-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
LC là gì? Nội dung và điều kiện mở thư tín dụng
Nếu làm việc trong ngành ngân hàng hay đơn giản chỉ từng vài lần ghé qua ngân hàng để đăng ký làm credit card, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ LC. Vậy LC là gì, tác dụng của nó như thế nào?
Danh mục nội dung
Vậy LC là gì, tác dụng của nó như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
LC là gì?
LC là viết tắt của Letter of Credit, tiếng Việt gọi là thư tín dụng, một bức thư do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, cam kết trả một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) nếu nhà xuất khẩu này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.
Nói một cách dễ hiểu, LC là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu. Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.
Phân loại LC
-
Dưới đây là một số loại Thư tín dụng phổ biến hiện nay:
-
Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable LC)
-
Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable LC)
-
Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed LC)
-
Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable LC)
-
Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back LC)
-
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
-
Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)
-
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal LC)
-
Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause LC)
Nội dung chính của LC
-
Số hiệu, địa điểm, ngày mở LC
-
Loại LC
-
Tên và địa chỉ các bên liên quan: người yêu cầu mở LC, người hưởng lợi, các ngân hàng…
-
Số tiền, loại tiền
-
Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
-
Điều khoản giao hàng: điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng…
-
Nội dung về hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, bao bì…
-
Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ…
-
Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng
-
Những nội dung khác
Điều kiện để mở thư tín dụng LC
Khi nhà nhập khẩu lên ngân hàng yêu cầu mở LC thì phải thỏa mãn một số các điều kiện về nguồn vốn để đảm bảo thanh toán LC như sau:
-
LC phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%.
-
LC phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ, khách hàng cần liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng TTQT thực hiện.
-
LC phát hành bằng vốn vay của NHCTVN: Khách hàng cần liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định để xem xét.
Yêu cầu mở LC
Khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở LC. Cần xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào LC không bị mâu thuẫn bởi ngân hàng mở LC hoàn toàn theo yêu cầu của người nhập khẩu. Hồ sơ xin mở LC của bao gồm:
-
Đơn yêu cầu mở LC
-
Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
-
Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
-
Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
-
Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô).
-
Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)
-
Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).
-
Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở LC trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở LC trả chậm).
-
Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
-
Bản giải trình mở LC do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá LC).
Lưu ý: Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản photo có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:
-
Cam kết thanh toán
-
Hợp đồng vay vốn
-
Hợp đồng mua bán ngoại tệ
-
Đơn xin mở LC của khách hàng
-
Bản giải trình mở LC
Ưu điểm của LC
-
Lợi ích đối với người xuất khẩu:
-
Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
-
Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
-
Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là LC trả chậm).
-
Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu LC để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
-
-
Lợi ích đối với người nhập khẩu:
-
Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
-
Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong LC để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
-
-
Lợi ích đối với Ngân hàng:
-
Được thu phí dịch vụ (phí mở LC, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ.
-
Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
-
Nhược điểm của LC
Bên cạnh những ưu điểm và công dụng tuyệt vời kể trên thì LC vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều cần rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ bởi chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.
Đối với những người kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh quốc tế thì việc lựa chọn phương thức kinh doanh nào là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện hầu hết các hình thức thanh toán phổ biến, trong đó, hình thức thanh toán theo tín dụng chứng từ hiện là phương thức thanh toán phổ biến nhất. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích!