-
Câu Hỏi
1868
-
Thành Viên
799
-
Wiki-Hỏi-Đáp.Org
Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...
Liên hệ tại: Wikihoidap.org@gmail.com
Liên kết hữu ích bạn nên xem: Alo789
-
Theo dõi Wiki Hỏi đáp
-
Bản quyền tại DMCA
Loratadin là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
Nếu các bạn từng mắc các triệu chứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, ngứa chắc hẳn các bạn đã sử dụng tới các thuốc chống dị ứng, điển hình là thuốc loratadin. Vậy loraradin là thuốc gì? Loratadin 10mg là thuốc gì? Loratadin stada là thuốc gì? Giá thuốc loratadin? Và nhiều thắc mắc khác, trong bài viết dưới đây, cùng Wikihoidap tìm hiểu nhé.
Danh mục nội dung
Loratadin là thuốc gì?
Thuốc loratadine có dạng viên nang với hàm lượng 10 mg, 40 mg và 100 mg. Loratadin là một thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 được sử dụng để điều trị các chứng dị ứng. Loratadin được nghiên cứu vào năm 1981 và được đưa vào thị trường sử dụng vào năm 1993.
Loratadine là thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả các triệu chứng như ngứa do phát ban, chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi và các dị ứng khác. Thuốc có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của các bệnh trên có liên quan đến histamin.
Loratadin 10mg là thuốc gì? Chỉ đơn giản là thuốc Loratadin có hàm lượng 10mg.
Loratadin stada là thuốc gì? Là một cách gọi tên khác của thuốc Loratadin.
Tác dụng của Loratadin
Thuốc này là một thuốc kháng histamin điều trị các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi do “cảm mạo” và các dị ứng khác. Thuốc cũng được sử dụng để làm giảm ngứa do phát ban.
Loratadine không ngăn ngừa nổi mề đay hoặc ngăn chặn/điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (ví dụ như sốc phản vệ). Do đó, nếu bác sĩ đã kê đơn epinephrine để điều trị các phản ứng dị ứng, luôn luôn mang theo dụng cụ tiêm epinephrine bên mình. Không sử dụng loratadin để thay thế epinephrine.
Nếu bạn đang tự điều trị bằng thuốc này, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 6 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng viên nhai, không dùng ở trẻ em dưới 2 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Các lưu ý khi sử dụng Loratadin
Đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bằng loratadin 10mg đều được bác sĩ chỉ định những yêu cầu trong quá trình sử dụng thuốc. Thực hiện đúng nguyên tắc dùng thuốc không chỉ giúp phát huy tối đa tác dụng của thuốc mà còn tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Một số lưu ý như sau:
- Khi sử dụng thuốc Loratadin 10mg cần phải lưu ý, thuốc chỉ có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng chứ không có tác dụng chữa dứt điểm nguyên nhân bệnh. Muốn điều trị dứt điểm cần kết hợp nhiều loại thuốc cùng với chế độ kiêng khem hợp lý.
- Bệnh viêm mũi dị ứng có thể trở thành căn bệnh mãn tính nên muốn điều trị bệnh phải sử dụng thuốc loratadin 10mg trong thời gian dài hoặc dùng kết hợp với những loại thuốc khác đặc trị.
- Với bệnh nhân điều trị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc Loratadin 10mg kết hợp cùng với pseudoephedrin hydroclorid để làm giảm triệu chứng.
- Những người sử dụng thuốc Loratadin 10mg có thể bị khô miệng hoặc đau răng ở những người cao tuổi. Bởi vậy, khi dùng thuốc Loratadin 10mg phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ hạn chế tác dụng này do thuốc gây ra.
- Hạn chế cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc Loratadin 10mg vì chưa có nghiên cứu nào xác định được rõ ràng hiệu quả của thuốc đối với tình trạng của trẻ nhỏ. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Phải sử dụng thuốc ngay sau khi bóc viên nén ra khỏi vỉ. Tránh để lâu gây biến chất, thuốc sẽ mất đi nhiều phần tác dụng.
- Bảo quản thuốc loratadin 10mg tốt nhất hãy để thuốc ở nơi có nhiệt độ từ 2-30 độ.
Cách dùng thuốc Loratadin
Thuốc loratadin sử dụng như thế nào tùy theo đối tượng sử dụng. Cụ thể:
- Người lớn, người cao tuổi và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên/ngày.
- Trẻ em: 2 – 12 tuổi, trên 30kg: uống 1 viên/ngày.
- Trẻ em: 2 – 12 tuổi, dưới 30kg: uống ½ viên/ngày.
- Người bị suy gan hoặc suy thận nặng , dùng liều ban đầu là 1 viên, cứ 2 ngày một lần.
Tác dụng phụ của Loratadin
Trong thời gian điều trị và sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp những trường hợp tác dụng phụ như:
- Hiện tượng đau đầu, chóng mặt , buồn nôn, khô miệng, ăn không ngon…. Là triệu chứng có thể gặp phải khi uống thuốc loratadin 10mg.
- Hiện tượng khô mũi, viêm kết mạc, tăng huyết áp, loạn nhịp tim,… cũng có thể gặp phải ở một số trường hợp bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh không nên tự xử lý khi gặp trường hợp này mà nên đưa đi khám bác sĩ để có phương án điều trị nhanh nhất.
Những lưu ý khi sử dụng
- Khi dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
- Đang mang thai hoặc cho con bú, bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này.
- Khi điều trị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc Loratadin kết hợp cùng với pseudoephedrin hydroclorid để làm giảm ngạt mũi.
- Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
- Bạn nên cẩn thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm, đặc biệt là bưởi chùm.
- Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh phenylketone niệu (PKU, một bệnh di truyền phải tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn chặn sự chậm phát triển tâm thần).
Wikihoidap.org đã giải đáp sơ lược các thắc mắc của các bạn về loại thuốc chống dị ứng này, mong các bạn có nhiều kiến thức chăm sóc bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc sức khỏe.