số lượng, chất lượng của sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng đời sống.

Tuy nhiên, để xã hội phát triển bền vững và ổn định, hoạt động lao động của con người cần tiến hành vượt mức thời gian tất yếu thay vì chỉ hoàn thành mức lao động cố định.

Phần dôi ra này được gọi là lao động thặng dư, dùng để đề phòng các trường hợp bất trắc hoặc hỗ trợ nhóm người chưa tham gia lao động.

Đồng thời, lao động thặng dư còn giúp xã hội tích lũy tài nguyên để mở rộng sản xuất, thúc đẩy những bước tiến mới trong khoa học – kỹ thuật hoặc chính sách xã hội.

Phần giá trị tích lũy này đóng vai trò quan trọng cho tương lai phát triển bền vững của mỗi cá nhân, quốc gia.

Bên cạnh đó, duy trì mức lao động thặng dư giúp con người nắm quyền chủ động trong việc định hướng sự phát triển của xã hội, phát huy tinh thần sáng tạo tự chủ để tận dụng tối đa nguồn tài nguyên tự nhiên và thu về lợi ích mong muốn.

Lý thuyết này được nhấn mạnh nhiều lần trong tư tưởng Mác Lênin và ứng dụng trong nhiều công trình nghiên cứu quan trọng. Hai khái niệm lao động thặng dư và lao động tất yếu cần được hiểu rõ nếu bạn muốn giải đáp chi tiết hơn về các hiện tượng lao động ở đời sống thực tiễn.

4. Những đặc điểm chính của lao động

Suy luận từ những khái niệm phổ biến trên, lao động có thể khái quát thành một quá trình sở hữu ba đặc điểm cơ bản. Những khía cạnh đặc trưng của lao động sẽ được diễn giải cụ thể trong phần viết dưới đây.

4.1. Yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển

Như đã đề cập ở phần định nghĩa cơ bản, lao động được tiến hành dựa trên mục đích và nhận thức chủ quan của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của bản thân.

Đây được coi là hành vi đặc trưng cho sức sáng tạo và trí tuệ của con người. Một xã hội hoặc cá nhân đều cần có lao động thì mới biến đổi tốt đẹp, hoàn thiện hơn.

4.2. Yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất

Các tài nguyên sẵn có ở môi trường tự nhiên đều tồn tại ở dạng vật chất thô sơ, chưa thể sử dụng ngay trong hoạt động sản xuất hoặc đời sống con người.

Thông qua quá trình lao động, con người tác động vào yếu tố tự nhiên dựa trên những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng và sức sáng tạo của bản thân rồi tạo nên những nguyên liệu tinh chế cho quá trình sản xuất. Từ đó, sản phẩm cuối cùng phục vụ đời sống con người mới được hoàn thiện.

4.3. Yếu tố quyết định cho sự thịnh vượng của xã hội

Mỗi quá trình lao động đều ra một giá trị sử dụng nhất định cho xã hội. Khối lượng lao động tăng lên đồng nghĩa với số lượng giá trị xã hội xuất hiện nhiều thêm.

Mỗi hình thức lao động cụ thể được tổ chức thành các nhóm phân công lao động xã hội khác nhau như lao động trí thức, lao động tay chân. Những hình thức tổ chức lao động này ngày càng phát triển đa dạng hơn căn cứ theo nhu cầu của con người và trình độ phát triển của xã hội.

5. Tầm quan trọng của lao động

Sau khi nắm rõ khái niệm cơ bản về lao động, bạn đã hiểu phần nào về tầm quan trọng của lao động đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.

Ở phần này, Wikihoidap.org sẽ giải thích kỹ hơn và nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động trong đời sống xã hội.

Thứ nhất, lao động mang ý nghĩa quan trọng đối với mọi mặt đời sống từ kinh tế, chính trị, nghệ thuật, văn hóa, sinh hoạt đời sống. Không có lao động, những khía cạnh khác của xã hội sẽ không có nền tảng của cải vật chất để phát triển.

Thứ hai, lao động là phương thức chủ lực để tạo ra vật chất nuôi sống mỗi cá thể, gia đình, cộng đồng. Từ đó, quá trình tích lũy lao động lâu dài sẽ thúc đẩy tiềm lực phát triển chung của quốc gia, vùng lãnh thổ.

Thứ ba, lao động là phương pháp hiệu quả để tổ chức nguồn lao động hợp lý, hiệu quả sao cho thu về số lượng và chất lượng tối ưu nhất ở mức chi phí tiết kiệm nhất. Quá trình lao động phân bổ nguồn lực trí tuệ, sức mạnh của loài người vào những nhiệm vụ phù hợp, tạo nên giá trị tích cực cho cộng đồng chung.

Thứ tư, lao động mang về nguồn thu nhập chính đáng, giúp cuộc sống người dân trở nên ấm no, hạnh phúc.

Thứ năm, lao động còn đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển chung của loài người. Nhờ khả năng sáng tạo và ứng dụng thực tiễn từ quá trình lao động, nhiều phát minh mới ra đời và thay đổi xã hội đương thời.

6. Các hình thức kích thích lao động

Vậy làm thế nào để khuyến khích quá trình lao động diễn ra hiệu quả, thu về nhiều giá trị tích cực cho sự phát triển của xã hội? Câu hỏi này sẽ được Wikihoidap giải đáp trong phần cuối bài viết.

Theo tổng hợp từ đội ngũ biên soạn, các hình thức kích thích lao động thường được chia thành hai nhóm chính dựa trên khía cạnh tinh thần và vật chất.

6.1. Phương thức kích thích về vật chất

Kích thích lao động về vật chất tập trung vào những điều kiện thiết yếu giúp người lao động duy trì tốt cuộc sống thường ngày. Việc ứng dụng hợp lý hình thức này sẽ thúc đẩy người lao động làm việc trách nhiệm, chăm chỉ và nhiệt huyết hơn.

Một vài ví dụ cụ thể của hình thức này có thể kể đến tiền lương, phúc lợi xã hội, khoản bảo hiểm và dịch vụ hữu ích khác.

Cụ thể, tiền lương là yếu tố cơ bản nhất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người lao động, ổn định cuộc sống gia đình và nâng cao cơ sở vật chất, thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Mức tiền lương còn thể hiện tầm quan trọng, mức đóng góp và địa vị của người lao động tại cơ sở làm việc.

Vì vậy, mức lương cao và hấp dẫn sẽ tạo động lực cho người lao động cống hiến và gắn bó lâu dài với công việc. Nếu doanh nghiệp chi trả mức lương không thỏa đáng, người lao động có thể mất dần nhiệt huyết và không đạt mức hiệu quả công việc như ý.

Tuy nhiên, để đảm bảo ứng dụng tiền lương như một “đòn bẩy” phù hợp, mỗi tổ chức cần có hệ thống lương hiệu quả, khoa học dựa trên một vài nguyên tắc sau: sự cân bằng đối với doanh nghiệp, vị trí tương đương trong thị trường, năng suất lao động hoặc sự công bằng giữa cá thể lao động thuộc công ty.

Bên cạnh mức lương chính thức, nhiều công ty còn áp dụng chế độ thưởng linh hoạt để khuyến khích những người lao động hoàn thành tốt công việc và cổ vũ tinh thần cống hiến trong các nhiệm vụ kế tiếp.

Mức tiền thưởng cần phải điều chỉnh hợp lý dựa trên bối cảnh công việc, thành tích cụ thể của mỗi cá nhân để giúp người lao động cảm thấy thỏa mãn và xứng đáng với công sức bỏ ra.

Cuối cùng, hệ thống phúc lợi đa dạng cũng là điểm hấp dẫn, thúc đẩy năng suất lao động hiệu quả và thu hút lao động có trình độ cao về làm việc.

Đây được coi như một khoản lương gián tiếp dưới dạng gói hỗ trợ đời sống như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, kỳ nghỉ.

Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ có hai loại phúc lợi chính là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện dựa trên quy định Nhà nước và chính sách nhân sự cụ thể của từng tổ chức.

6.2. Phương thức kích thích về tinh thần

Trạng thái tinh thần sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả lao động của mỗi cá nhân. Nếu một cá nhân làm việc trong tình trạng tinh thần mệt mỏi, căng thẳng liên tục thì quá trình lao động sẽ khó đạt được thành quả như ý muốn hoặc người lao động dễ chán nản, bỏ cuộc giữa chừng.

Nhằm đảm bảo tình trạng tinh thần của người lao động, các nhà quản trị cần chú ý một số khía cạnh cụ thể sau:

Thứ nhất, mỗi nhiệm vụ cần được phân chia hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn và sở trường của người lao động để phát huy tối đa khả năng của mỗi người.

Đồng thời, công việc cần có mô tả và yêu cầu rõ ràng về quy trình làm việc, tiêu chuẩn từng đầu việc để người lao động có thể dễ dàng hoàn thiện đúng công việc.

Thứ hai, quy trình đánh giá kết quả công việc cần thực hiện theo nguyên tắc minh bạch, công bằng. Quá trình này sẽ giúp người lao động cảm thấy thỏa mãn với công sức lao động tiêu hao và có động lực cố gắng trong thời gian kế tiếp.

Thứ ba, song song với quá trình làm việc, người lao động cần được trau dồi kiến thức và kỹ năng phù hợp thông qua các chương trình đào tạo thực tế, chuyên sâu.

Thứ năm, những hoạt động tập thể về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cần được tiến hành định kỳ với hình thức và giải thưởng hấp dẫn giúp không khí thi đua lao động sôi nổi hơn.

Cuối cùng, nhà quản lý cần duy trì môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái. Từng cá nhân đều được tôn trọng và có cơ hội cạnh tranh lành mạnh trong quá trình lao động.

LỜI KẾT

Tóm lại, lao động mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Mong rằng bài viết trên của đội ngũ Wikihoidap đã giúp bạn hiểu hơn phần nào về chủ điểm kiến thức lao động, thúc đẩy tinh thần lao động hăng say vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.