Latex là gì? Một số loại latex cao su phổ biến trên thị trường

Latex là một trong những cái tên không còn xa lạ với những ai am hiểu về cao su cũng như kỹ thuật cao su, tuy nhiên, không phải ai cũng biết latex là gì cũng như ứng dụng của nó trong đời sống như thế nào. Vậy Latex là gì? Một số loại latex cao su phổ biến trên thị trường.

Latex là gì? Một số loại latex cao su phổ biến trên thị trường

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về latex cũng như những ưu điểm tuyệt vời của nó.

Latex là gì?

Latex (hay còn được gọi với cái tên latex cao su) là một chất lỏng phức hợp, có thành phần và tính chất khác biệt nhau tùy theo phân loại. Xét theo tính chất, ta có thể hiểu đó là một trạng thái nhũ tương (thể sữa trắng đục) của các hạt tử cao su (pha phân tán) trong môi trường phân tán lỏng. Ở Việt Nam, thay vì gọi bằng cái tên latex, người ta quen thuộc hơn với danh xưng là mủ cao su nước.

Latex là gì?

Latex cao su được chia làm 2 loại: 

  • Latex cao su thiên nhiên (NR)

  • Latex cao su tổng hợp (Synthetic rubber)

Trong đó, cao su tổng hợp có rất nhiều loại : Polyisoprene (IR); Polybutadiene (còn gọi là cao su Buna, viết tắt BR); Styrene – Butadiene copolymer (cao su Buna-S, viết tắt SBR); Ethylene – Propylene copolymer (EPDM); Polyisobutylene (cao su Butyl); Polychloroprene (cao su Neoprene, viết tắt là CR); Acrylonitrile – Butadiene copolymer (cao su Nitrile); Polyacrylate; Polyurethane (cao su PU); Polysilicone (cao su Silicone);… Và tương ứng sẽ có nhiều loại latex cao su tổng hợp khác nhau.

Mỗi loại cao su này đều chứa đựng các đặc trưng kỹ thuật riêng do sự khác biệt về bản chất cấu tạo giữa chúng. Tuy nhiên, trong ngành sản xuất nệm trên thế giới hiện nay chủ yếu sử dụng latex cao su tổng hợp SBR.

Một số loại latex cao su phổ biến trên thị trường

Latex cao su thiên nhiên (Natural Rubber, viết tắt là NR):

Latex cao su thiên nhiên (Natural Rubber, viết tắt là NR):

Nói một cách chính xác hơn, đây là latex cao su Polyisoprene thiên nhiên thu hoạch từ cây cao su, chủ yếu là loại Hevea Brasiliensis (thuộc họ Euphorbiaceae), bằng phương pháp cạo mủ. Cấu tạo latex bao gồm:

  • Pha phân tán: là các hạt tử cao su Polyisoprene được tổng hợp bằng con đường sinh học (điều khiển bằng hệ thống enzym). Chính vì thế Polyisoprene thu được có những đặc tính ưu việt về cấu trúc cũng như điều hòa lập thể rất cao: 100% đồng phân dạng cis, khối lượng phân tử lớn và đồng nhất, mức độ kết bó chặt chẽ,… Hàm lượng các hạt tử cao su tùy theo đặc tính sinh lý của cây dao động từ 25 – 45%.

  • Môi trường phân tán: là serum lỏng có thành phần phức tạp bao gồm thành phần chủ yếu là nước (52 – 70%), protein (2 – 3%), acid béo và dẫn xuất (1 – 2%), glucid và heterosid (khoảng 1%), khoáng chất (0.3 – 0.7%)

Latex cao su tổng hợp SBR:

Latex cao su tổng hợp SBR:

Hình thành bằng phương pháp đồng trùng hợp nhũ tương (một trong các phương pháp tổng hợp hoá học polymer hay dùng) từ hai loại monomer là Styrene và Butadiene. Đó cũng chính là lý do mà cao su Styrene – Butadiene copolymer thu được không có những đặc tính ưu việt về mặt cấu trúc như cao su Polyisoprene thiên nhiên, tức là mức độ điều hòa lập thể kém hơn. Các sản phẩm chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR sẽ có các tính năng cơ lý (khả năng kháng đứt, độ đàn hồi,…) thấp hơn. Riêng đối với nệm cao su thông hơi chế tạo từ latex cao su tổng hợp SBR thì mức độ xẹp lún (trũng) cao hơn (do độ đàn hồi thấp hơn). Tuy nhiên, do số lượng liên kết hoá học kém bền ít hơn cao su thiên nhiên nên mức độ chịu lão hoá (ánh sáng, ozone, nhiệt độ,…) tốt hơn. Latex cao su tổng hợp SBR có cấu tạo như sau:

  • Pha phân tán: là các hạt tử cao su Styrene – Butadiene copolymer.

  • Môi trường phân tán: chủ yếu là nước và một số ít hệ chất xúc tác cho phản ứng đồng trùng hợp nhũ tương.

Bảng so sánh đặc tính kỹ thuật của các loại nệm chế tạo từ latex cao su

Loại đặc tính

Tiêu chuẩn

Nệm 100% NR

Nệm 100% SBR

BẢN CHẤT CẤU TẠO CỦA VẬT LIỆU

Thành phần nguyên tố

C – H

C – H

Độ phân cực

Gần như không cực

Gần như không cực

Khối lượng phân tử

Rất lớn

Không lớn

Tỷ trọng

Cao

Thấp

Độ đồng nhất về khối lượng phân tử

Cao

Không cao

Mức độ điều hòa lập thể

Rất cao

Không cao

Trật tự liên kết

Rất cao

Không cao

Mức độ kết bó

Tương đối chặt chẽ

Vừa phải

Độ không no

Lớn

Vừa phải

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

Độ đàn hồi

Cao

Vừa phải

Độ biến dạng dư

Thấp

Cao

Độ bền kéo đứt

Cao

Vừa phải

Độ chịu lão hoá

Thấp

Vừa phải

NGOẠI QUAN

Màu sắc

Vàng kem

Trắng ngà hơi đục

Mùi

Cao su nhẹ đến nặng

Không mùi

Độ dai chắc

Khá cao

Thấp

Độ xẹp lún(trũng)

Thấp

Khá cao

Mức độ tiện nghi thoải mái

Cao

Vừa phải

Tốc độ ngả màu

Nhanh

Chậm

Mức độ thân thiện với môi trường

Cao

Thấp

 

Nhìn vào bảng so sánh trên, có thể dễ dàng nhận thấy Latex cao su thiên nhiên có đặc tính kỹ thuật độ chịu lão hóa kém hơn latex cao su tổng hợp. Trong công nghệ sản xuất, nệm làm bằng cao su tự nhiên thường phải thêm một số phụ gia để hạn chế khuyết điểm này. Tuy nhiên chính khuyết điểm này cũng lại là một ưu điểm khi xét đến khía cạnh thân thiện với môi trường vì khả năng phân hủy của nó nhanh hơn so với cao su tổng hợp. Nệm cao su thiên nhiên được ưa chuộng sử dụng trên thị trường chính là bởi:

  • Độ đàn hồi tối ưu dễ tạo sự dễ chịu, thoải mái tối đa cho khách hàng, đặc biệt là không gây đau lưng.

  • Gần như không còn mùi hôi của cao su.

  • Có khả năng kháng cháy.

  • Không là môi trường thích hợp để côn trùng lưu trú.

  • Có khả năng kháng vi khuẩn và kháng nấm mốc.

Cách phân biệt nệm cao su thiên nhiên và nệm cao su tổng hợp bằng phương pháp đốt cháy

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại nệm cao su thiên nhiên và nệm cao su tổng hợp khiến người dùng băn khoăn trong quá trình lựa chọn, thậm chí đôi khi còn nhầm lẫn vì vẻ bề ngoài không quá khác nhau. Cách phân biệt nệm cao su thiên nhiên và nệm cao su tổng hợp bằng phương pháp đốt cháy như sau:

  • Khi đốt cháy, nệm (đệm) sản xuất từ cao su thiên nhiên bị hóa nhầy, chảy dẻo trong suốt quá trình cháy.

  • Còn nệm (đệm) sản xuất từ cao su tổng hợp (chủ yếu là SBR - Cao su Styrene Butadiene copolymer) không bị hóa nhầy, không chảy dẻo mà chỉ hoá thành muội than khô trong suốt quá trình cháy.

Trên đây là những đặc điểm về latex cao su cũng như một số thông tin khác về nệm được sản xuất bằng cao su thiên nhiên. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã nắm được cho mình những kiến thức cơ bản về cao su cũng như biết cách lựa chọn cho gia đình tấm nệm chất lượng và an toàn. Cảm ơn vì đã đọc!