Literature review là gì? Ý nghĩa, công dụng của literature review

Chúng ta luôn cần viết luận văn tốt nghiệp, luận văn về một công trình nghiên cứu,… Đó  chính là Literature review. Vậy Literature review là gì? Ý nghĩa, công dụng của literature review?

Literature review là gì

Literature review là gì?

Literature review dịch ra tiếng Việt có nghĩa là một đánh giá tài liệu hoặc đánh giá tường thuật là một loại bài viết đánh giá. Một tổng quan tài liệu là một bài viết học thuật, bao gồm kiến ​​thức hiện tại, những phát hiện thực chất, những đóng góp về mặt lý thuyết và phương pháp luận cho một chủ đề cụ thể.

Literature review là gì?

Có những kiểu nghiên cứu lý thuyết nào?

Có hai kiểu nghiên cứu lý thuyết là thuyết minh (narrative) và hệ thống (systematic). Một bài nghiên cứu thuyết minh có thể là nền tảng cho nghiên cứu hệ thống và ngược lại. Đa số các nghiên cứu lý thuyết của bài báo khoa học hoặc luận văn thường sẽ nằm ở giữa hai loại này.

Ở bài này chúng ta sẽ đi tìm hiểu, tổng quan, làm rõ về nghiên cứu lý thuyết tổng hợp (Narrative literature review) và nghiên cứu lý thuyết hệ thống (Systematic literature review).

Có những kiểu nghiên cứu lý thuyết nào?

  • Narrative literature review: Nghiên cứu lý thuyết tổng hợp

Phân tích, tổng hợp một cách tường tận và thấu đáo

Không theo một quy trình rõ ràng, cụ thể (non-explicit protocol)

Các nghiên cứu chọn để phân tích là những nghiên cứu mang tính khách quan, cân bằng.

Có thể đánh giá chất lượng và điểm mạnh của từng nghiên cứu khác nhau một cách định tính

Khi thiếu dữ kiện, người viết có thể đề xuất dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của chính mình.

  • Systematic literature review: Nghiên cứu lý thuyết hệ thống

Sử dụng bằng chứng từ nghiên cứu thực nghiệm (empirical evidence)

Có quy trình rõ ràng (explicit protocol)

 Có tiêu chí chọn lựa và loại trừ cụ thể (inclusion/exclusion criteria)

Dữ kiện từ từng nghiên cứu riêng lẻ có thể được tổng hợp thành một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis)

Thường gồm các nghiên cứu mang tính định lượng

Khi thiếu dữ kiện, người viết đề xuất hướng nghiên cứu tương lai để bổ khuyết cho khoảng trống nghiên cứu.

Ý nghĩa, công dụng của literature review:

  • Trả lời các câu hỏi chọn chủ đề nghiên cứu, lý thuyết, mô hình và phương pháp nghiên cứu bạn sử dụng trong luận án

  • Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đang được nghiên cứu

  • Cung cấp thông tin cơ bản làm căn cứ để người đọc có thể nắm rõ hơn bối cảnh của công trình nghiên cứu

  • Chứng tỏ cho người đọc thấy rằng bạn hiểu, theo kịp và nắm vững những bài nghiên cứu mới, có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

  • Xây dựng mối liên kết mới giữa công trình nghiên cứu của bạn với tập hợp các bài nghiên cứu đi trước, giúp phát triển và nâng cao kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu đó.

Cách yêu cầu của một bài literature review:

Một bài viết về tổng quan lược sử nghiên cứu thường bắt đầu bằng việc trình bày nội dung hình thành và phát triển của các lý thuyết và giả thuyết, nhất là những lý thuyết đặc biệt có liên quan đến vấn đề bạn sẽ đề cập trong luận án

Bạn nên hình dung viết lược sử nghiên cứu theo hình phễu

Lược sử nghiên cứu hoàn thiện cần đáp ứng các điều kiện:

  • Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu cho đề án.

  • Chỉ rõ cho người đọc thấy rằng bạn nắm vững những nội dung chính có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

  • Chứng tỏ rằng bạn có hiểu biết về lịch sử của vấn đề bạn đang nghiên cứu và những vấn đề đang được tranh luận có liên quan

  • Chỉ ra cho người đọc thấy công trình nghiên cứu của bạn có ảnh hưởng như thế nào đối với những lỗ hổng hiện có trong kiến thức và nghiên cứu tại lĩnh vực này

  • Việc trích dẫn nguồn tài liệu cũng nắm vai trò và mục đích rất quan trọng, dẫn chứng khi bạn trích dẫn công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác.

Các bước viết một bài literature review:

Để viết được một bài literature review tốt, đầy đủ nội dung, rõ ràng, logic, có sức thuyết phục cao,… thì người viết ngoài có kiến thức tốt thì cần có kỹ năng xác định chủ đề, quy trình viết.

Các bước viết một bài literature review:

Vậy để viết được, bạn cần thực hiện các bước sau:

1) Xác định phạm vi (scoping)

Để có được một câu hỏi nghiên cứu rõ ràng, bạn nên trả lời được các câu hỏi như nghiên cứu về điều gì, ở đâu? Những khái niệm hoặc biến số quan tâm là gì? Các biến này có liên hệ với nhau như thế nào?...

2) Lên kế hoạch (planning)

Lúc này, bạn cần chia nhỏ (các) câu hỏi nghiên cứu thành những khái niệm riêng lẻ để hình thành từ khóa tìm kiếm (search tems). Hãy định nghĩa các từ khóa này.

3) Tìm kiếm (Identification/ searching)

Khi bắt đầu tìm kiếm, bạn hay ghi chép lại rõ ràng và hệ thống bạn đã làm gì và làm như thế nào.

Khi tìm kiếm, ta nên dùng ít nhất 2 journals) có liên quan, và bắt đầu việc tìm kiếm ở những nguồn đó.

4) Chọn lọc (Screening)

- Ở bước này, chú trọng vào độ cụ thể (specificity)

- Ghi chú lại số lượng bài bị loại bỏ và lý do

- Đánh giá tổng quan về chất lượng bài báo (để ý đến phương pháp)

5) Viết báo cáo (write report)

- Tóm tắt bằng cách liệt kê hoặc lập sơ đồ các tài liệu tham khảo cùng với kết quả nghiên cứu của chúng.

- Tổng hợp và đánh giá, phê bình

- Có 3 hình thức tổng hợp:

·                     Thống kê (statistical): Meta-analysis (phân tích tổng hợp)

·                     Thuyết minh (narrative): tóm tắt bằng lời văn: sắp xếp theo chủ đề, loại nghiên cứu, vv…

·                     Theo khái niệm: gom các khái niệm của các nghiên cứu khác nhau lại thành một nhóm để phân tích

Một số lưu ý:

- Phần mở đầu của một luận văn thường là một bài phê bình thuyết minh, nhưng ta có thể dựa vào các kỹ thuật tìm kiếm mang tính hệ thống

- Các vấn đề thường gặp phải trong một bài nghiên cứu lý thuyết kém:

  • Giới thiệu không rõ ràng – đừng đợi đến cuối mới viết ý chính của bạn

  • Bao quát chưa đầy đủ các tài liệu hiện có

  • Thiếu tính tổng hợp(integration)

  • Thiếu đánh giá phê phán (critical appraisal) – đi vào những lỗi và điểm yếu của dữ kiện.

  • Không điều chỉnh kết luận sau khi đánh giá phê phán

  • Những khẳng định và bằng chứng mập mờ, không rõ ràng

  • Chỉ phê bình những bằng chứng một cách có chọn lọc

Tóm lại, trong một bài báo cáo khoa học thì để viết được bài nghiên cứu lý thuyết (literature review) bạn sẽ phải vận dụng năng lực tư duy tổng hợp, phản biện, phân tích định lượng và định tính, trình độ ngôn ngữ và văn phạm cẩn thận để có thể xử lý và trình bày các thông tin phức tạp một cách rành mạch, logic và có sức thuyết phục người đọc.

Mong rằng các bạn sẽ có một bài literature review mag tính khoa học cao, logic, rõ ràng, đạt được tính thuyết phục.